Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 02/02/2024

Da khô ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Làn da của trẻ sơ sinh bị khô khiến nhiều bậc phụ huynh, nhất là với những người lần đầu làm bố mẹ tỏ ra lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc da khô ở trẻ sơ sinh sao cho an toàn và hiệu quả. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Da khô ở trẻ sơ sinh Cách chữa da khô ở trẻ sơ sinh như thế nào?

I – Nguyên nhân gây tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh, trong đó phải kể đến các nguyên nhân sau.

1. Hiện tượng lột da với trẻ trong giai đoạn sơ sinh

Khi trẻ còn ở trong bụng mẹ sẽ có 1 lớp phủ màu vàng, hơi trơn được gọi là chất gây. Lớp này sẽ được bong dần và gột rửa sau khi trẻ chào đời trong 1 – 2 tuần đầu.
Da không còn có lớp chất gây bảo vệ sẽ dễ bị khô hơn khi phải tiếp xúc trực tiếp với không khí, nhiệt độ, nước, quần áo.

2. Làn da bé nhạy cảm

Làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh và nhạy cảm hơn so với người lớn. Nếu sử dụng sữa tắm hay các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp thì da bé sẽ bị khô hay thậm chí là sần sùi, bong tróc, kích ứng nặng.

3. Hàng rào bảo vệ da yếu

Hàng rào bảo vệ da ở đây là lớp da ngoài cùng của biểu bì và các tuyến mồ hôi. Ở trẻ sơ sinh, hàng rào bảo vệ da hoạt động yếu nên bất kỳ sự tác động vật lý, hóa học nào cũng có thể dẫn đến kích ứng, viêm da, khô da.

da khô ở bé sơ sinhDa khô ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra.

4. Ảnh hưởng bởi môi trường

Da khô ở trẻ sơ sinh có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nắng gió, bụi bẩn,… Đó là lý do mà không gian sinh hoạt, vui chơi và ngủ nghỉ của bé cần đảm bảo sạch sẽ.

5. Chăm sóc, vệ sinh kém

Bố mẹ không biết cách chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho bé cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khô da. Đặc biệt, việc sử dụng sữa tắm, dầu gội, xà phòng, nước xả vải không đúng cách có thể khiến tình trạng khô da của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

Các chuyện gia da liễu cũng cho biết thêm: “Nhiều trẻ có khuynh hướng di truyền về da khô hoặc nhạy cảm với một số thứ có thể làm cho da của chúng bị khô. Một số thói quen có thể làm khô da là sử dụng xà phòng mạnh, không sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm chứa cồn.”

II – Biểu hiện trẻ sơ sinh bị khô da mẹ không nên bỏ qua!!!

Khi trẻ sơ sinh bị khô da, bong tróc ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy ở những vùng da như: Vùng ở da mặt, vùng da ở lưng, vùng da ở bàn chân.

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị khô daBiểu hiện trẻ sơ sinh bị khô da ở vùng lưng.

Để nhận biết được bé đang bị tình trạng khô da hay không, các ba mẹ có thể quan sát một số các dấu hiệu sau:

– Da của bé trở nên khô ráp hơn bình thường, bong tróc, sạm đen.

– Trẻ sơ sinh bị khô sẽ có nếp nhăn nheo trên da và xuất hiện vết nứt đều.

– Các vị trí xuất hiện tình trạng khô da có thể ở bàn tay, bàn chân, mặt, lưng,…

III – Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

Hầu hết các trường hợp da trẻ sơ sinh bị khô sẽ tự “lặn mất tăm” sau 1 thời gian. Tuy nhiên, để giảm bớt sự khó chịu cho bé, cũng như tránh tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng hơn, theo lời khuyên từ các chuyên gia, các ba mẹ nên áp dụng những biện pháp sau đây để chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da tốt nhất.

1. Giảm số lần tắm cho bé

Càng tắm nhiều cho bé, lớp dầu tự nhiên trên da sẽ càng nhanh mất đi, từ đó dẫn đến việc da bé bị khô hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên tắm cho bé quá nhiều, khoảng 2-3 lần/ tuần là vừa đủ, và mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài 5 phút.

cách chữa da khô ở trẻ sơ sinhMẹ có biết bé sơ sinh không cần tắm mỗi ngày?

Những ngày còn lại, mẹ chỉ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, hoặc những vùng da có nếp gấp như vùng bẹn, nách, nếp gấp tay, chân.

2. Sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh

Những loại sữa tắm của người lớn có chất tẩy rửa mạnh sẽ không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé sơ sinh. Mẹ cũng có thể thêm tinh dầu vào nước tắm cho bé, hoặc sử dụng dầu tắm dưỡng ẩm.

3. Dưỡng ẩm cho da

Dưỡng ẩm là cách khắc phục tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm dành cho bé sơ sinh, bạn chỉ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ và sử dụng đúng như hướng dẫn là được. Thường thì các loại kem dưỡng ẩm không chất tạo màu/ tạo mùi, thành phần tự nhiên lành tính là phù hợp nhất.

kem dưỡng da khô cho bé sơ sinhNên dùng kem dưỡng da khô cho bé sơ sinh như thế nào?

Bôi kem dưỡng ẩm cho bé 1 lần sau khi tắm và thêm ít nhất 1 lần khác ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.

4. Chọn quần áo phù hợp

Mẹ nên chọn những loại vải có chất liệu thiên nhiên như: cotton 100%, vải bông hoặc sợi tre,… sẽ an toàn và mang đến cảm giác thoải mái.
Ngoài ra, mẹ cũng nên mua những bộ quần áo phù hợp với kích thước của bé, không nên mua đồ quá bé sẽ gây chà sát lên da.

5. Cho bé sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần thiên nhiên như: dầu dừa, dầu oliu, mật ong, yến mạch,… không chứa Paraben, không có chất tạo mùi, không gây kích ứng sẽ an toàn, lành tính với làn da của bé.

IV – Những lưu ý khi chăm sóc da khô ở trẻ sơ sinh

– Không dùng nước quá nóng để tắm cho bé: Nước nóng cũng làm mất độ ẩm tự nhiên trên da bé.

– Không nên dùng quạt sưởi để tắm cho trẻ, vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da bé càng khô hơn.

– Nên cho bé dùng dầu tắm hay kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng giữ nước cho da mà da vẫn thông thoáng.

– Nên đảm bảo bé được cung cấp đủ nước thông qua số lần bú. Cho bé bú thường xuyên giúp cơ thể bé được cung cấp đủ nước, làn da cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.

– Nên giữ không khí trong phòng của trẻ đủ độ ẩm. Mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một chậu nước ở góc phòng.

– Nên cho bé đeo bao tay, tất (vớ) chân vào những ngày lạnh để bảo vệ làn da mong manh của con.

Như vậy, với những thông tin nêu trên chắc hẳn phần nào bạn đã biết được cách chăm sóc da khô ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà. Nếu như bạn có câu hỏi nào cần được hỗ trợ ngay về vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục