Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân, nhận biết, cách trị mụn nội tiết tố
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Mụn là nỗi ám ảnh cho cả nam và nữ giới, khiến người bệnh thiếu tự tin mỗi khi giao tiếp, đồng thời có thể gây đau đớn và khó chịu. Nhiều người bị mụn nội tiết nhưng không biết nguyên nhân cụ thể nào gây ra và làm thế nào để cải thiện. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mụn này.
I – Mụn nội tiết là gì?
Mụn nội tiết là một thể của mụn trứng cá, loại mụn này hình thành khi cơ thể người bệnh đang có những sự thay đổi nhất định gây ra sự rối loạn nội tiết tố.
Mụn chịu sự ảnh hưởng từ hai loại hormone chính trong cơ thể là Androgen (nội tiết tố nam) và Estrogen (nội tiết tố nữ).
Sự rối loạn nội tiết trong cơ thể khiến tuyến dầu nhờn trên da bị kích thích dẫn đến hoạt động mạnh mẽ hơn khiến cho bã nhờn bị tích tụ trên da, nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và hình thành nhân mụn.
Mụn nội tiết xảy ra ở cả nam và nữ
Nữ giới có nguy cơ bị mụn cao hơn so với nam giới. Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 50% nữ giới ở độ tuổi từ 20 – 29 bị mụn do tình trạng rối loạn nội tiết tố gây ra. Tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 25% ở phụ nữ từ 40 – 49 tuổi.
Loại mụn này thường là mụn viêm nên việc chữa trị cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên vẫn có thể điều trị được nếu người bệnh tiến hành các phương pháp phù hợp khi mụn mới xuất hiện. Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc mụn nội tiết có chữa được không?
( → Xem thêm: Mụn đinh râu/ Mụn đầu đinh là gì? 13 Cách chữa mụn đầu đinh)
II – Tại sao bị mụn nội tiết? Nguyên nhân bị mụn nội tiết tố
Muốn có cách trị mụn nội tiết dứt điểm trước tiên cần nắm được nguyên nhân gây mụn nội tiết, dưới đây là một vài yếu tố điển hình:
– Do tâm lý tiêu cực: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố. Lúc này, tuyến dầu nhờn sẽ hoạt động mạnh gây tích tụ bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông và hình thành nhân mụn.
– Do yếu tố di truyền: Mụn nội tiết nam giới và nữ giới là loại mụn trứng cá có thể xuất hiện nếu người bệnh có bố mẹ, người thân trong gia đình từng bị mụn.
– Lạm dụng các loại thuốc tránh thai: Dùng thuốc tránh thai nhiều có thể gặp phải các tác dụng phụ như làm rối loạn hormone gây mụn nội tiết.
Lạm dụng thuốc tránh thai có thể gây rối loạn hormone gây mụn
– Do rối loạn hormone trong cơ thể: Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, sau sinh con, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, nam và nữ giới trong độ tuổi dậy thì, nữ giới bị hội chứng buồng trứng đa nang, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh,… là những người có nguy cơ bị rối loạn hormone và tỷ lệ bị mụn nội tiết khá cao gây mụn nội tiết khi mang thai, mụn nội tiết sau sinh,…
– Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Thức khuya, thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia rượu, không che chắn da cẩn thận mỗi khi ra đường, sử dụng các thiết bị điện tử với tần suất quá nhiều trong một ngày, hoặc ăn uống thiếu chất cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của mụn nội tiết.
III – Biểu hiện nhận biết mụn nội tiết tố
Biểu hiện mụn nội tiết là như thế nào? bạn có thể nhận biết thông qua các đặc điểm sau:
– Mụn xuất hiện nhiều ở vùng miệng, cằm và xương hàm: Các tuyến dầu nhờn trên mặt tập trung chủ yếu ở vùng này. Khi bị rối loạn nội tiết, tuyến dầu nhờn sẽ hoạt động mạnh dẫn đến hình thành nhân mụn.
– Mụn mọc mỗi tháng một lần: Đây là đặc điểm của mụn nội tiết dễ nhận biết ở nữ giới, chúng thường xuyên xuất hiện vào trước chu kỳ kinh nguyệt. Khi bước sang giai đoạn mãn kinh, phụ nữ vẫn có thể bị mụn theo tháng và mụn này sẽ hay mọc ở cùng một vị trí.
Ở nữ giới, mụn thường xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt
– Mụn mọc nhiều dù đã qua tuổi dậy thì: Mụn nội tiết xuất hiện nhiều nhất khi cơ thể có nhiều thay đổi như trong độ tuổi từ 20 – 30, là độ tuổi sinh sản của nữ giới nên cơ thể rất dễ bị rối loạn nội tiết.
– Mụn mọc nhiều khi thường xuyên căng thẳng, stress: Căng thẳng tâm lý có thể khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn dẫn đến bị mụn nội tiết.
– Mụn là những nốt bọc, nang lớn: Mụn do tình trạng rối loạn nội tiết gây ra thường thuộc dạng mụn sưng đỏ, mụn viêm là những nốt mụn bọc, nang khá lớn. Chúng có xu hướng mọc đi mọc lại ở cùng mọc vị trí giống nhau và dễ tái phát sau một thời gian điều trị.
IV – Vị trí mụn nội tiết thường mọc ở đâu?
Cũng giống như mụn trứng cá, mụn nội tiết thường xuất hiện ở mặt, đôi khi ở lưng chủ yếu là các vị trí sau:
1. Mụn nội tiết ở cằm
Ở độ tuổi dậy thì, mụn chủ yếu xuất hiện ở khu vực chữ T trung tâm gương mặt, trong đó có tình trạng mụn nội tiết dưới cằm, mụn nội tiết quanh cằm. Bởi đây là vùng da có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh nên nốt mụn thường có kích thước lớn, tấy đỏ, đau nhức và ngứa ngáy nhiều.
2. Mụn nội tiết ở má
Hai bên má là vị trí thường xuyên bị mụn, vùng da này thường tiếp xúc nhiều với các điều kiện môi trường bên ngoài, cùng với hoạt động tuyến bã nhờn dẫn đến hình thành mụn.
Mụn nội tiết mọc ở đâu? Má là vị trí dễ bị mụn nhất trên mặt
3. Mụn nội tiết ở trán
Nằm trong vùng chữ T, trán cũng là nơi dễ bị nổi mụn nội tiết. Mụn ở trán cũng thường là mụn viêm.
4. Mụn nội tiết ở quai hàm
Mụn ở quai hàm thường nằm sâu dưới da nên thường gây sưng và gây đau trong thời gian dài.
5. Mụn nội tiết ở lưng
Ngoài các vị trị mụn nội tiết trên mặt thì rất nhiều người bị nổi mụn ở lưng, vùng da này nếu không được chăm sóc vệ sinh đúng cách có thể bị tái phát mụn nhiều lần và để lại nhiều vết thâm.
V – Bị mụn nội tiết nên uống gì, ăn gì? Cách trị mụn nội tiết từ bên trong
Mụn do rối loạn nội tiết tố điều trị từ bên trong là giải pháp hữu hiệu được nhiều người áp dụng, trong đó, sử dụng các loại thảo dược, viên uống là lựa chọn phổ biến. Vậy, chữa mụn nội tiết như thế nào? Trong hành trình trị mụn nội tiết hãy cùng tham khảo một số cách sau:
1. Uống rau diếp cá trị mụn nội tiết
Cách trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên này không chỉ mang đến tác dụng trị mụn cám, mụn đầu đen mà rau diếp cá còn có thể đánh bay các nốt mụn bọc sưng đỏ cứng đầu và hỗ trợ làm mờ các vết thâm sau mụn.
Cách trị mụn nội tiết bằng diếp cá là chỉ cần rửa sạch lá diếp cá, xay nhuyễn cùng với một chút nước, lọc bỏ bã.
Lấy phần nước, uống mỗi ngày 1-2 cốc sẽ có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt và giải độc cơ thể, tiêu viêm kháng khuẩn. Duy trì đều đặn trong khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy tình trạng mụn giảm rõ rệt.
Uống nước rau diếp cá giúp giải độc, kháng viêm trị mụn hiệu quả
2. Uống vitamin e trị mụn nội tiết
Bị mụn nội tiết uống gì còn có Vitamin E, giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong và phục hồi làn da trở lại tình trạng khỏe mạnh như ban đầu. Khi sử dụng thường xuyên, vitamin E có thể giúp trẻ hóa da và tăng độ sáng màu cho da.
Cách trị mụn nội tiết ở nữ ngoài viên uống vitamin E, bạn có thể bổ sung vitamin E qua các thực phẩm tự nhiên, như ngũ cốc và nước ép, các loại dầu thực vật, đặc biệt là mầm lúa mì, hướng dương, bơ,…
3. Uống trà xanh trị mụn nội tiết tố
Lá trà xanh có rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh như EGCG giúp chống lại sự tác động của các gốc tự do,, giúp da phục hồi nhanh hơn sau khi trị mụn ẩn. Các vitamin nhóm B, A, C, E trong lá trà xanh kích thích da khỏe lên từ bên trong, đẩy mụn ẩn và ngăn ngừa mụn ẩn phát sinh.
Cách chữa mụn nội tiết với trà xanh là mỗi ngày có thể uống 1,2 cốc trà xanh để cải thiện tình trạng mụn trên da.
4. Trị mụn nội tiết bằng bột sắn dây
Đây cũng là một gợi ý khi bạn đang băn khoăn mụn nội tiết uống gì để cải thiện.
Theo đó, nên uống bột sắn dây pha nước ấm 1 ngày 1 lần, tốt nhất là uống mộc, không nên pha thêm đường, có thể pha thêm chanh hoặc mật ong rồi uống, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
Bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, là cách trị mụn nội tiết nữ, cách trị mụn nội tiết nam giới rất hữu hiệu.
Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giảm mụn nội tiết
5. Uống omega 3 trị mụn nội tiết
Omega 3 trị mụn nội tiết hiệu quả là nhờ EPA và HAD – hai chuỗi axit béo có tác dụng giảm tổn thương cho các tế bào, hỗ trợ phục hồi vitamin E và V giúp da luôn mềm mịn tươi sáng.
Omega 3 còn là một dưỡng chất có khả năng kháng viêm mạnh, giúp cơ thể chống lại mụn hiệu quả. Đây cũng là cách trị mụn nội tiết webtretho chia sẻ nhận được nhiều sự quan tâm của chị em.
Tuy nhiên chỉ nên uống viên uống Omega 3 trong vòng 2-3 tháng, tốt hơn hết là bổ sung qua thực phẩm để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
6. Uống kẽm trị mụn nội tiết
Những người bị mụn có nhiều nguy cơ cao bị thiếu kẽm. Nếu bác sĩ da liễu chẩn đoán bạn bị thiếu kẽm, có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng, ăn các thực phẩm giàu kẽm (hàu, các loại hạt, nấm, ngũ cốc, socola đen…) là trị mụn nội tiết tuổi dậy thì khá hiệu quả.
7. Mụn nội tiết nên ăn gì? Thực đơn ăn uống trị mụn nội tiết
Để tình trạng mụn không phát triển nặng hơn, người bệnh nên đưa vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm sau đây:
– Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho da, giảm mụn nội tiết. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi bị mụn nội tiết nên uống gì.
Trà xanh là thức uống tốt cho người bị mụn
– Hàu: Đây là thực phẩm giàu kẽm có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa mụn trứng cá.
– Thực phẩm giàu probiotic: Dưỡng chất này có nhiều trong sữa chua, bắp cải bơ, kim chi, socola đen, tảo vi,…
– Trái cây tươi và rau củ quả: Thực phẩm này cũng nằm trong danh sách gợi ý ăn gì trị mụn nội tiết nhờ giúp da kháng viêm và giảm lượng dầu nhờn trên da, ngừa mụn trứng cá đồng thời làm sáng da hiệu quả.
– Axit béo omega-3: Cũng có công dụng làm giảm tình trạng viêm da, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị mụn nội tiết cho nữ, trị mụn nội tiết cho nam.
VI – Mụn nội tiết phải làm sao? Cách trị mụn nội tiết từ bên ngoài
Bên cạnh giải pháp trị mụn nội tiết hiệu quả từ bên trong, bạn có thể tham khảo các cách trị mụn bên ngoài da bằng các thảo dược tự nhiên dưới đây:
1. Trị mụn nội tiết bằng thuốc Nam
- Lá mướp đắng
Những dưỡng chất có trong lá mướp đắng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm sạch mụn nội tiết.
Ngoài ra, lá mướp đắng còn có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, điều tiết bã nhờn rất tốt. Thế nên bài thuốc trị mụn nội tiết tại nhà bằng lá mướp đắng là lựa chọn sáng suốt.
Chỉ cần giã nhuyễn một nắm lá mướp đắng đắp lên vùng da bị mụn trong 10-15 phút mỗi ngày, thực hiện 2-3 lần mỗi tuần là có thể cải thiện tình trạng mụn sưng viêm, trị mụn nội tiết ở nam giới, trị mụn nội tiết ở nữ hiệu quả.
Lá mướp đắng đắp mặt giúp giảm sưng viêm do mụn
- Kinh nghiệm trị mụn nội tiết với dây tơ hồng
Dây tơ hồng cũng là một vị thuốc nam trị mụn trứng cá rất hiệu quả nên được dùng điều trị mụn nội tiết nữ, điều trị mụn nội tiết nam.
Cách dùng như sau: Lấy khoảng 1 nắm nhỏ dây tơ hồng rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước. Dùng nước này thoa đều lên vùng da bị mụn trứng cá, thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ cho hiệu quả trị mụn nhanh chóng và an toàn cho da.
- Lá mướp non
Lá mướp có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm rất tốt giúp giảm sưng tấy, viêm nhiễm do mụn trứng cá hiệu quả và ngăn chặn mụn hình thành.
Cách trị mụn nội tiết tố webtretho là đun sôi lá mướp với chút nước, để nguội rồng dùng nước lá mướp rửa mặt, kết hợp với lấy bã lá mướp thoa lên mặt, matxa nhẹ nhàng khoảng 10 phút cho lỗ chân lông sạch sẽ.
Lá mướp non giảm sưng tấy viêm nhiễm do mụn trứng cá
Bên cạnh các bài thuốc Nam, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm phương pháp trị mụn nội tiết bằng đông y bởi cũng có nhiều người lựa chọn thuốc đông y trị mụn nội tiết cho hiệu quả tốt.
2. Trị mụn nội tiết bằng rau diếp cá
Thành phần tinh dầu trong lá diếp cá có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp trị mụn nội tiết ở cằm và các vị trí khác nhanh chóng.
Hãy giã nát 1 nắm lá diếp cá rồi đắp lên mặt trong khoảng 15-20 phút rồi rửa lại với nước mát để nhanh chóng làm se các nốt mụn, giảm sưng tấy.
3. Sử dụng kem trị mụn nội tiết
Mụn nội tiết thường xuất hiện dưới dạng u nang, nằm sâu dưới da nên các sản phẩm điều trị mụn từ bên ngoài có thể không tác động được nhiều.
Người bệnh nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sỹ để định hướng xử lý mụn nội tiết, sử dụng các sản phẩm trị mụn nội tiết nào phù hợp.
(→ Xem thêm: Kem trị mụn nào tốt nhất hiện nay? Top kem trị mụn tốt nhất, hiệu quả nhất)
4. Giảm mụn nội tiết bằng kem Yoosun rau má
Rau má từ lâu đã được biết đến là thảo dược có công dụng tốt trong việc trị mụn từ trị mụn nội tiết bằng rau má theo phương pháp đắp mặt nạ đến sử dụng nước rau má uống hàng ngày để thanh lọc cơ thể, giảm mụn trên da.
Để tiện lợi hơn trong việc trị mụn, bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun rau má đối với tình trạng mụn nội tiết mới, nhẹ.
Đây là kem bôi da với thành phần thiên nhiên có tính chất mát lành, bôi trực tiếp lên các nốt mụn giúp làm dịu da, giảm sưng viêm rất hiệu quả.
Đồng thời sử dụng sau khi các nốt mụn đã khô giúp tái tạo da, thúc đẩy quá trình hình thành da non, nhanh làm lành tổn thương.
Kem Yoosun rau má được sử dụng để cải thiện da mụn rất hiệu quả
Có được những tác dụng này là nhờ thành phần dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin trong kem Yoosun rau má giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan.
Bên cạnh đó, kem Yoosun rau má còn giúp làm lành vết thương nhanh chóng, giảm ngứa rát, tránh để lại thâm sẹo.
Đặc biệt, sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da, được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Cách xử lý mụn bằng kem Yoosun rau má như sau:
- Rửa mặt sạch và thấm khô da
- Thoa trực tiếp kem Yoosun rau má lên các nốt mụn mới hoặc mụn đã hết mủ
- Để nguyên trên da không cần rửa lại với nước.
Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện da mụn. Phù hợp cho cả nam và nữ dùng trị mụn nội tiết sau sinh hoặc giai đoạn dậy thì.
VII – Cách phòng tránh mụn nội tiết
Để mụn không còn là nỗi lo, bên cạnh nắm được điều trị mụn nội tiết như thế nào, người bệnh cần phòng tránh mụn theo những cách sau:
– Vệ sinh da mặt sạch sẽ với sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần/ ngày.
Vệ sinh da mặt mỗi ngày là bước cơ bản để ngăn ngừa mụn
– Hạn chế trang điểm, nếu có hãy sử dụng những loại mỹ phẩm không chứa dầu để hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
– Đội mũ, đeo khẩu trang, mặc áo dài tay, bôi kem chống nắng mỗi khi ra đường.
– Tẩy trang sạch sẽ mỗi ngày để loại hết cặn mỹ phẩm trên da.
– Ngủ đủ giấc, không thức khuya để đảm bảo quá trình thải độc và nghỉ ngơi của cơ thể diễn ra thuận lợi.
– Không hút thuốc lá, sử dụng bia rượu hoặc các sản phẩm chứa chất kích thích có hại cho cơ thể.
– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể để duy trì sức khỏe ổn định.
– Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, có thể uống thêm các loại nước ép hoa quả khác.
– Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe một cách tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm mụn nội tiết tố là gì, nguyên nhân, triệu chứng mụn nội tiết và cách điều trị. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn để có cách trị mụn nội tiết hiệu quả nhất cho da của mình.
Nếu cần tìm hiểu thêm về sản phẩm kem bôi da Yoosun rau má, hãy gọi đến tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!