Da nhiễm kem trộn là gì? Cách phục hồi da sau khi dùng kem trộn
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Da nhiễm kem trộn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Tình trạng này nếu kéo dài còn khiến người bị rơi vào trạng thái lo lắng và tự ti, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý và cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu da nhiễm kem trộn là gì, nguyên nhân và cách phục hồi da sau khi dùng kem trộn hiệu quả và an toàn.
I – Da nhiễm kem trộn là gì?
Da bị nhiễm kem trộn là tình trạng da bị nhiễm độc tố, gây viêm nhiễm. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến vẻ ngoài và tính thẩm mỹ của người bệnh.
Hình ảnh da bị nhiễm kem trộn.
II – Nguyên nhân da bị nhiễm kem trộn
Nguyên nhân da mặt bị nhiễm kem trộn là do sử dụng kem trộn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và kém chất lượng. Trong loại kem này có chứa chất độc hại corticoid vượt mức cho phép.
Kem trộn có chứa chất độc hại corticoid vượt mức cho phép là nguyên nhân khiến da nhiễm trộn.
Corticoid mang lại nhiều tác dụng trên làn da, chỉ sau vài ngày sử dụng, làn da sẽ giảm sưng viêm và trở nên láng mịn. Tuy vậy, corticoid vẫn được xếp vào nhóm “Thuốc độc bảng B” (thuốc gây ngộ độc và nguy hiểm) của Bộ Y tế Việt Nam.
( → Xem thêm: Biểu hiện và cách phục hồi da sau khi dùng rượu thuốc nhanh nhất )
III – Dấu hiệu da nhiễm kem trộn
Tùy theo từng cấp độ và mức độ nặng – nhẹ khác nhau mà dấu hiệu da mặt nhiễm kem trộn sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
1. Da bị nhiễm kem trộn nhẹ
– Cấp độ 1: Đây là mức độ da nhiễm kem trộn nhẹ nhất. Dấu hiệu da bị nhiễm kem trộn lúc này chưa rõ rệt, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác của da. Thông thường, người bệnh chỉ cảm thấy ngứa nhẹ trên da ở giai đoạn này.
– Cấp độ 2: Cách nhận biết da bị nhiễm kem trộn ở giai đoạn này là nổi mụn nước trên da và lan khắp mặt. Mụn nước sau đó sẽ vỡ ra gây nhiễm trùng da.
Da bị nhiễm kem trộn nặng thường có biểu hiện giãn mạch máu dưới da, cảm giác nóng rát và đau nhức dữ dội…
2. Da nhiễm kem trộn nặng
– Cấp độ 3: Cách nhận biết da bị nhiễm kem trộn ở giai đoạn này gồm: giãn mạch máu dưới da; cảm giác nóng da nhất là khi ở khu vực có nhiệt hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; mặt sưng phù; cảm giác đau đớn dữ dội.
– Cấp độ 4: Dấu hiệu da tích tụ nước và mủ trở nặng hơn; người bệnh thấy nóng, bỏng rát nhiều và liên tục hơn.
– Cấp độ 5: Đây là cấp độ nặng nhất của tình trạng da nhiễm kem trộn, còn được gọi là giai đoạn viêm da kích thích.
Ở giai đoạn này, mụn nước và mủ bị bong tróc và rỉ dịch ra bên ngoài; người bệnh bị đau nhức dữ dội; da bị nhiễm trùng nặng, thậm chí là hoại tử.
IV – Cách phục hồi da sau khi dùng kem trộn hiệu quả và an toàn
Da nhiễm kem trộn nên làm gì? Da nhiễm kem trộn có thể cải thiện và phục hồi được nhưng mức độ hồi phục của da còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng da, sức khỏe và sự kiên trì của người nhiễm.
1. Trường hợp nhẹ
Nếu được phát hiện ngay khi da bị nhiễm kem trộn nhẹ với biểu hiện ngứa và nổi mụn thì việc điều trị sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Đối với trường hợp da nhiễm kem trộn nhẹ, thường là dưới 1 năm, bạn có thể tham khảo một số cách phục hồi da nhiễm kem trộn dưới đây:
– Giảm và giãn cách tần suất sử dụng kem trộn: Khi phát hiện da có dấu hiệu bị nhiễm kem trộn, bạn không nên ngừng ngay lập tức mà nên giảm tần suất sử dụng để da quen dần sau đó mới ngừng hẳn.
Khoảng thời gian để da thích nghi với việc cai kem trộn thường kéo dài 1 – 2 tuần. Việc ngừng bôi kem trộn đột ngột có thể khiến tình trạng da xấu hơn, nổi mụn nhiều hơn kèm theo cảm giác ngứa ngáy và khô rát rất khó chịu.
– Dùng thuốc trị mụn theo chỉ định của bác sĩ: Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn vì dễ bị rỗ mặt, thay vào đó nên để mụn tự vỡ. Không sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc trị mụn hay loại thuốc kháng sinh nào khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
– Chăm sóc và bảo vệ da kỹ càng trong thời gian điều trị: Để phục hồi da bị tổn thương sau dùng kem trộn, bạn cần kết hợp chữa trị đúng cách đồng thời có cách chăm sóc, bảo vệ da thật kỹ để tránh không cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập khiến da bị nhiễm trùng. Vì lúc này, làn da đang rất yếu và nhạy cảm, mụn nước dày đặc cùng tình trạng bong tróc nghiêm trọng.
– Nên sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn và nhạy cảm: Nên chọn sữa rửa mặt dạng kem sữa tạo bọt ít hoặc không tạo bọt, có độ PH thân thiện với da từ 5.0 đến 6.0 để tránh gây khô da. Tránh sử dụng sữa rửa mặt tạo bọt, có nhiều hạt hoặc kiềm dầu vì rất dễ gây kích ứng.
Nên sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn và nhạy cảm.
( → Xem thêm cách phục hồi da nhiễm Corticoid TẠI ĐÂY )
– Rửa mặt bằng nước muối sinh lý natri clorid 0.9%: Trường hợp da quá yếu, bị bong tróc ngứa ngáy khó chịu và nổi gân máu, bạn nên dùng nước muối sinh lý natri clorid 0.9% để rửa mặt. Muối có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, giảm viêm, loại bỏ da chết…
– Thoa kem chống nắng: Trong quá trình phục hồi da bị tổn thương sau khi dùng kem trộn, bạn nên sử dụng kem chống nắng dành riêng cho da nhạy cảm để bảo vệ da mỗi khi đi ra ngoài.
– Thải độc da nhiễm kem trộn: Để thải độc và phục hồi da sau khi sử dụng kem trộn, bạn nên đun lá trà xanh để uống thay nước lọc hàng ngày. Kết hợp lấy nước trà xanh rửa mặt 2 lần/ngày.
Vì trà xanh có tác dụng trị mụn, kháng khuẩn và thải độc rất tốt. Ngoài trà xanh, bạn có thể uống nước chanh không đường, nước ép rau diếp cá, các loại trà thải độc…
– Xông hơi: Xông hơi với các thảo dược như kinh giới, ngải cứu, sả, gừng… đều đặn 1-2 lần/tuần giúp loại bỏ hết tạp chất trong da, làm sạch sâu lỗ chân lông.
Cách phục hồi da bị nhiễm kem trộn bằng phương pháp xông hơi rất đơn giản: Bạn chỉ cho các thảo dược vào nồi đun sôi trong khoảng 5 phút. Dùng khăn trùm kín đầu và xông hơi trong khoảng 15 phút.
– Đắp mặt nạ: Đây cũng là cách phục hồi da nhiễm kem trộn hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể đắp mặt tinh bột nghệ, sữa chua/sữa tươi không đường, mật ong, cà chua, mướp đắng, trà xanh, dưa chuột… từ 1-2 lần/tuần.
Lưu ý: Không để mặt nạ lưu lại trên da mặt quá lâu, chỉ để khoảng 5 đến 10 phút vì da bị nhiễm khuẩn kem trộn đang rất yếu và mỏng.
– Thoa kem Yoosun Rau má: Nếu Sản phẩm có thành phần chính là dịch chiết rau má và vitamin E giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn đồng thời giảm ngứa, khô rát và bong tróc da hiệu quả. Yoosun rau má không chứa corticoid nên rất an toàn và lành tính cho da.
Kem Yoosun Rau má giúp dưỡng ẩm, giảm khô rát và bong tróc da.
Muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
2. Trường hợp nặng
Trường hợp da nhiễm kem trộn nặng với các biểu hiện như mụn nổi khắp mặt và lan rộng; đau nhức dữ dội hoặc da có dấu hiệu bị nhiễm trùng, tốt nhất bạn không nên tự áp dụng các cách trị da bị nhiễm kem trộn tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Đặc biệt, không tự ý mua thuốc về bôi hoặc uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, tránh tình trạng da tổn thương nghiêm trọng hơn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách phục hồi da sau khi dùng kem trộn, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!