Bị dị ứng thuốc tây nên làm gì? Cách chữa dị ứng thuốc tây tại nhà
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Thuốc tây (tân dược) là thuốc được điều chế và sử dụng theo phương pháp y học hiện đại của phương tây. Chúng được tạo ra từ phản ứng hóa học và được sử dụng rộng rãi hiện nay do có hiệu quả cao và nhanh chóng trong chữa trị bệnh. Tuy nhiên không ít người có triệu chứng dị ứng thuốc tây. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây.
I – Dị ứng thuốc tây là như thế nào?
Dị ứng thuốc tây đúng nghĩa xảy ra khi có một phản ứng dị ứng sau khi sử dụng một loại dược phẩm nào đó.
Lần đầu tiên khi sử dụng một loại dược phẩm nào đó, hệ miễn dịch sẽ có một đáp ứng, lần kế tiếp sử dụng loại dược phẩm ấy, lại sẽ xảy ra một đáp ứng miễn dịch. Khi ấy cơ thể chúng ta sẽ tạo ra kháng thể và histamin.
Tất cả các loại thuốc tây đều có thể gây phản ứng dị ứng
Hiện tượng dị ứng thuốc tây xảy ra ở mọi lứa tuổi, bất kỳ lúc nào và với mọi loại thuốc, qua các con đường: uống, tiêm, truyền, thậm chí cả thuốc bôi ngoài da.
II – Triệu chứng dị ứng thuốc tây
Tùy theo cơ địa, loại thuốc và liều lượng thuốc đưa vào cơ thể mà người dùng thuốc có thể xuất hiện triệu chứng bị dị ứng thuốc tây nặng hay nhẹ.
Biểu hiện dị ứng thuốc tây nhẹ thì nổi ban, mày đay, ngứa, sốt, hắt hơi, chảy mũi, ngứa và chảy nước mắt,…
Biểu hiện của dị ứng thuốc tây nặng gồm có các triệu chứng da bị phồng rộp hoặc bong tróc diện rộng, dị ứng thuốc tây sưng môi. Hoặc gặp các vấn đề về thị lực như ngứa nghiêm trọng, dị ứng thuốc tây sưng mắt.
Một số triệu chứng sốc phản vệ như:
- Thắt chặt đường thở, gây nghẹt thở
- Buồn nôn và co cứng bụng
- Nôn ói và tiêu chảy
- Hoa mắt và chóng mặt
- Mạch nhanh, yếu
- Tụt huyết áp
- Co giật
- Mất tri giác
- Rối loạn nhịp tim
Triệu chứng dị ứng thuốc thường gặp
(→ Xem thêm: Bị dị ứng tôm phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa dị ứng tôm cua)
III – Dị ứng thuốc tây có nguy hiểm không?
Dị ứng thuốc được chia thành 2 dạng, gồm có dị ứng “tức thời” và dị ứng “chậm”. Tùy vào mức độ phản ứng nhanh hay chậm mà các dấu hiệu dị ứng thuốc tây cũng xảy ra ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Dị ứng “tức thời” được xem là loại dị ứng nghiêm trọng do nó có thể trở nên nặng nề hơn khi người bệnh vẫn cứ tiếp tục sử dụng thuốc. Lúc này, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ và đe dọa đến tính mạng, rất nguy hiểm.
Dị ứng “chậm” thường phổ biến hơn, dạng này không nghiêm trọng lắm và thường gây phát ban và các triệu chứng sau vài ngày dùng thuốc.
IV – Bị dị ứng thuốc tây nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trong khi bệnh nhân áp dụng các cách chữa dị ứng thuốc tây tại nhà không thể bỏ qua chế độ ăn uống để giúp cải thiện triệu chứng đồng thời chú ý kiêng khem để không làm tình trạng dị ứng nặng thêm. Theo đó, cần lưu ý:
1. Bị dị ứng thuốc tây nên ăn gì?
Thực phẩm nên ăn:
- Rau củ quả
Việc bổ sung rau xanh và hoa quả tươi như rau cải xanh, bắp cải, rau má, bưởi, cam… giúp cung cấp vitamin cùng các dưỡng chất thiết yếu nhằm tăng sức đề kháng, giảm tình trạng viêm ngứa khá hiệu quả.
Rau xanh và hoa quả tươi là thực phẩm tốt cho người đang bị dị ứng
- Các loại hạt khô
Quả óc chó, hạnh nhân,… không chỉ cung cấp các dưỡng chất mà còn tăng cường độ ẩm cho da khi bị dị ứng thuốc tây.
Nhờ vậy mà giảm được tình trạng khô da, duy trì lớp dưỡng ẩm tự nhiên, giúp tăng cường khả năng bảo vệ da. Đồng thời hạn chế được những cơn ngứa khó chịu do dị ứng gây ra.
- Các loại cá giàu Omega 3
Bao gồm cá hồi, cá mòi, cá trích… những thực phẩm này giúp chống oxi hóa, hạn chế tình trạng dị ứng khá hiệu quả.
- Sữa chua
Nhóm thực phẩm giàu probiotic này có tác dụng chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng khá hiệu quả.
( → Xem thêm: Bị dị ứng mỹ phẩm nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?)
2. Dị ứng thuốc tây kiêng ăn gì?
Trong các hướng xử lý lo lắng bị dị ứng thuốc tây thì phải làm sao? bệnh nhân cũng cần chú ý tránh xa một số thực phẩm để giúp cho việc điều trị dị ứng tiến triển tốt.
- Tránh xa thực phẩm dễ gây dị ứng
Nhóm thực phẩm này bao gồm hải sản, thịt bò cùng một số loại thịt giàu đạm.
Hải sản có vỏ là thực phẩm rất dễ gây dị ứng
Tuy nhiều dinh dưỡng nhưng lại chứa lượng đạm quá cao không phù hợp với bệnh nhân bị dị ứng thuốc tây ngứa, khi dung nạp vào cơ thể sẽ gia tăng phản ứng histamin, làm cho triệu chứng bệnh càng nặng hơn.
- Thực phẩm nhiều đường
Đường quá nhiều sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao gây nên tình trạng quá mẫn, làm cho các phản ứng dị ứng trong cơ thể diễn ra thường xuyên hơn.
- Thực phẩm nhiều gia vị
Bao gồm các thực phẩm chua, cay, mặn,… Lượng muối quá cao sẽ kích thích hoạt động của dây thần kinh ngoại biên.
Lúc này các triệu chứng ngứa sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Phản ứng tương tự xảy ra khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm cay nóng, chua.
- Rượu bia, các chất kích thích
Việc dùng rượu, bia các chất kích thích không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể gây kích ứng da.
Tránh xa rượu bia và các chất kích thích
V – Bị dị ứng thuốc tây nên làm gì? Cách chữa dị ứng thuốc tây tại nhà
Khi có các biểu hiện dị ứng thuốc, cần ngưng sử dụng các loại thuốc tây và thông báo cho bác sĩ kê đơn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc chỉ định thuốc điều trị khác thay thế.
Nếu các phản ứng dị ứng thuốc không nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc kiểm soát phản ứng dị ứng. Các loại thuốc này có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch và kiểm soát tình trạng dị ứng.
Một số cách chữa dị ứng thuốc tây tại nhà khác khi thăm khám tại bệnh viện, bác sỹ có thể chỉ định để kiểm soát và điều trị dị ứng như:
- Thuốc kháng Histamine
Thuốc kháng Histamin có thể cải thiện hầu hết các trường hợp dị ứng, nổi mề đay, viêm da cơ địa. Tác dụng của thuốc bao gồm làm giảm sản xuất Histamine của cơ thể và cải thiện các triệu chứng liên quan bao gồm hắt hơi, chảy nước mắt (nước mũi) và cả phản ứng ngoài da, bao gồm ngứa, dị ứng thuốc tây nổi mề đay.
Dị ứng thuốc tây uống gì? Sử dụng thuốc kháng Histamin
Thuốc kháng Histamin có nhiều loại, thường được chỉ định theo mức độ nghiêm trọng của dị ứng. Nhóm thuốc này cũng là một giải pháp trong định hướng làm gì khi bị dị ứng thuốc tây?
- Thuốc chống viêm không Steroid
Thuốc chống viêm không chứa Steroid có thể được chỉ định để giảm đau, viêm và sưng liên quan đến tình trạng dị ứng thuốc.
Cách trị dị ứng thuốc tây này thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa cũng như ngăn ngừa các biến chứng liên quan khác.
- Cách giải dị ứng thuốc tây bằng thuốc giãn phế quản
Trong một số trường hợp tình trạng dị ứng thuốc có thể đi kèm tình trạng ho, khò khè, khó thở, lúc này bác sĩ có thể chỉ định thuốc làm giãn phế quản để hỗ trợ điều trị dị ứng thuốc tây. Thuốc có thể hỗ trợ mở rộng hệ thống hô hấp và giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn.
- Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc tây bằng kem thoa ngoài da
Hầu hết các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thuốc có thể cải thiện trong vài ngày. Bác sỹ có thể đưa ra một số cách trị dị ứng thuốc tây tại nhà để cải thiện dị ứng ngoài da như: Kem bôi hoặc thuốc mỡ Corticosteroid, kem dưỡng ẩm,…
Thoa kem ngoài da để giảm ngứa, khô da do dị ứng
( → Xem thêm cách xử trí khi bị dị ứng hải sản TẠI ĐÂY)
Ngoài ra, chườm lạnh lên da cũng có thể cải thiện tình trạng dị ứng uống nổi mề đay.
Đối với kem dưỡng ẩm dùng trong các trường hợp dị ứng nhẹ, chỉ bị mẩn ngứa, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng kem Yoosun rau má. Đây là loại kem bôi da lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên rất an toàn cho da.
Với thành phần thiên nhiên là dịch chiết rau má cùng các hoạt chất và vitamin E, kem Yoosun rau má giúp dưỡng ẩm da hiệu quả, giảm khô ngứa, bong tróc da đồng thời giúp tái tạo da sau tổn thương.
Sản phẩm này đã được sở Y tế Hà Nội cấp phép và phù hợp cho mọi làn da.
Nội dung trên là những thông tin về tình trạng dị ứng thuốc tây và giải đáp các thắc mắc bị dị ứng thuốc tây phải làm sao? Hy vọng sẽ giúp người dùng cẩn trọng hơn trong việc dùng thuốc và chủ động thực hiện các biện pháp xử lý khi chẳng may gặp phải vấn đề này.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được giải đáp các thắc mắc bởi dược sỹ.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!