Trẻ bị dị ứng bỉm phải làm sao? Cách chữa dị ứng bỉm ở trẻ sơ sinh
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bé bị dị ứng bỉm là hiện tượng không xa lạ với các phụ huynh đã và đang có con nhỏ, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé để hạn chế gặp phải tình trạng này.
I – Dị ứng bỉm là như thế nào?
Dị ứng với bỉm xảy ra khi sử dụng bỉm bé có các triệu chứng tổn thương da ở vùng tiếp xúc với bỉm, bé hay quấy khóc, khó chịu,… đặc biệt vào trong thời điểm nắng nóng, oi bức.
Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, làn da của trẻ mà nó còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bé.
Hình ảnh trẻ bị dị ứng bỉm
(→ Xem thêm trẻ bị dị ứng sữa mẹ là như thế nào TẠI ĐÂY)
II – Nguyên nhân trẻ bị dị ứng bỉm
Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng bỉm:
- Do bỉm:
– Bé bị mẫn cảm với một hoặc một vài thành phần hóa học sản xuất ra bỉm.
– Sử dụng loại bỉm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả dễ gây kích ứng da, dị ứng bỉm ở trẻ sơ sinh.
- Do cách sử dụng bỉm:
– Do bố mẹ mặc bỉm quá chật cho bé sẽ gây ra tình trạng bít tắc da và lỗ chân lông. Nước tiểu và mồ hôi khó bị thấm hút vào bỉm mà bám lâu trên da, khiến cho vi khuẩn sinh sôi rồi gây ra các tình trạng dị ứng.
Mặc bỉm quá chật dễ khiến bé bị kích ứng da
– Không thường xuyên thay bỉm, không lau khô ráo vùng bẹn khi làm vệ sinh cho bé, sẽ làm cho vùng da ở bẹn, ở mông bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến trẻ dị ứng bỉm.
III – Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ sơ sinh
Tình trạng dị ứng bỉm trẻ sơ sinh biểu hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng:
1. Dấu hiệu dị ứng với bỉm nhẹ
- Da nổi mẩn đỏ
Vùng da mặc bỉm và các vùng da xung quanh (bẹn, đùi, bụng dưới) sẽ xuất hiện các vết mẩn đỏ. Khi mới bị dị ứng hoặc em bé dị ứng bỉm ở mức độ nhẹ, các vùng da bị ban đỏ này chỉ mọc lác đác thành từng cụm nhỏ ở các vùng da trên.
- Ngứa rát
Khi xảy ra tình trạng dị ứng bỉm tã, hệ miễn dịch sẽ giải phóng histamin để chống lại dị nguyên. Quá trình này gây ra cảm giác ngứa rát khó chịu ở vùng da bị mẩn đỏ khiến trẻ quấy khóc nhiều, ngủ không ngon giấc.
Dị ứng bỉm khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
2. Dấu hiệu của dị ứng bỉm nặng
- Da sưng phù
Ở vùng da mặc bỉm như mông, vùng kín bị sưng phù lên và có màu đỏ.
- Loét da
Một số vùng da bị mẩn đỏ, mụn nước li ti bắt đầu bị loét ra khiến cho trẻ bị đau rát. Loét da hay xảy ra ở vùng hậu môn. Bé có triệu chứng dị ứng bỉm sẽ rất khó chịu khi đi tiểu tiện, đại tiện.
- Phân, nước tiểu có mùi hôi
Phân và nước tiểu của bé bị dị ứng bỉm thường hôi và nặng mùi hơn bình thường.
Ngoài các triệu chứng trên, khi bị dị ứng nặng, bé có thể bị sốt cao, nổi mề đay, ngứa khắp cơ thể, quấy khóc thường xuyên, biếng ăn, đi vệ sinh ít.
IV – Bé bị dị ứng bỉm bôi thuốc gì?
Có nhiều loại thuốc bôi có thành phần nhẹ dịu cho bé trên thị trường. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ
Trường hợp biểu hiện dị ứng bỉm nặng, trẻ bị ngứa và nổi mẩn toàn thân thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để khám và chỉ định bôi dùng thuốc hợp lý nhất, không được tự ý mua thuốc trị dị ứng bỉm bởi dùng sai thuốc hoặc không đúng cách có thể làm làn da nhạy cảm của trẻ bị tổn thương nặng hơn.
(→ Xem thêm: Trẻ dị ứng sữa công thức phải làm sao?)
V – Trẻ bị dị ứng bỉm phải làm sao? Cách chữa dị ứng bỉm ở trẻ sơ sinh
Khi phát hiện bé bị dị ứng với bỉm, mẹ nên tháo bỉm ra khỏi người bé và ngưng sử dụng loại bỉm đang dùng.
Sau đó, có thể lấy nước muối sinh lý vệ sinh vùng da dị ứng của bé. Nước muối sinh lý có thành phần nhẹ dịu, sẽ giúp rửa trôi vi khuẩn, các các chất bẩn tích tụ nước tiểu, phân, mồ hôi và cả chất hóa học của bỉm.
Bố mẹ nên theo dõi tình trạng dị ứng trong một vài giờ. Ở mức độ dị ứng nhẹ, các dấu hiệu dị ứng trên da bé có thể tự khỏi hoặc dùng một số biện pháp tại nhà.
1. Trường hợp bé bị dị ứng bỉm nhẹ
Ở các trường hợp dị ứng nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng phương pháp dân gian như:
- Sử dụng lá khế tươi với muối để trị mẩn ngứa
Dùng lá khế tươi trị mẩn ngứa cho bé
– Rửa sạch rồi giã nát lá khế tươi với muối hạt
– Cho nước ấm vào hỗn hợp rồi vắt lấy nước cốt
– Lấy bông gòn hoặc khăn mềm thấm nước cốt thoa lên vùng da bị tổn thương của bé
– Cách trị dị ứng bỉm này thực hiện 1 lần/ngày
- Sử dụng lá trầu không và phèn chua
– Rửa sạch lá trầu không rồi đun sôi cùng với một cục phèn chua trong khoảng 5 – 7 phút
– Pha với nước lạnh để giảm độ nóng và độ đặc rồi ngâm mông bé trong 5 phút
– Thực hiện 1 lần/ngày
- Cách trị bị dị ứng bỉm bằng lá trà xanh và muối tinh
– Rửa sạch, vò nát một nắm lá trà tươi với vài hạt muối tinh, đun sôi cùng khoảng 1 lít nước khoảng 5 phút, để nguội dần rồi lau rửa cho bé.
– Mỗi ngày có thể thực hiện 2 – 3 lần.
- Sử dụng kem bôi an toàn
Đối tượng trẻ dị ứng bỉm thường là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với làn da rất nhạy cảm vì thế, mẹ cần lựa chọn kem bôi có nguồn gốc rõ ràng, tính chất dịu nhẹ để làm giảm tình trạng dị ứng.
Thoa kem dưỡng ẩm làm dịu da bé
( → Xem thêm: Công dụng của Yoosun Rau Má)
Kem Yoosun rau má là lựa chọn tin cậy của rất nhiều mẹ có con nhỏ đang gặp phải tình trạng dị ứng bỉm gây mẩn ngứa, khô, đau rát, hăm da,…
Sản phẩm này chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp Vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine có khả năng chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp phòng và hỗ trợ giảm hăm cũng như các biểu hiện của dị ứng bỉm rất hiệu quả.
Trước khi bôi kem cho trẻ, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm của bé, thấm khô da, sau đó thoa 1 lớp mỏng kem Yoosun rau má. Mỗi ngày có thể thực hiện 2 – 3 lần đến khi cải thiện.
Dù dưỡng ẩm rất tốt nhưng kem Yoosun rau má không gây nhờn dính hay bí rít vì chất kem thẩm thấu rất nhanh, làm dịu mát da, giúp bé giảm đau rát, ngứa ngáy.
Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Phù hợp cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
2. Trường hợp trẻ bị dị ứng bỉm nặng
Nếu bé bị dị ứng nặng, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán.
Đưa trẻ đi khám khi bị dị ứng nặng
Đồng thời được chỉ định các loại thuốc chữa dị ứng bỉm cho trẻ sơ sinh phù hợp. Vì làn da của trẻ còn non nớt và rất dễ bị kích ứng nên phụ huynh cần tránh tự ý mua thuốc và tự ý cho trẻ sử dụng.
Điều này có thể khiến những tổn thương do tình trạng trẻ bị dị ứng tã bỉm gây ra trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Bên cạnh nắm rõ các cách xử lý ở trên, để bé sử dụng bỉm an toàn không bị dị ứng thì bố mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau:
– Lựa chọn các loại bỉm chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần không gây kích ứng cho trẻ.
– Nên lựa chọn các địa chỉ bán bỉm uy tín để tránh mua phải hàng nhái
– Sử dụng loại bỉm vừa với bé
– Thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ cho bé thường xuyên.
Hiện tượng dị ứng bỉm ở trẻ thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu xử lý chậm trễ hoặc không đúng cách, những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng lan rộng, nặng nề và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của bé.
Vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý đến các biểu hiện trên da của trẻ ngay từ những lần đầu dùng bỉm. Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn giải đáp thắc mắc.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!