Bị hăm mông phải làm sao? Cách trị hăm mông cho trẻ em và người lớn.
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Hăm mông có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn, gây nhiều khó chịu và phiền toái. Triệu chứng hăm da ở mông là gì? Cách trị hăm mông ở người lớn và trẻ em ra sao? Hãy cùng làm rõ qua nội dung dưới đây.
I – Hăm mông là gì?
Hăm mông là bệnh lý rất phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng vẫn có thể xảy ra ở người lớn. Người lớn và em bé bị hăm mông là tình trạng viêm da ở mông với biểu hiện điển hình là sự xuất hiện của các mẩn đỏ.
Nếu không được điều trị kịp thời, người lớn và bé bị hăm mông nặng, kéo dài có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mông bị hăm là tình trạng viêm da ở mông với biểu hiện điển hình là sự xuất hiện của các mẩn đỏ.
II – Nguyên nhân bị hăm mông
Mông bị hăm là do nhiều nguyên nhân gây ra:
– Kích ứng: Ma sát giữa quần áo/ tã bỉm/ băng vệ sinh khiến hàng rào bảo vệ và biểu bì của da bị tổn thương.
– Nhiệt độ và độ ẩm da cao: khi mặc quần áo bó sát, da sẽ không thông thoáng và dễ tăng nhiệt độ cùng với lượng mồ hôi được cơ thể tiết ra tạo môi trường thuận lợi dẫn đến bị hăm mông ở người lớn và cả trẻ nhỏ.
– Dị ứng: Hăm cũng có thể xuất hiện do bị dị ứng nước giặt, nước xả hoặc dị ứng thuốc nhuộm quần áo.
– Vệ sinh không đúng cách, không kịp thời nhất là ở trẻ nhỏ dễ dẫn đến bé bị hăm mông nặng.
– Nhiễm vi khuẩn, vi nấm: Vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc vi nấm Candida albicans có thể gây ra chứng hăm da ở người lớn.
Hăm mông là tình trạng rất phổ biến
III – Triệu chứng bị hăm mông
Các triệu chứng em bé bị hăm ở mông gồm:
– Da vùng mông có màu hồng hoặc màu đỏ ửng.
– Trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện nốt mụn trắng li ti hoặc bị ban đỏ rộng, vết hăm bị loét rộng, chảy dịch.
– Phần da mông trẻ bị hăm gây ngứa, đau, rát, nhất là khi tiếp xúc với nước tiểu.
– Bé sợ hãi và khóc liên tục mỗi khi mẹ vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo cho bé.
– Thường xuyên bị giật mình, quấy nhiều vì đau.
– Ít ngủ, đôi khi khóc thét lên.
– Biếng ăn.
Các triệu chứng hăm mông ở người lớn:
– Vùng da mông bị hăm ửng đỏ.
– Cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu.
– Da bị bong tróc vảy.
– Có cảm giác nóng khi sờ vào vùng da mông bị hăm.
– Nếu bị hăm nặng có thể xuất hiện các vết loét, ứ dịch, gây đau đớn.
Da vùng mông bị hăm thường có màu hồng hoặc màu đỏ ửng.
IV – Hăm mông ở người lớn phải làm sao? Cách trị hăm mông ở người lớn
Người lớn bị hăm mông không chỉ gây khó chịu mà còn bất tiện trong sinh hoạt và công việc, vì vậy cần có giải pháp chữa hăm nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng này. Bạn có thể tham khảo 3 cách sau đây:
1. Mẹo trị hăm mông ở người lớn bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa hàm lượng riboflavin, vitamin C, niacin và khoáng chất vô cùng phong phú giúp khử khuẩn, tiêu thũng, chống ngứa, làm tăng sức đề kháng cho da. Phù hợp sử dụng trong các trường hợp sát khuẩn và giảm ngứa ngoài da.
Cách chữa hăm mông bằng lá trầu thực hiện rất đơn giản, dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, vò nhẹ, đun cùng 500ml – 1 lít nước, để sôi khoảng 5 – 7 phút là được. Lọc bỏ bã lấy phần nước, để ấm rồi tiến hành ngâm hoặc lau rửa vùng da mông bị hăm.
Ngâm rửa bằng lá trầu không giúp cải thiện hăm ở người lớn
Với cách làm này, bạn có thể thực hiện ngày 2 lần buổi sáng và buổi tối.
2. Người lớn bị hăm mông nên sử dụng nha đam
Đối với tình trạng hăm da ở mông gây ngứa ngáy, đau rát, có thể sử dụng nha đam để làm dịu da. Nên chọn nha đam tươi, lược bỏ vỏ xanh bên ngoài, chỉ giữ lại phần gel trong.
Có thể tiến hành thoa trực tiếp nha đam lên vùng da bị hăm ở mông, để khô tự nhiên. Thực hiện ngày 2-3 lần sẽ giúp nhanh lành tổn thương da vùng hăm.
3. Thuốc trị hăm mông
Kem bôi hay thuốc trị hăm mông là giải pháp hữu hiệu đối với tình trạng hăm ở cả trẻ em và người lớn. Tuy không dễ kích ứng như da trẻ nhỏ nhưng các bạn cũng nên thận trọng trong việc lựa chọn các loại kem bôi. Chỉ sử dụng những sản phẩm uy tín, chất lượng, không chứa hóa chất gây dị ứng, có hại cho da.
Sử dụng kem bôi trị hăm mông
Trường hợp hăm da nặng ở người lớn kèm theo các triệu chứng bất thường khác cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.
V – Trẻ sơ sinh bị hăm mông phải làm sao? Cách chữa hăm mông cho trẻ sơ sinh
Hăm mông ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra ở giai đoạn bé còn đóng bỉm, vùng hăm có thể lan rộng và xuất hiện ở các vị trí xung quanh như bẹn, đùi, ngấn chân.
Vậy khi bé bị hăm mông phải làm sao để chữa khỏi? Việc điều trị cho trẻ sơ sinh bị hăm ở mông cũng cần hết sức thận trọng vì da bé mỏng, dễ kích ứng.
Dưới đây là 3 cách trị hăm mông cho trẻ sơ sinh phổ biến mà nhiều mẹ áp dụng:
1. Sử dụng dầu dừa trị hăm mông cho bé
Nhờ đặc tính kháng viêm tự nhiên, giúp giảm viêm da và xoa dịu tình trạng kích ứng, tạo ra hàng rào để bảo vệ da, thúc đẩy tái tạo da non… nên dầu dừa cũng được các mẹ tin dùng khi con bị hăm.
Thực hiện như sau:
– Vệ sinh da mông của trẻ, thấm khô.
– Làm nóng dầu dừa bằng lò vi sóng, để vừa ấm.
– Thoa lên da của trẻ một cách nhẹ nhàng
– Massage vài phút để dầu dừa thấm vào vùng da con bị hăm ở mông.
– Mặc bỉm tã lại cho con như bình thường
Dùng dầu dừa trị hăm mông trẻ sơ sinh
Dù mang lại nhiều công dụng nhưng các mẹ cũng cần lưu ý thêm về nhược điểm của cách trị hăm da bằng dầu dừa này là có thể gây nhờn dính, bí rít trên da.
2. Chấm nước lá trà xanh khi trẻ bị hăm mông
Lá trà xanh có một thành phần chống oxy hóa kỳ diệu được gọi là EGCG có khả năng kháng viêm rất tốt. Không những thế, tinh chất trong lá chè xanh còn giúp thúc đẩy sự tái sinh các tổ chức và dịch máu làm tăng khả năng miễn dịch cho da.
Trà xanh được dùng cho trẻ bị hăm với mục đích loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp da bé sạch khuẩn, mát da, nhanh chóng khỏi hăm.
Các mẹ có thể vò lá trà xanh hãm nước hoặc đun sôi cùng nước sạch, để nguội rồi chấm nhẹ lên vùng da trẻ bị hăm ở mông.
Cách trị hăm ở mông cho trẻ sơ sinh này có thể thực hiện ngày 3 – 4 lần rất an toàn cho da trẻ.
3. Dùng kem bôi da cho trẻ sơ sinh bị hăm ở mông
Mẹ đang băn khoăn trẻ bị hăm ở mông phải làm sao thì kem bôi là một lựa chọn đúng đắn lúc này.
Kem bôi da trị hăm trên thị trường có rất nhiều loại, vì da của trẻ sơ sinh rất mỏng và yếu nên mẹ cần thận trọng và kỹ lưỡng khi chọn kem bôi cho trẻ sơ sinh bị hăm mông.
Kem Yoosun rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp Vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bào da, giúp phòng và hỗ trợ giảm hăm hiệu quả.
Thoa kem yoosun rau má làm dịu mát da, nhanh khỏi hăm
Trước khi bôi kem cho trẻ, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bé sơ sinh bị hăm mông, thấm khô da, sau đó thoa 1 lớp mỏng kem Yoosun rau má. Mỗi ngày có thể thực hiện 3 – 4 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.
>> Xem VIDEO chi tiết hương dẫn mẹ dùng kem Yoosun rau má <<
Dù dưỡng ẩm rất tốt nhưng kem bôi da rau má không gây nhờn dính hay bị rít vì chất kem thẩm thấu rất nhanh, làm dịu mát da, giúp bé giảm đau rát, ngứa ngáy do hăm. Đồng thời còn giúp tái tạo da nhanh lành vùng da bị thương tổn.
Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Dùng được cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.
VI – Cách phòng tránh hăm mông
Dưới đây là một số cách phòng tránh hăm mông cho người lớn và trẻ nhỏ có thể dễ dàng thực hiện:
1. Đối với trẻ
– Thay tã cho bé thường xuyên, thường là từ 3-4 tiếng thay 1 lần; trường hợp bé đi nặng mẹ cần thay ngay.
– Mẹ hoặc người thay tã bỉm cho bé cần rửa tay sạch sẽ trước khi thay cho bé.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng mông cho bé bằng nước ấm, sau đó lau thật khô rồi mới mặc tã bỉm cho bé.
– Chọn kích thước tã bỉm phù hợp với cân nặng của bé.
– Nên chọn mua tã bỉm các các thương hiệu uy tín, đã được kiểm định về chất lượng và độ an toàn.
– Lựa chọn quần áo cho bé làm từ các chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
– Sử dụng sữa tắm, xà phòng, nước xả vải dịu nhẹ, an toàn cho da bé.
– Thoa kem chống hăm cho bé sau khi vệ sinh sạch sẽ và trước mỗi lần mặc tã bỉm.
Vệ sinh và thay tã bỉm cho bé 3-4 tiếng 1 lần là cách phòng ngừa bé bị hăm loét ở mông đơn giản mà hiệu quả.
2. Đối với người lớn
– Giữ cho quần áo luôn khô ráo và sạch sẽ nhất có thể.
– Hạn chế mặc quần áo bó sát, nên mặc quần áo rộng rãi và thoải mái.
– Nên mặc quần làm từ các chất liệu thoáng mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt hơn như vải, cotton…
– Chọn mua quần lót có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tránh mua loại có viền quá dày.
– Nếu thấy ra nhiều mồ hôi bạn nên thay quần lót. Đồng thời nên thay quần lót sau 5-6 tháng sử dụng.
– Tránh mặc đồ lót và quần áo khi đang còn ẩm.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng mông nói riêng và cơ thể nói chung sau khi tập thể dục thể thao hoặc vận động mạnh.
– Tích cực đi lại và vận động, hạn chế ngồi quá lâu một chỗ.
– Không sử dụng chung quần áo và các vật dụng với người khác.
Nên vệ sinh sạch sẽ vùng mông nói riêng và cơ thể nói chung sau khi tập thể dục thể thao hoặc vận động mạnh để tránh mồ hôi lưu lại trên da quá lâu.
Những thông tin trên về tình trạng hăm ở mông, và những cách trị hăm mông cho bé và người lớn. Hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều người. Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 để được dược sĩ tư vấn.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Con nhà mình bị hăm mông nặng thì có bôi được kem này không ạ?
Với trường hợp hăm mông nặng có kèm chảy máu & vết loét thì mẹ đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để khám mẹ nhé.
[Đọc tiếp]