Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 21/02/2024

Dị ứng Paracetamol – Triệu chứng và cách chữa dị ứng thuốc Paracetamol

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Paracetamol là một thành phần có trong các loại thuốc giảm đau. Tuy là một hoạt chất lành tính nhưng ở một số người cơ địa mẫn cảm hoặc sử dụng không đúng liều lượng có thể sẽ gây ra dị ứng paracetamol. Dưới đây là những thông tin cơ bản về tình trạng này.

Paracetamol còn có tên gọi khác là acetaminophen được điều chế dưới dạng viên nén, viên nang, thuốc nước, bột, thuốc tiêm,…

Thông thường thuốc được chỉ định để kiểm soát các cơn đau, hạ sốt có mức độ nhẹ và trung bình.

I – Dị ứng paracetamol là gì? 

Thuốc viên Paracetamol thuộc nhóm thuốc không kê đơn và phù hợp với nhiều đối tượng nên được áp dụng phổ biến.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt dị ứng xảy ra do hệ thống hệ miễn dịch nhầm lẫn các hoạt chất trong thuốc là tác gây hại cho cơ thể nên tăng cường hoạt động, tạo ra các kháng thể để chống lại dị nguyên, từ đó dẫn đến bùng phát các triệu chứng dị ứng. Điển hình gây phát ban, phồng rộp, đỏ da…

bị dị ứng paracetamol sưng mắtHình ảnh dị ứng paracetamol

Thông thường các dị ứng thuốc paracetamol tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, nhưng phản ứng này có thể nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không có các biện pháp kiểm soát kịp thời.

II – Nguyên nhân dị ứng Paracetamol

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi dung nạp thuốc Paracetamol qua đường uống hoặc tiêm, thuốc có thể sẽ biến đổi thành hợp chất lạ nên khiến hệ thống miễn dịch phản ứng.

Hầu hết các trường hợp này thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng, rối loạn hoặc suy giảm hệ miễn dịch, người có tiền sử hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

III – Triệu chứng khi bị dị ứng với paracetamol

Các triệu chứng dị ứng Paracetamol thường ở mức độ nghiêm trọng và được chia thành nhiều dạng khác nhau.

1. Trường hợp dị ứng nhẹ

Triệu chứng dị ứng với Paracetamol nhẹ kèm với các triệu chứng ngoài da như

– Da bị đỏ

– Nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng paracetamol sưng mắt.

Bị dị ứng thuốc paracetamolNổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng

– Da có hiện tượng phồng rộp hoặc nóng rát

– Bong tróc da

2. Biểu hiện dị ứng paracetamol nghiêm trọng

Dị ứng Paracetamol có thể gây ra các hội chứng nghiêm trọng như:

  • Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)

Hội chứng này còn gọi là hội chứng Lyell. Các biểu hiện có thể bùng phát nhanh chóng và tiến triển theo chiều hướng xấu khi dùng Paracetamol và bị dị ứng, khiến cho:

– Bề mặt da bị tổn thương đa dạng: Người bị dị ứng paracetamol da có màu hồng ban dạng sởi hoặc tinh hồng nhiệt, các mụn nước nổi trên bề mặt da bị tổn thương. Từ tổn thương tập trung tại một số vị trí, sau đó lan rộng khắp cơ thể.

– Niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương: Điển hình như viêm loét dạ dày, đường ruột, loét họng, viêm miệng, trợt niêm mạc miệng.

– Tổn thương niêm mạc mắt: Tổn thương niêm mạc mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc.

– Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, đường tiết niệu

– Các biểu hiện toàn thân: Gây viêm cầu thận, viêm gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm phổi,…

Bị dị ứng với paracetamol thì uống thuốc gìHội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc do dị ứng thuốc

  • Hội chứng Stevens – Johnson (SJS)

Là biểu hiện dị ứng thuốc đặc trưng bởi tổn thương da nổi các bọng nước. Những bọc nước này thường sẽ tập trung ở các hốc tự nhiên như mắt, mũi, miệng, tai, hậu môn và bộ phận sinh dục.

Bên cạnh đó, còn có thể gây ra một số dấu hiệu dị ứng paracetamol như:

– Sốt cao

– Viêm phổi

– Rối loạn chức năng thận, gan

  • Hội chứng ban mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)

Tình trạng bị dị ứng paracetamol có thể gây khởi phát hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP). Đặc trưng bởi hiện tượng nổi các mụn mủ vô trùng trên vùng da tổn thương và có xu hướng lan rộng.

Khi mới khởi phát, các biểu hiện của thường tập trung ở các khu vực da có nhiều nếp gấp như nách, bẹn.

Cách chữa dị ứng paracetamolHội chứng ban mủ cấp vô khuẩn

Người bệnh bị dị ứng thuốc paracetamol nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời, tổn thương da sẽ phát triển nhanh chóng, lan rộng toàn thân và đi kèm với biểu hiện sốt.

IV – Dị ứng paracetamol thì uống thuốc gì?

Thông thường, đối với tình trạng dị ứng paracetamol và ibuprofen các bác sĩ sẽ thay thế paracetamol bằng thuốc diclofenac, naproxen cũng có tác dụng giảm đau, hạ sốt để bệnh nhân dùng hạ sốt khi dị ứng paracetamol, sốt xuất huyết dị ứng paracetamol.

Dị ứng paracetamol dùng thuốc gì? Trong điều trị dị ứng paracetamol, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp giải mẫn cảm hoặc một số nhóm thuốc:

1. Thuốc kháng histamine

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế cơ thể ngừng sinh ra kháng thể histamin – nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mề đay…

2. Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid

Dị ứng với paracetamol thì uống thuốc gì? Còn có nhóm thuốc corticosteroid có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để chống viêm, chống lại các triệu chứng dị ứng. Bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Bị dị ứng paracetamol thì uống thuốc gìThuốc kháng viêm corticosteroid

V – Cách chữa dị ứng paracetamol

Khi có hiện tượng dị ứng, cần ngưng sử dụng thuốc, đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán tình trạng bệnh và có cách chữa dị ứng thuốc Paracetamol kịp thời.

Ở trên là giải đáp dị ứng paracetamol uống thuốc gì, ngoài hai nhóm thuốc được chỉ định, bác sỹ có thể đưa ra phương pháp giải mẫn cảm đối với một số trường hợp.

Đây là cách giúp cơ thể làm quen dần dần với hoạt chất gây dị ứng. Bác sĩ sẽ sử dụng chính loại thuốc gây dị ứng đưa vào cơ thể người bệnh, nhưng với một liều lượng nhỏ bằng 1/10 liều dùng thông thường.

Trong thời gian này, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ, nếu không có dấu hiệu dị ứng, bác sĩ sẽ tăng dần liều lượng dị nguyên cho các lần sau.

Cách điều trị dị ứng paracetamol này được thực hiện cho đến khi cơ thể không còn các phản ứng dị ứng khi sử dụng thuốc nữa.

Bên cạnh những phương pháp trên , người bị dị ứng cần chú ý thêm:

– Tăng cường uống nhiều nước lọc để thải độc cho cơ thể.

Da bị dị ứng paracetamol dùng thuốc gìUống nhiều nước để thải độc cho cơ thể

– Không nên gãi khi da nổi các vết ban đỏ gây ngứa để hạn chế làm tổn thương da.

– Nên nghỉ ngơi để giảm tình trạng đau đầu/hạ sốt và các triệu chứng dị ứng cũng là một gợi ý cho thắc mắc làm gì khi bị dị ứng paracetamol.

– Bổ sung vitamin từ các loại trái cây như cam, bưởi, dâu tây, kiwi, dưa hấu… để tăng sức đề kháng và phục hồi cơ thể.

– Xử trí dị ứng paracetamol bằng cách bôi kem giảm ngứa đối với tình trạng dị ứng mẩn ngứa nhẹ. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm uy tín, nguồn gốc rõ ràng, có thành phần thiên nhiên, độ lành tính cao đặc biệt là dùng cho trẻ bị dị ứng paracetamol.

Kem bôi da Yoosun Rau má là một gợi ý để người dùng tham khảo trong trường hợp này.

Với thành phần chủ yếu là dịch chiết rau má cùng với vitamin E và các hoạt chất có lợi khác, kem Yoosun Rau má sẽ giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa, nổi mụn, khô da do dị ứng.

Chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh mang lại cảm giác dễ chịu cho người dùng.

Cách chữa dị ứng thuốc paracetamolThoa kem giảm ngứa do dị ứng mức độ nhẹ

Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép, sử dụng an toàn cho mọi làn da và có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Hiện tượng dị ứng paracetamol nếu ở mức độ nhẹ được kiểm soát kịp thời sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng ở mức độ nghiêm trọng ở người lớn và trẻ em dị ứng paracetamol mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các hội chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào đặc biệt là thuốc hạ sốt khi dị ứng với paracetamol bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng, thời gian dùng thuốc.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ giải đáp thêm.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.