Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 02/07/2024

Da tay bị cháy nắng phải làm sao? 9 cách khắc phục hiệu quả

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Tay bị cháy nắng đỏ rát và phồng rộp là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới lão hóa sớm thậm chí là ung thư da. Để giảm thiểu những tác động này bạn cần phải trang bị cho mình những cách để làm dịu da, trắng da.

I – Cháy nắng ở tay là như thế nào?

Trong cuộc sống hàng ngày, những làn da nhạy cảm thường gặp phải tình trạng cháy nắng hoặc rám nắng. Trong đó, rám nắng là hiện tượng da sau khi tiếp xúc với tia UV trở nên sạm đen. Còn cháy nắng thường gây cảm giác khó chịu hơn vì khiến cho da bị nóng và đau rát.

Cánh tay bị cháy nắng là tình trạng tổn thương tế bào da do phản ứng viêm đối với bức xạ tia cực tím UV tại lớp ngoài cùng của ca. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của làn da mà cháy nắng da tay được phân thành 3 mức độ khác nhau đó là:

– Cấp độ I: Đây là những tổn thương ở lớp ngoài cùng hay còn gọi là thượng bì của da. Những vết cháy nắng này thường sau vài ngày đến 1 tuần sẽ tự khỏi mà không cần tác động đến.

Cánh tay bị cháy nắngHình ảnh tay bị cháy nắng.

– Cấp độ II: Lớp tế bào ở giữa của lớp biểu bì đã bị tổn thương, nên trên bề mặt da có thể xuất hiện những mụn nước. Khi bạn bị cháy năng da tay ở mức độ này cần phải đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không nên chủ quan bởi có thể gặp phải những biến chứng khó lường.

– Cấp độ III: Bàn tay cháy nắng ở cấp độ này hiếm gặp nhưng đây là dạng tổn thương ở mức cao nhất. Lúc này, tất cả các lớp tế bào da, lớp mỡ và tổ chức xung quanh đều bị phá hủy.

II – Nguyên nhân tay bị cháy nắng đốm đen

Việc nắm rõ nguyên nhân da tay bị cháy nắng cũng sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời. Làn da bị cháy nắng có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

1. Tiếp xúc với tia UV

Bàn tay bị cháy nắng là do da tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím hay còn gọi là tia UV. Bức xạ tím có bước sóng ngắn vì vậy mắt người không thể nhìn thấy được.

Tia UV được chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa vào bước sóng trong đó có 2 nhóm chính là tia UVA và tia UVB. Tia UVA có khả năng gây ảnh hưởng tới làn da, gây lão hóa còn tia UVB được xem là tác nhân chính gây bỏng da. Nếu như bạn tiếp xúc với tia cực tím bao gồm cả 2 tia nêu trên sẽ làm tăng khả năng xuất hiện ung thư da.

bị cháy nắng da tay phải làm saoMu bàn tay bị cháy nắng do tiếp xúc với tia UV.

Melanin được xem là thành phần sắc tố nằm ở lớp thượng bì của và quyết định tới màu sắc da bình thường của từng người. Tia UV là tác nhân kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin và khiến cho da bị sạm đen. Đây là phản ứng bảo vệ cơ thể khỏi bị cháy nắng và những tổn thương da nặng hơn.

Nhưng ở một số người không sản xuất đủ lượng sắc tố melanin để bảo vệ da. Vì vậy, khi tiếp xúc với tia UV sẽ gặp phải tình trạng bỏng rát, sưng nề và đỏ da.

2. Do không có biện pháp bảo vệ da tay khi đi ra ngoài

Ngoài ra, bị cháy nắng da tay cũng có thể do bạn không có biện pháp bảo vệ da cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài. Nhiều người cho rằng chỉ cần bôi kem chống nắng như vậy là đủ điều kiện để tạo nên lớp màng bảo vệ cho da. Tuy nhiên, thực tế kem chống nắng chỉ có vai trò bảo vệ da dưới sự tấn công của các tia UV chứ không thể chống lại nhiệt độ cao từ môi trường.

3. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ da tay bị cháy nắng

Những người sở hữu những đặc điểm dưới đây dễ gặp phải tình trạng da tay cháy nắng hơn:

– Người có làn da sáng màu, tóc vàng hoặc đỏ, mắt xanh.

– Sống hoặc đi du lịch ở những nơi có khí hậu nóng và nhiều ánh nắng mặt trời.

– Thường xuyên phải làm việc ngoài trời.

– Thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc với những nguồn ánh sáng nhân tạo mà không có biện pháp bảo vệ da.

– Sử dụng những loại thuốc làm tăng khả năng bắt nắng của da.

III – Dấu hiệu da tay bị cháy nắng

Nếu bị cháy nắng, da tay của bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

– Cảm giác nóng hoặc đau rát mỗi khi chạm tay hoặc cọ sát với áo.

– Xuất hiện tình trạng bong tróc da sau vài ngày da bị cháy nắng.

– Nếu như cháy da ở mức độ nghiêm trọng da có thể bị phồng rộp.

– Trong trường hợp bạn có làn da trắng sau khi bị cháy nắng chuyển sẽ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ. Nếu như làn da của bạn màu đen rất khó để nhận biết qua sự thay đổi về màu sắc của da.

– Các dấu hiệu của cháy nắng thường xuất hiện sau khoảng vài giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có thể tiếp diễn trong nhiều ngày sau đó. Vào giai đoạn sau, vùng da tay có thể tự chữa lành tình trạng bong tróc lớp da bị tổn thương bên trên.

IV – Da tay bị cháy nắng gây nên tác hại gì?

Khi bị cháy nắng da tay, ngoài vấn đề gây mất tính thẩm mỹ còn ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sức khỏe như:

– Tổn thương da: Làn da bị cháy nắng thường có dấu hiệu sưng nề, chuyển sang hồng hoặc đỏ thậm chí là nổi mụn nước. Sau một thời gian, còn gây nên tình trạng bong tróc da khiến cho da trở nên sần sùi không mềm mại mà thô ráp và không đều màu.

– Tăng nguy cơ lão hóa da: Nếu da tay bị cháy nắng thường xuyên có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa da bởi những biểu hiện như làn da khô, thô ráp, da không còn sự căng bóng, đàn hồi, xuất hiện những nếp nhăn, nổi nhiều đốm nhỏ màu đỏ sẫm….

Bàn tay cháy nắngDa bị cháy nắng gây mất thẩm mỹ và đau rát khó chịu.

– Ung thư da: Nếu bạn chủ quan không tìm cách trị cháy nắng ở tay có thể còn tăng nguy cơ ung thư da. Bởi khi làn da tiếp xúc trực tiếp với tia UV nhưng không được bảo vệ, che chắn sẽ làm hỏng cấu trúc di truyền của tế bào da như DNA.

V – Bị cháy nắng da tay phải làm sao?

Với những tác hại nêu trên cùng với cảm giác đau rát, khó chịu khiến cho không ít người lo lắng đặt ra câu hỏi tay bị cháy nắng thì phải làm sao? Khi da bị cháy nắng ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà. Đồng thời, kết hợp thêm một số biện pháp dưới đây để cải thiện triệu chứng nhanh chóng:

1. Thoa kem Yoosun Rau má

Sử dụng kem Yoosun Rau má một là một trong những cách trị da tay bị cháy nắng đơn giản nhưng hiệu quả. Kem bôi da Yoosun Rau má với thành phần chính là: Dịch chiết rau má, vitamin E, kết hợp cùng với các hoạt chất như D-Panthenol, Chlorhexidine giúp:

– Chống viêm và kháng khuẩn.

– Làm dịu da, giảm ngứa rát da.

– Dưỡng ẩm, làm mát da, đồng thời tạo màng bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

cách trị cháy nắng ở tayThoa kem Yoosun Rau má giúp dịu da do cháy nắng.

– Tái tạo tế bào da.

– Ngăn ngừa thâm sẹo giúp da sáng mịn hơn.

Vì vậy, khi da tay bị cháy nắng bạn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương rồi lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên. Chỉ sau vài phút tình trạng đau rát, tấy đỏ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Kem bôi da Yoosun Rau má không chỉ giúp cải thiện tình trạng da cháy nắng mà còn giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới da khác như: Rôm sảy, mẩn ngứa, côn trùng cắn, muỗi đốt….

2. Chườm mát

Đây là cách chữa cháy nắng ở da tay bạn nên thực hiện ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu cháy nắng. Bạn có thể dùng nước mát hoặc đá lạnh để chườm lên vùng da bị tổn thương.

Tuy nhiên, khi trị cháy nắng da tay bằng cách này bạn không nên chà xát mạnh hay xối nước với lực quá mạnh lên làn da bởi có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Không nên sử dụng nước quá lạnh vì có thể gây tình trạng sốc nhiệt ở vùng da bị cháy nắng. Nếu như có thể bạn nên ngâm tay trong nước mát với một khoảng thời gian thích hợp để làm mát vùng da bị tổn thương.

3. Cách chữa tay bị cháy nắng bằng nha đam

Nếu bạn đang băn khoăn bị cháy nắng ở tay phải làm sao? Hãy thử sử dụng nha đam, chất gel có trong nguyên liệu này được xem là hoạt chất làm giảm cháy nắng hiệu quả.

Cách chữa da tay bị cháy nắng bằng nha đam rất đơn giản, bạn lấy 1 đoạn lá rồi lấy phần gel trắng thoa lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp làm dịu da nhanh chóng. Nếu như bạn không có nha đam có thể sử dụng gel lô hội.

4. Phục hồi da tay bị cháy nắng bằng yến mạch và baking soda

Thêm một cách xử lý tay bị cháy nắng cho bạn tham khảo và áp dụng đó là sử dụng yến mạch và baking soda. Cách này tương đối đơn giản bạn pha một vài muỗng baking soda vào buồng tắm với nước mát rồi ngâm tay trong đó khoảng 15 đến 20 phút để giảm bớt những tổn thương trên da.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm bột yến mạch nhằm làm dịu tình trạng kích ứng và lấy lại độ ẩm tự nhiên trên da. Lưu ý, khi áp dụng cách này không được chà xát mạnh, chỉ nên thấm nước trên da bằng khăn mềm.

5. Cách làm trắng da tay bị cháy nắng bằng khoai tây

Khoai tây có tính chất làm da trắng tự nhiên và giàu vitamin giúp làn da mịn màng. Khi da tay bị cháy nắng bạn chỉ cần ngâm tay trong nước ép khoai tây và chà nhẹ các lát khoai tây lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 10 phút mỗi tối.

Cách chữa cháy nắng da tayXử lý da tay bị cháy nắng bằng khoai tây.

Sau khi thực hiện xong bạn đừng quên rửa lại bằng nước mát để tránh nhựa khoai tây tồn đọng trên da khiến làn da bị kích ứng.

6. Cách chữa cháy nắng da tay bằng dưa chuột

Làm gì khi tay bị cháy nắng? Ngoài những cách nêu trên bạn cũng có thể sử dụng dưa chuột. Nguyên liệu này có công dụng làm mát da, đồng thời tăng tốc độ chữa lành do cháy nắng và dưỡng da trắng sáng, mềm mịn hơn.

Để phục hồi da tay cháy nắng bằng dưa chuột bạn thực hiện như sau: Chuẩn bị 1 quả dưa chuột rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng và đắp lên vùng da tay bị tổn thương. Bạn đợi trong khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước mát.

Với cách điều trị da tay bị cháy nắng này bạn có thể áp dụng hàng ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng và sớm lấy lại làn da trắng sáng, mịn màng.

7. Làm trắng da tay bị cháy nắng bằng sữa tươi

Sữa tươi cũng là một trong những nguyên liệu có tác dụng cải thiện tình trạng chống nắng hiệu quả. Bởi trong sữa tươi có chứa hàm lượng protein cao giúp giảm đau và giảm tình trạng ngứa ngáy trên da.

Bên cạnh đó, sữa tươi còn giúp cấp ẩm, giữ ẩm cho da và ngăn ngừa tình trạng bong tróc khi da bị cháy nắng. Bạn có thể sử dụng sữa tươi trực tiếp thoa lên và massage nhẹ nhàng lên vùng da bị cháy nắng trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng sữa tươi kết hợp cùng với những nguyên liệu khác để tạo thành hỗn hợp thoa trên da để giảm bớt tình trạng cháy nắng như nghệ, baking soda, yến mạch…

8. Xử lý da tay bị cháy nắng bằng mật ong và trứng gà

Kết hợp mật ong với trứng gà cũng là một trong những cách cải thiện da tay cháy nắng hiệu quả. Bởi nguyên liệu này khi kết hợp cùng với nhau có khả năng tẩy tế bào chết và ức chế tổng hợp melanin và kích thích chuyển hóa sắc tố Melanin thành sắc tố Pheomelanin để dưỡng da sáng mịn trở lại.

Cách trị cháy nắng da tayDùng mật ong và trứng gà để cải thiện tình trạng cháy nắng.

Bạn sử dụng 1 lòng trứng gà cho ra bát rồi thêm 3 thìa mật ong nguyên chất khuấy đều tay. Sau đó, bạn thoa hỗn hợp này lên vùng da bị cháy nắng và massage nhẹ nhàng, để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

9. Điều trị làn da tay bị cháy nắng bằng dầu dừa

Ngoài những cách xử lý da tay bị cháy nắng nêu trên bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa. Trong dầu dừa có chứa nhiều khoáng chất tự nhiên và lượng lớn chất béo trung hòa có thể làm bong tróc nhanh lớp tế bào da chết và những tạp chất bám trong lỗ chân lông giúp da thông thoáng và mịn màng hơn.

Sau khi làm sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm bạn dùng 3 thìa dầu dừa nguyên chất và 2 thìa nước cốt chanh tươi trộn đều. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm cho thật sạch, đảm bảo không còn dính dưỡng chất tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông.

Ngoài việc áp dụng một trong những biện pháp nêu trên bạn cũng nên lựa chọn những bộ quần áo mỏng nhẹ không bám dính vào bề mặt da. Điều này giúp làn da ở cánh tay được thông thoáng và phục hồi tổn thương nhanh hơn.

Bên cạnh đó, khi da tay bị cháy nắng nên uống nhiều nước để da được cấp nhiều độ ẩm hơn để phục hồi. Đồng thời, sử dụng kem dưỡng da tay bị cháy nắng.

Nếu như bạn đã áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng triệu chứng cháy nắng không thuyên giảm và còn xuất hiện một số dấu hiệu khác dưới đây nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ: Các vết phồng rộp trên 20% cơ thể, có dấu hiệu mất nước, chóng mặt, khô miệng, mệt mỏi, vùng da cháy năng đau nhiều, cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng như ớn lạnh, sốt cao hoặc mụn nước rỉ mủ.

VI – Các biện pháp phòng tránh da tay bị cháy nắng

Da tay bị cháy không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn gây nên nhiều vấn đề khác. Vì vậy, bạn nên chủ động tìm hiểu một số phương pháp phòng tránh tình trạng này.

Dưới đây là một số cách giúp ngăn ngừa tình trạng cháy da tay bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Tay bị cháy nắng đóm đenMặc áo chống nắng trước khi đi ra ngoài.

– Nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều. Đây là thời điểm bức xạ mặt trời cao nhất nên hạn chế những hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian này.

– Khi đi ra ngoài bạn nên thoa kem chống nắng đầy đủ. Nên chọn kem chống nắng kháng nước có chỉ số SPF từ 30 trở lên với phổ kháng UVA và UVB. Nên thoa kem chống nắng từ 15 đến 30 phút trước khi ngoài.

– Khi đi ra ngoài bạn nên che chắn kỹ càng mỗi khi đi ra ngoài. Nên đội mũ rộng vành và mặc áo dài tay, quần dài để bảo vệ cơ thể. Nên lựa chọn những trang phục tối màu có khả năng bảo vệ da tốt hơn.

Da tay bị cháy nắng xảy ra khi tia UV làm tổn thương da của bạn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị cháy nắng có thể dẫn tới lão hóa da sớm và ung thư da. Bạn có thể điều trị hầu hết những vết bỏng nắng tại nhà. Tuy nhiên, khi vùng da cháy nắng có triệu chứng bị tổn thương nặng nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chăm sóc kịp thời.

Nếu bạn còn có câu hỏi nào cần được giải đáp thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí) để được dược sĩ tư vấn cụ thể hơn.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Sunburn
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sunburn/symptoms-causes/syc-20355922
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21858-sunburn

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục