Da tay bị dị ứng nước rửa chén: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Nước rửa chén là hóa mỹ phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình, việc tự nhiên xuất hiện các triệu chứng kích ứng da tay sau khi sử dụng sản phẩm này khiến người dùng hoang mang có phải là dị ứng nước rửa chén hay không, có ảnh hưởng gì không? Dưới đây là những giải đáp chi tiết.
I – Nguyên nhân dị ứng nước rửa chén
Hầu hết các sản phẩm tẩy rửa đều có chứa một lượng nhỏ chất hóa học, các chất này có thể khá an toàn và không gây hại cho cơ thể nếu chỉ tiếp xúc bên ngoài.
Nước rửa chén chứa nhiều chất hóa học, có tính tẩy rửa cao
Tuy nhiên, ở một số người dùng hệ miễn dịch lại nhận định đây là một chất lạ, có thể gây nguy hiểm. Vì thế cơ thể sẽ phóng thích ra các histamin để chống tại các tác nhân này.
Lượng histamin nếu vượt quá mức thông thường sẽ xâm nhập vào máu, phá vỡ các mô liên kết tại đây gây và làm thoát dịch và rò rỉ protein huyết tương ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân khiến những người bị dị ứng hóa chất cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, da bị sưng đỏ.
Bên cạnh đó, một số người do đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa mỹ phẩm thì càng có nguy cơ dị ứng nước rửa bát cao hơn.
II – Triệu chứng khi bị dị ứng nước rửa chén
Các triệu chứng đặc trưng của dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) nói chung và dị ứng nước rửa chén nói riêng bao gồm:
– Da tay bị dị ứng nước rửa chén đỏ ửng, có thể bị sưng phù.
Da bị dị ứng với chất tẩy rửa
– Tróc vẩy trên các vùng da bị dị ứng
– Xuất hiện mụn nước bị chảy dịch
– Ngứa châm chích nhẹ sau đó dần chuyển sang ngứa rát dữ dội
– Nổi mề đay tại các vùng da bị dị ứng
– Da trở nên sẫm màu, sần sùi và nứt nẻ
Các triệu chứng dị ứng với nước rửa bát xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc hoặc sau từ 24h – 48h, một số trường hợp xuất hiện các phản ứng muộn thì có thể đến 1 tuần mới có triệu chứng.
Việc tiếp xúc với hóa chất nhiều lần khiến lớp tế bào sừng bảo vệ da ở bên ngoài bị bong tróc. Lớp tế bào bên trong chưa kịp trưởng thành đã bị chất độc hại hủy hoại và bong thành nhiều mảng.
Tình trạng kéo dài lâu ngày khiến lớp thượng bì mất nước, da khô, bong vảy, nứt nẻ và chảy máu.
Vì thế, ngay khi nhận thấy triệu chứng nước rửa chén, người bệnh cần thăm khám để sớm có biện pháp khắc phục.
Tình trạng dị ứng lâu ngày
III – Cách trị dị ứng nước rửa chén an toàn, hiệu quả
Ngay khi phát hiện các triệu chứng bi dị ứng, nên tạm dừng sử dụng sản phẩm này hoặc đeo găng tay bảo hộ nếu bắt buộc phải dùng.
Sau đó bạn có thể thực hiện một số biện pháp xử lý tại chỗ để hạn chế bệnh lây lan trầm trọng hơn đồng thời tùy theo mức độ dị ứng để có cách trị dị ứng nước rửa chén hiệu quả.
1. Trường hợp dị ứng với nước rửa chén nhẹ
Đối với trường hợp nhẹ, có thể áp dụng một số mẹo nhỏ tại nhà để cải thiện các triệu chứng dị ứng nước rửa bát trên da như:
- Thoa dầu dừa
Trong dầu dừa chứa lượng lớn axit béo, giúp làm lành tổn thương và cấp ẩm cho da. Sử dụng thường xuyên khắc phục các vết khô ráp, chai sần, nứt nẻ.
- Dầu oliu
Dầu oliu chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể duy trì độ đàn hồi, dưỡng ẩm và trẻ hóa làn da.
Thoa dầu oliu giúp dưỡng ẩm da
- Sử dụng yến mạch
Yến mạch sẽ giúp da ở tay bị dị ứng nước rửa chén trở nên láng mịn, hồng hào nhờ chứa nhiều thành phần có lợi cho da như chất khoáng, xơ, vitamin, hoạt chất chống oxy hóa.
Trộn đều 3 thìa yến mạch với 2 thìa mật ong và 1 thìa dầu quả bơ. Thoa đều mặt nạ yến mạch lên da tay và giữ trong 10 phút. Cuối cùng rửa sạch với nước.
- Dùng kem bôi da Yoosun rau má
Kem bôi da Yoosun rau má là lựa chọn của nhiều người bị dị ứng nước rửa chén ở mức độ nhẹ.
Kem Yoosun rau má thành phần chính là dịch chiết rau má cùng vitamin E sẽ giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng da khô, bong tróc, nổi mẩn, ngứa ngáy.
Đồng thời còn hỗ trợ tái tạo da, giúp tổn thương nhanh lành hơn.
Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép, phù hợp và an toàn với mọi làn da.
Thoa kem Yoosun rau má mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện da khô ngứa
2. Trường hợp dị ứng nước rửa bát nặng
Nếu mắc bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm tác dụng toàn thân hoặc tại chỗ. Ngoài ra có thể bổ sung thêm thuốc chống ngứa kháng histamin, thuốc kháng sinh nếu gặp trường hợp bội nhiễm.
Lưu ý: Các loại thuốc này chỉ sử dụng khi có sự chỉ định và cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ.
Có thể thấy, tình trạng tay bị dị ứng nước rửa chén hầu hết không quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt cho người dùng.
Trên thị trường hiện nay có các sản phẩm rửa chén thành phần sinh học an toàn với cho người sử dụng. Cũng có những loại nước rửa chén được sản xuất từ nguyên liệu có trong tự nhiên, không ăn mòn da tay vì vậy người có cơ địa dễ dị ứng có thể tìm hiểu để thay thế các chất tẩy rửa đang dùng.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được tư vấn bởi dược sỹ.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!