Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 08/09/2023

Loét miệng tay chân miệng và những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Loét miệng trong tay chân miệng là một triệu chứng rất điển hình, đôi khi lại bị nhầm lẫn với loét miệng thông thường. Do đó, ba mẹ cần theo dõi sát sao cùng với các triệu chứng khác để phát hiện kịp thời tay chân miệng, qua đó có phương pháp điều trị phù hợp cho bé.

I – Nguyên nhân loét miệng tay chân miệng là gì?

Loét miệng thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Trong khi đó, bệnh tay chân miệng thường do virus gây ra.

Trong đó có hai chủng virus gây bệnh chủ yếu là Coxsackie 16 và Enterovirus 71 (EV71).

Không chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn và trẻ lớn hơn đều có thể bị tay chân miệng.

Tay chân miệng loét miệng đôi khi bị nhầm lẫn với loét miệng thông thường.

Chúng ta có thể phân biệt loét miệng thông thường và loét miệng do tay chân miệng như sau:

– Loét miệng thông thường: các vết loét là áp – tơ và chỉ có một vết loét duy nhất. Kèm theo đó, trẻ có thể chảy nước miếng, đau miệng hoặc sốt nhẹ.

Loét miệng tay chân miệng Nguyên nhân gây ra tình trạng loét miệng chân tay miệng là gì?

– Loét miệng do tay chân miệng: bên cạnh vết loét chính còn có các vết loét, các vết chấm, vệ tinh kèm theo.

Khi xuất hiện loét miệng không chỉ duy nhất một vết, ba mẹ cần kiểm tra các triệu chứng kèm theo. Đặc biệt xem kỹ tay chân có xuất hiện phát ban dưới dạng phỏng nước không.

Gần đây, nhiều trường hợp xuất hiện các vết phỏng nước ở vị trí đặc biệt như rìa ngón tay, kẽ ngón tay, nên các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ hơn.

II – Tay chân miệng loét miệng có nguy hiểm không?

Loét miệng thường là biểu hiện đầu tiên của tay chân miệng. Trong thời gian đầu, bệnh thường không nguy hiểm.

Tuy vậy, loét miệng vẫn khiến trẻ có cảm giác khó chịu. Vì thế, trẻ có thể chán ăn và quấy khóc.

Nếu không được chăm sóc hoặc xử lý phù hợp, trẻ sẽ bị loét miệng nhiều, thậm chí dẫn đến bội nhiễm trong khoang miệng.

Không ăn được trong thời gian dài, khiến cơ thể suy nhược và giảm sức đề kháng. Từ đó khiến bệnh tay chân miệng khó bình phục, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.

III – Cách xử lý khi bị loét miệng tay chân miệng

Khi trẻ bị loét miệng do tay chân miệng, việc quan trọng nhất là vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé.

Ba mẹ nên chuẩn bị nước muối sinh lý để bé súc miệng ít nhất 3 lần mỗi ngày. Đặc biệt chú ý súc miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

Nếu trẻ bị đau miệng, đau họng, ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng nhũ sữa để giảm đau rồi mới ăn. Lưu ý, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ nhà thuốc hoặc bác sĩ điều trị.

Bị loét miệng trong tay chân miệngCho trẻ súc miệng bằng nước muối.

Trong thời gian này, ba mẹ không nên dùng gạc rơ lưỡi, cạo lưỡi, hoặc các vật có khả năng tạo ma sát để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc, khiến trẻ đau hơn.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho bé uống thêm vitamin C và kẽm, nhằm thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc miệng và tăng cường sức đề kháng.

IV – Cách chăm sóc khi trẻ bị loét miệng do tay chân miệng

Khi bị loét miệng do tay chân miệng, ba mẹ cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng phù hợp khi chăm sóc cho trẻ. Cụ thể:

– Nên chế biến thực phẩm dạng lỏng, mềm để bé dễ nhai và dễ nuốt.

– Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng, mà nên để nguội rồi mới cho bé ăn. Thực phẩm lạnh cũng sẽ giúp giảm đau do loét miệng.

– Khi bị loét miệng, trẻ thường có cảm giác chán ăn. Do vậy, cha mẹ không cần ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa. Thay vào đó, hãy chia các bữa ăn chính thành các bữa nhỏ.

Tay chân miệng loét miệngBa mẹ nên cho bé uống nhiều nước.

– Có thể cho trẻ ăn đồng thời các thực phẩm phụ có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, sữa chua, phô mai…

– Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm cay, nóng, chua, mặn, nhiều đường vì có thể kích thích niêm mạc miệng, lưỡi.

– Tránh cho trẻ ăn thực phẩm giàu arginine như các loại hạt, socola, nho khô… vì có thể kích thích sự phát triển của virus.

– Cho trẻ uống nhiều nước. Uống nước cũng có thể làm dịu đau do loét miệng.

Như vậy chúng ta đã biết cách xử lý và chăm sóc trẻ khi bị loét miệng do tay chân miệng. Nếu ba mẹ cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của kem bôi da Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục