Bị dị ứng tôm phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa dị ứng tôm cua
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Hải sản có vỏ trong đó có tôm là những chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Người bị dị ứng tôm thường khởi phát triệu chứng sau khi sử dụng loại hải sản này. Vậy tại sao bị dị ứng? có cách nào cải thiện và phòng ngừa không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản qua nội dung dưới đây.
I – Dị ứng tôm – Những thông tin cần biết
Tôm là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm đạm, canxi, kẽm, chất béo, magie, sắt,… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, có khoảng 26% trường hợp nổi mề đay sau khi ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
1. Dị ứng tôm là như thế nào?
Bị dị ứng tôm là hiện tượng cơ thể phản ứng với thành phần protein có trong loại hải sản này. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ dội, trên da xuất hiện các mẩn ngứa, có trường hợp bị khó thở, nghẹt mũi, mắt đỏ,…
Dị ứng tôm
Một số loại tôm có thể gây dị ứng như dị ứng tôm biển, dị ứng tôm hùm, dị ứng tôm càng xanh. Không chỉ hải sản, nhiều người còn bị dị ứng tôm tép, dị ứng tôm đồng, dị ứng tôm cua đồng,…
2. Tại sao dị ứng tôm? Nguyên nhân dị ứng tôm cua
Dị ứng tôm cua ghẹ là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức gây ra. Khi dung nạp thực phẩm này, hệ thống miễn dịch cho là hàm lượng protein có trong tôm thành phần có hại cho cơ thể nên kích hoạt các kháng thể và giải phóng histamin gây ra phản ứng dị ứng với các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay, mẩn ngứa khó chịu.
Ngoài ra, quy trình bảo quản không đảm bảo, chế biến tôm cua không đúng cách cũng có thể sản sinh một số độc tố khiến cơ thể bị kích ứng và xuất hiện những dấu hiệu bất thường là một lí giải tại sao bị dị ứng tôm cua?
3. Dấu hiệu dị ứng tôm
Người bị dị ứng tôm sau khi ăn thực phẩm này vài phút hoặc vài giờ sẽ có các triệu chứng như:
– Dị ứng tôm ngứa ngáy, châm chích khó chịu
Da ngứa ngáy sau khi ăn tôm
– Dấu hiệu bị dị ứng tôm gây nổi mẩn ngứa, phát ban có thể lan rộng ra toàn thân
– Bị ngứa ran ở miệng
– Viêm da dị ứng
– Nghẹt mũi, hắt hơi
– Hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi có thể bất tỉnh
– Dị ứng tôm triệu chứng còn có buồn nôn và muốn nôn, dị ứng tôm bị đau bụng, đi đại tiện phân lỏng
– Lưỡi, môi và đường hô hấp có thể bị sưng phù, dị ứng tôm khó thở, thở khò khè, khó nuốt
– Các dấu hiệu nghiêm trọng khác khi bị sốc phản vệ như huyết áp giảm, mạch đập nhanh, da tái lạnh nhợt nhạt, mất ý thức,…
(→ Xem thêm: Bị dị ứng hải sản phải làm sao? Nguyên nhân và xử trí dị ứng hải sản)
4. Dị ứng tôm có nguy hiểm không?
Dị ứng tôm với các biểu hiện mẩn ngứa, phát ban nhiều, ngứa ngáy dữ dội, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
Trường hợp có triệu chứng sốc phản vệ có thể nguy hiểm đến tính mạng cần đưa đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Dị ứng tôm có thể gây nguy hiểm
II – Những đối tượng dễ bị dị ứng tôm
Ai cũng có thể bị dị ứng tôm, cua hay các loại hải sản khác. Tuy nhiên ở một số đối tượng, nguy cơ này xảy ra cao hơn người lớn tuổi, người miễn dịch kém, phụ nữ mang thai, trẻ em, tiền sử gia đình,…
1. Trẻ bị dị ứng tôm
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị dị ứng tôm do hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Tôm là thực phẩm chứa dinh dưỡng dồi dào, cơ thể trẻ thường không có khả năng chuyển hóa hoàn toàn.
Protein không được hấp thu có thể kích thích hoạt động miễn dịch khiến bé bị dị ứng tôm gây nổi mề đay, mẩn ngứa.
Theo nhiều ghi nhận, trong các trẻ em bị dị ứng tôm thì bé trai bị dị ứng tôm cua phổ biến hơn bé gái.
2. Bà bầu bị dị ứng tôm
Dị ứng tôm đôi khi được xuất hiện ở những người phụ nữ trước đây chưa từng có tiền sử dị ứng, đặc biệt thường gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Điều này có thể được giải thích bởi sự thay đổi của hệ miễn dịch khi mang thai, cùng với sự thay đổi nhịp sinh học của các hoocmon sinh học, hoạt động của hệ miễn dịch cũng dễ bị rối loạn.
Chính vì thế phụ nữ mang thai dễ gặp phải nhiều rối loạn, bao gồm dị ứng hải sản.
3. Mẹ cho con bú bị dị ứng tôm
Tình trạng mẹ bỉm bị dị ứng tôm không hiếm gặp, có thể xuất hiện ở những mẹ trước đây chưa từng bị dị ứng. Lúc này việc trẻ bú sữa mẹ đang bị dị ứng cũng có thể gặp phải những triệu chứng dị ứng.
Trẻ bú mẹ có triệu chứng dị ứng khi mẹ bị dị ứng
Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ mẹ ăn hải sản con bú bị dị ứng ở bé trai cao gấp 1,6 lần số bé gái.
4. Người có cơ địa dễ bị dị ứng
– Người từng bị dị ứng với các loại hải sản khác như hàu, mực,…
– Người mắc các bệnh lý về cơ địa như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng
– Người có tiền sử gia đình như ông bà, ba mẹ, anh chị cơ địa bị dị ứng hay từng bị dị ứng cua, tôm.
III – Trẻ bị dị ứng tôm phải làm sao?
Dị ứng tôm ở trẻ nếu chỉ mẩn ngứa nhẹ sau khi ăn tôm có thể điều trị tại nhà, còn những trường hợp có biểu hiện bất thường, nghiêm trọng như nghẹt mũi, khó thở, nôn nhiều, mệt mỏi, mất nước, mất ý thức,… cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cần làm gì khi bị dị ứng tôm ở trẻ em? Dị ứng tôm làm thế nào? Tùy theo tình trạng, bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp như dùng thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tiêm,…
( → Xem thêm cách xử lý khi bị dị ứng mỹ phẩm TẠI ĐÂY)
IV – Người lớn bị dị ứng tôm phải làm sao?
Khi phát hiện bị dị ứng tôm, nên ngừng dung nạp các thực phẩm này. Dị ứng tôm phải làm gì? cần căn cứ vào các triệu chứng nặng hay nhẹ mà áp dụng cách trị dị ứng tôm phù hợp.
Chườm đá giảm ngứa tại nhà
Đối với trường hợp bị dị ứng tôm cua kèm theo các triệu chứng không nghiêm trọng, khi bị dị ứng tôm nên làm gì? bạn có thể thực hiện các mẹo chữa dị ứng tôm tại nhà để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa lây lan như chườm đá giảm ngứa, tắm lá mát, uống nước chanh mật ong,…
Bị dị ứng tôm nên làm gì đối với những trường hợp nặng hơn sẽ cần đến sự can thiệp của y khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc tây để kiểm soát các triệu chứng của dị ứng như:
- Nhóm thuốc kháng Histamin
Các loại thuốc kháng Histamin thường được bào chế dưới dạng viên uống, thuốc nhỏ mắt, thuốc bôi tại chỗ, dung dịch uống.
Dị ứng tôm uống thuốc gì? Cách chữa dị ứng tôm cua này có tác dụng kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa, phát ban, ngăn chặn dị ứng lan rộng sang các khu vực da khác.
- Thuốc tiêm Epinephrine
Khi bị sốc phản vệ do dị ứng tôm, bác sĩ sẽ dùng thuốc tiêm Epinephrine kết hợp với các phương pháp xử lý y khoa để kiểm soát tình trạng dị ứng.
Cách chữa khi bị dị ứng tôm này có tác dụng nhanh trong việc cải thiện tim mạch, giữ huyết áp ổn định, giảm sưng môi, miệng, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Thuốc tiêm dùng trong trường hợp cần thiết
V – Cách xử lý khi bị dị ứng tôm ở trẻ em và người lớn
Trẻ em và người lớn bị dị ứng tôm cua gây mẩn ngứa nhẹ, ngoài chườm đá, tắm lá mát còn có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để xoa dịu những triệu chứng trên da.
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… kem Yoosun rau má giúp dưỡng ẩm da hiệu quả, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn, giảm ngứa, cải thiện tình trạng khô rát, bong tróc da.
Chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da ngay sau khi thoa kem.
Bị dị ứng tôm thì phải làm sao? Thoa kem giảm ngứa, làm dịu da khi bị dị ứng
Sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép.
(→ Xem thêm: Cách sử dụng yoosun rau má)
Những thông tin cơ bản về triệu chứng dị ứng tôm và cách chữa trong nội dung bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Nếu cần hỗ trợ thêm, có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được tư vấn chi tiết bởi dược sỹ.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!