Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm liên tục cực kỳ nguy hiểm!
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm liên tục, cứ 15 đến 20 phút một lần, là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm! Một số cha mẹ nghĩ rằng bé bị tay chân miệng quấy khóc là rất bình thường. Tuy nhiên, thỉnh thoảng trẻ bị tay chân miệng quấy khóc lại cảnh báo nguy hiểm, ba mẹ cần khẩn trương đưa bé tới bệnh viện để cấp cứu.
I – Nguyên nhân trẻ quấy khóc khi bị tay chân miệng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói nên thường xuyên quấy khóc nếu bị tay chân miệng. Đây là phản ứng của trẻ để thông báo với cha mẹ rằng trẻ đang mệt mỏi trong người.
Với các bé đã biết diễn đạt bằng ngôn ngữ, trẻ cũng có thể quấy khóc. Bởi vì loét miệng có thể khiến trẻ bị đau, không ăn được. Khi tình trạng này không bình phục sớm, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, nên quấy khóc và làm nũng cha mẹ.
Hai trường hợp trẻ bị tay chân miệng hay quấy khóc kể trên không đáng lo ngại.
Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc
Nhưng nếu trẻ quấy khóc khi bị tay chân miệng cả ngày lẫn đêm. Nhất là vào ban đêm, cứ mỗi lần thức dậy sau khoảng 15 đến 20 phút, trẻ lại quấy khóc, ba mẹ cần hết sức lưu tâm.
Bởi vì, đây có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm độc thần kinh.
II – Cách xử lý trẻ bị tay chân miệng quấy khóc
Đối với trường hợp trẻ quấy khóc do chưa biểu đạt được bằng ngôn ngữ hoặc do những vết loét miệng gây đau, mẹ có thể giúp trẻ giảm đau đớn trong khoang miệng như sau:
– Vệ sinh răng miệng cho bé: Việc này rất cần thiết vì sẽ tránh được bội nhiễm, hỗ trợ quá trình làm lành vết loét miệng, từ đó giảm đau đớn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Cách tốt nhất để vệ sinh răng miệng cho trẻ là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy và sau khi ăn.
Không nên dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh cho bé vì có thể làm vỡ các nốt phỏng nước trong miệng.
– Cho trẻ ăn thực phẩm mát hoặc được làm lạnh vì có thể giảm đau do loét miệng.
– Nên cho bé ăn thức ăn lỏng hoặc mềm để giảm ma sát lên các nốt loét miệng.
– Cho trẻ uống thêm vitamin và kẽm để hỗ trợ làm lành niêm mạc miệng cũng như tăng cường sức đề kháng.
Mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm dạng lỏng hoặc mềm để giảm ma sát trên niêm mạc miệng.
Nếu trẻ quấy khóc nhiều về đêm, có biểu hiện của nhiễm độc thần kinh, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện ngay lập tức.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kê toa thuốc phù hợp và theo dõi các bất thường nếu có để đề phòng nguy kịch.
III – Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Nếu trẻ bị chân tay miệng có thể điều trị ngoại trú, mẹ có thể áp dụng những lưu ý dưới đây để chăm sóc trẻ phù hợp:
– Trẻ bị tay chân miệng vào mùa hè có thể tắm hàng ngày. Trong quá trình tắm, không tạo nhiều ma sát để hạn chế làm vỡ các phỏng nước trên da.
– Nên cho bé ăn đủ bốn nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
– Nên cho trẻ ăn chín uống sôi.
– Dụng cụ ăn uống cần được vệ sinh sạch sẽ sau khi trẻ ăn xong.
– Trước khi nấu ăn hoặc trước khi cho trẻ ăn mẹ cần rửa tay sạch sẽ.
– Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, Oresol và nước hoa quả để bù nước, bù chất khoáng nếu trẻ bị đi ngoài hoặc nôn ói.
– Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol, liều lượng là 10 đến 15 mg/kg. Ngoài ra có thể chườm ấm cho trẻ để hỗ trợ hạ sốt.
Chườm ấm giúp hỗ trợ hạ sốt cho trẻ bị tay chân miệng.
Trường hợp sốt cao lâu ngày, quấy khóc liên tục mãi không dừng, giật mình nhiều lần, nhất là trên hai lần trong vòng 30 phút, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để thăm khám. Vì đây đều là các triệu chứng bất thường của bệnh tay chân miệng.
Như vậy chúng ta đã biết vì sao trẻ bị tay chân miệng quấy khóc và cách xử lý phù hợp. Nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn nào vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!