Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 27/07/2020

Dị ứng thuốc là gì? Dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi? Cách xử lý dị ứng thuốc

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Tất cả các loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài da, thuốc đông – tây  y, thuốc thảo dược, thuốc kem mỹ phẩm… đều có thể gây ra phản ứng dị ứng thuốc. Vậy tại sao có hiện tượng dị ứng thuốc này? Phải làm gì khi bị dị ứng?

I – Dị ứng thuốc là gì? 

Dị ứng thuốc (mẫn cảm với thuốc) là thuật ngữ chuyên môn nói về phản ứng của cơ thể đối với một loại thuốc nào đó. Tỷ lệ bệnh dị ứng thuốc trước đây từ 2,5-3% dân số, đến nay tăng lên 7-8% và có xu hướng tăng dần.

Mẫn cảm với thuốc là như thế nào? Hiện tượng này là phản ứng có hại xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với thuốc sử dụng và cố gắng chống lại nó. 

Dị ứng thuốc ở trẻ em và người lớn thường xảy ra với một số người bệnh có cơ địa đặc biệt, khác hoàn toàn so với tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh dị ứng thuốc phải làm saoDị ứng thuốc có thể xảy ra khi dùng thuốc tiêm, uống, bôi

II – Các triệu chứng dị ứng thuốc 

Một loại dị ứng nghiêm trọng được gọi là dị ứng “tức thời” vì nó xảy ra nhanh ngay sau khi dùng thuốc vài giờ. 

Các triệu chứng có thể xuất hiện:

Phát ban đỏ, nổi mẩn đỏ da

– Ngứa, nóng da

Dị ứng thuốc bị sưng mắt, mặt, tay, chân hoặc cổ họng

– Đau họng, giọng khàn, khò khè hoặc khó thở

– Buồn nôn, nôn, đau bụng

– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng

Cách triệu chứng dị ứng thuốcMột số triệu chứng khi bị mẫn cảm với thuốc

Loại dị ứng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh tiếp tục dùng thuốc. Nó có thể chuyển thành phản ứng dị ứng toàn thân đe dọa tính mạng, được gọi là sốc phản vệ.

Một loại hội chứng dị ứng thuốc khác, gọi là dị ứng “chậm” thường phổ biến hơn, không nghiêm trọng lắm và thường gây phát ban sau vài ngày dùng thuốc. 

Phát ban thường lan rộng trên nhiều vùng da. Có thể bị ngứa hoặc không, không liên quan đến sưng, khó thở, nghẹt họng hoặc các triệu chứng khác được liệt kê ở trên. 

III – Dị ứng thuốc có nguy hiểm không?

Bệnh dị ứng thuốc gây phản ứng tức thời thường mang tính chất nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng với các biểu hiện sốc phản vệ.

Khi xuất hiện một trong các triệu chứng dị ứng thuốc nặng sau cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay:

– Khò khè hoặc khó thở

– Đau thắt ngực

– Ngất, mất ý thức

Dị ứng thuốc làm sưng mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng

IV – Dị ứng thuốc phải làm sao? Cách xử lý dị ứng thuốc

Khi nhận thấy các triệu chứng trên sau khi dùng thuốc, người bệnh cần ngừng ngay thuốc đang sử dụng, thông báo cho bác sỹ kê đơn và đến khám tại các cơ sở y  tế.

Bị dị ứng thuốc sưng mắt phải làm sao? Đối với các trường hợp dị ứng nặng, cần được điều trị tại cơ sở y tế bởi bác sỹ có chuyên môn với hai mục tiêu điều trị chính là điều trị triệu chứng hiện tại và điều trị giúp giảm dị ứng nếu thuốc đang dùng cần thiết phải sử dụng.

Cách điều trị dị ứng thuốc sưng mắtDị ứng thuốc uống gì? Điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng Histamin

1. Phương pháp điều trị các triệu chứng dị ứng thuốc hiện tại

Ngưng thuốc là biện pháp đầu tiên trong điều trị dị ứng thuốc. Trong nhiều trường hợp, đây có thể là biện pháp điều trị duy nhất.

Các trường hợp bị ứng thuốc kháng viêm, dị ứng thuốc khử trùng,.. Bác sỹ có thể kê một số loại thuốc như:

– Thuốc kháng Histamin có tác dụng ngăn chặn các chất hóa học do hệ miễn dịch phóng thích ra. 

– Thuốc Corticosteroid dùng dưới dạng uống hoặc tiêm để điều trị viêm liên quan đến dị ứng nặng, cũng là cách chữa dị ứng thuốc sưng mắt và các triệu chứng khác.

– Tiêm Epinephrine dùng xử trí cấp cứu phản ứng phản vệ

(→ Xem thêm: Bị dị ứng thuốc tây nên làm gì? Cách chữa dị ứng thuốc tây tại nhà)

2. Phương pháp giúp bệnh nhân có thể dùng được thuốc gây dị ứng

 Trong một số trường hợp, khi chẩn đoán của bệnh nhân chưa chắc chắn hoặc không có loại thuốc nào khác thay thế loại thuốc gây dị ứng, bác sĩ sẽ sử dụng 1 trong 2 cách sau để người bệnh có thể sử dụng được thuốc này đó là test nồng độ thuốc (Graded challenge) và giảm sự nhạy cảm thuốc (Drug desensitization).

Hai cách xử lý dị ứng thuốc này sẽ không thực hiện nếu bạn có những phản ứng nặng nguy hiểm tính mạng khi dùng thuốc trước đây.

Đối với những trường hợp dị ứng thuốc bị ngứa nổi mẩn nhẹ, có thể bác sỹ sẽ kê các loại thuốc, kem bôi sử dụng tại nhà cho bệnh nhân nhằm giảm ngứa, dưỡng ẩm tránh khô da.

Cách xử lý dị ứng thuốc bị ngứaKem bôi da giúp dịu da giảm mẩn ngứa do dị ứng

Với thành phần thiên nhiên là dịch chiết rau má cùng các hoạt chất và vitamin E, kem Yoosun rau má là lựa chọn phù hợp để bệnh nhân tham khảo lúc này.

Đây là loại kem bôi da lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên rất an toàn cho da giúp dưỡng ẩm da hiệu quả, giảm khô ngứa, bong tróc da đồng thời giúp tái tạo da sau tổn thương.

Sản phẩm này đã được sở Y tế Hà Nội cấp phép và phù hợp cho mọi làn da.

V – Bệnh dị ứng thuốc – Những thắc mắc thường gặp

Bệnh dị ứng thuốc xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, ngoài nắm rõ bệnh dị ứng thuốc làm thế nào ở nội dung trên thì những giải đáp dưới đây nhằm tháo gỡ những thắc mắc liên quan đến tình trạng này:

1. Dị ứng thuốc có được tắm không?

Bệnh nhân bị dị ứng thuốc gây nổi mề đay không cần kiêng nước, vẫn phải chú ý vệ sinh thân thể để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, giảm viêm nhiễm da.

Tuy nhiên, khi đang bị dị ứng cần tắm đúng cách. Theo đó, bệnh nhân không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, chỉ nên tắm nước ấm phù hợp với nhiệt độ cơ thể. Nên tắm trong phòng kín gió và không sử dụng các hóa mỹ phẩm.

Bị dị ứng thuốc có nguy hiểm khôngTắm rửa thường xuyên để vệ sinh da khi bị dị ứng mẩn ngứa

Có thể tham khảo các loại lá có tính giải độc cao như kinh giới, mướp đắng, ké đầu ngựa, sài đất,…

2. Dị ứng thuốc kiêng gì?

Khi bị dị ứng thuốc, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:

– Kiêng chà xát, gãi mạnh lên da, đặc biệt là vùng mắt khi dị ứng thuốc mắt sưng.

– Kiêng sử dụng các thực phẩm có khả năng dị ứng cao, đồ uống có ga, cồn, chất kích thích

– Kiêng tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, hóa chất,…

3. Bị dị ứng thuốc bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi không?

Dị ứng thuốc nếu chỉ bị mẩn ngứa nhẹ có thể tự khỏi sau vài giờ đến vài ngày tuy nhiên có những trường hợp dị ứng nghiêm trọng cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sỹ.

Đây là giải đáp cho câu hỏi dị ứng thuốc có tự khỏi được không?

Thời gian khỏi dị ứng phụ thuộc vào mức độ dị ứng, phương pháp điều trị và quá trình chăm sóc.

Có những trường hợp triệu chứng kéo dài dai dẳng đến vài tháng. Nên trao đổi với bác sỹ thường xuyên để nắm rõ quá trình điều trị và thời gian khỏi bệnh.

Bị dị ứng thuốc bao lâu thì khỏiTrao đổi với bác sỹ trong suốt quá trình điều trị

4. Test dị ứng thuốc ở đâu?

Test dị ứng thuốc được thực hiện tại các cơ sở y tế bởi bác sỹ có chuyên môn nhằm mục đích chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác về tình trạng dị ứng thuốc và cách xử lý phù hợp.

Các xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm: Xét nghiệm máu (Blood test), Test áp bì (patch test), Test lẩy da (skin prick test), Test kích thích (provocation testing).

Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng dị ứng thuốc, triệu chứng dị ứng thuốc và cách điều trị. Theo các chuyên gia, bất kỳ một loại thuốc nào cũng đều có thể gây dị ứng. Chính vì thế trước khi sử dụng thuốc phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và khi có các biểu hiện nghi ngờ của dị ứng thuốc phải ngừng ngay thuốc và khám tại các cơ sở có uy tín.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 1800.1125 để được dược sỹ tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục