Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 05/07/2021

Bị nấm chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị nấm da chân tại nhà

6 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nấm chân không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh khó chịu vì các triệu chứng của bệnh. Cùng tìm hiểu nấm da chân là gì, nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa và cách phòng ngừa bệnh nấm da ở chân qua bài viết dưới đây của Yoosun rau má.

Hình ảnh nấm chân ở trẻ emHình ảnh nấm chân.

I – Nấm chân là bệnh gì?

Nấm chân là gì? Bị nấm da chân là một một bệnh nhiễm trùng ở bàn chân. Bệnh nấm da ở chân có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm nấm hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. 

Các loại nấm da chân gồm: dày sừng, viêm kẽ, loét, nấm ở kẽ chân và mụn nước.

Bệnh nấm ở chân có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi nhưng phổ biến hơn cả ở những người có bàn chân tiết ra nhiều mồ hôi, vận động viên thể thao hoặc những người thường xuyên tập luyện thể thao. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và gặp nhiều ở người trưởng thành hơn trẻ em.

Bệnh nấm da chân là gìNấm da chân là một một bệnh nhiễm trùng ở bàn chân.

II – Nguyên nhân bị nấm chân

Bệnh nấm chân ở trẻ em và người lớn chủ yếu do nấm Trichophyton rubrum gây ra. Trong một số ít trường hợp à do nấm Candida ở kẽ ngón chân. 

Ngoài ra, các yếu tố dưới đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển, lây lan và nhiễm nấm chân tay như:

– Môi trường khí hậu ẩm ướt.

– Thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở chân do mang giày dép chật, nhiệt độ cao, không thoát mồ hôi.

– Dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, khăn mặt, bát đũa, cốc uống nước. 

– Tiếp xúc ở những nơi công cộng đông người như hồ bơi.

– Người mắc bệnh tiểu đường hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch.

Nguyên nhân bị nấm da chânBệnh nấm chân ở trẻ em và người lớn chủ yếu do nấm Trichophyton rubrum gây ra.

( → Xem thêm: Nấm da mông: Nguyên nhân và cách trị nấm da ở mông tại nhà)

III – Biểu hiện của bệnh nấm da chân

Bị nấm ở chân thường xuất hiện ở lòng bàn chân, giữa các ngón chân hoặc mu bàn chân. Có thể bị nhiễm nấm ở 1 hoặc cả hai bàn chân. Các biểu hiện và triệu chứng khi bị nấm da chân tay gồm: 

– Viêm ngứa, nứt nẻ, tiết dịch, đóng vảy ở giữa các ngón chân.

– Đỏ, hồng da ở lòng bàn chân.

Nấm da chân ngứa ngáy.

– Đóng vảy dày sừng, hình tròn và có mụn nước ở mu bàn chân.

– Nổi mụn nước gây đau và ngứa.

– Da bọng nước ở mu hoặc lòng bàn chân.

– Trường hợp nhiễm nấm da chân không được điều trị có thể gây triệu chứng: Lở loét do mụn mủ tiết dịch. Dịch sau khi khô lại sẽ đóng vảy dày sừng gây nứt nẻ và đau. Các tổn thương chủ yếu là lòng bàn chân và các ngón chân.

– Đặc biệt, với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc, khi nhiễm nấm da chân thường gây lở loét bàn chân.

Biểu hiện bị nấm ở chânViêm ngứa, nứt nẻ, tiết dịch, đóng vảy ở giữa các ngón chân là triệu chứng điển hình khi bị nấm da chân.

IV – Bị nấm chân phải làm sao? Cách dùng thuốc trị nấm da chân

Khi thấy xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ bị nhiễm nấm chân, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó tư vấn hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc kem trị nấm da chân khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Tùy từng trường hợp và mức độ nấm da mà các bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp để điều trị hiệu quả. Cụ thể:

1. Trường hợp nhẹ

– Trường hợp bị nấm da chân ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định bôi một số loại kem chống nấm như Miconazole, Clotrimazole, hoặc Terbinafine. Thời gian bôi thuốc thường khoảng 2 tuần.

– Nếu sau 2 tuần điều trị mà triệu chứng nấm da chân không thuyên giảm hoặc nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên tái khám để được bác sĩ chỉ định loại thuốc điều trị nấm da chân khác có tác dụng kháng nấm mạnh hơn như Econazole, Ciclopirox, Ketoconazole, Oxiconazole, Naftifine, Sulconazole…

2. Trường hợp nặng

Trường hợp nấm da chân nặng, sử dụng các thuốc bôi kể trên không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc kháng nấm và chữa nấm da chân theo đường uống như:

– Fluconazole.

– Griseofulvin.

– Itraconazole.

– Ketoconazole.

– Terbinafine, … 

Thời gian uống thuốc là từ khoảng 3 – 4 tuần. Trong thời gian uống thuốc người bệnh cần tuân thủ về liều lượng và thời gian theo tư vấn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi loại thuốc, tăng giảm liều lượng và thời gian uống thuốc.

Bị nấm chân phải làm saoThuốc bôi trị nấm da chân.

V –  Giới thiệu các cách trị nấm da chân tại nhà 

Song song với việc sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống trị nấm da chân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo một số cách trị nấm da chân tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây. 

1. Điều trị nấm da chân tại nhà bằng tỏi

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, chất ajoene – hợp chất chống nấm trong tỏi có tính khử trùng và kháng viêm mạnh.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng một mình tỏi để trị nấm da chân vì có thể gây kích ứng da. Bạn nên kết hợp tỏi với dầu oliu và làm theo đúng hướng dẫn sau: 

Cách trị nấm da chân tại nhàĐiều trị nấm da chân tại nhà bằng tỏi.

( → Xem thêm cách trị nấm da lưng TẠI ĐÂY)

– Giã nát 2 tép tỏi tươi rồi trộn đều với 2 thìa cà phê dầu oliu.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng da chân bị nấm rồi đắp hỗn hợp tỏi và dầu oliu lên.

– Để yên trong khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi rửa sạch.

– Mỗi ngày thực hiện 1 lần.

– Để tăng hiệu quả điều trị nấm da, ngoài việc chữa trị từ bên ngoài, bạn có thể bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị nấm da từ bên trong.

2. Cách trị nấm da chân bằng bột nghệ và dầu dừa

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong bột nghệ và dầu dừa có chứa chất kháng khuẩn và chống viêm nên có thể sử dụng để chữa nấm da chân. Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị nguyên liệu: 2 thìa cà phê bột nghệ, 2 thìa cà phê dầu oliu.

– Cách thực hiện: Trộn bột nghệ và dầu oliu với nhau sao cho thu được hỗn hợp đặc mịn. Nếu hỗn hợp khô quá bạn có thể cho thêm một chút nước. Vệ sinh vùng da chân bị nấm sạch sẽ rồi đắp hỗn hợp lên. Để khoảng 30 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước. Nên thực hiện đều đặn 1 lần/ngày.

3. Cách chữa nấm da ở chân bằng muối biển

Không chỉ được sử dụng để diệt trùng, sát khuẩn, làm sạch vết thương, muối biển còn được dùng để chữa nấm da ở chân. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

– Hòa tan 1-2 thìa cà phê muối biển với nước ấm cho tới khi muối tan hết.

– Rửa sạch vùng da chân bị nấm, lau khô rồi thoa nước muối biển lên.

– Để lại trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát.

– Nên thực hiện cách chữa nấm da ở chân bằng muối biển 2 lần/ngày.

Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng.

VI – Cách chăm sóc da chân khi bị nấm

Để giúp bệnh nấm chân nhanh khỏi đồng thời ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong cách chăm sóc da chân khi bị nấm:

– Nguyên tắc đầu tiên để chân nói không với việc bị nhiễm nấm là giữ chân luôn khô thoáng, tránh để chân bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm sinh sôi và phát triển.

– Rửa và vệ sinh chân sạch sẽ mỗi ngày, lau khô chân sau khi rửa.

– Sử dụng khăn tắm và các vật dụng riêng dành cho chân.

– Thường xuyên đi dép, đặc biệt là khi đến những nơi công cộng.

– Tránh đi giày làm từ các chất liệu nhựa hoặc cao su non.

– Dùng tất làm từ vải cotton giúp thấm hút mồ hôi khi mang giày. Nếu thấy chân đổ quá nhiều mồ hôi cần thay ngay để nấm không có cơ hội trú ngụ và phát triển.

– Cân nhắc việc dùng thuốc kháng nấm dưới dạng bột để vào bên trong giày khi đi.

Bị nấm da chân kiêng ăn gì? Người bị nhiễm nấm da chân nên kiêng ăn thịt gà thịt bò, hải sản vỏ cứng, dưa muối, sữa và các chế phẩm từ sữa, nhộng tằm, đồ ăn chế biến sắc, thức ăn nhanh, đồ ngọt, hoa quả giàu vitamin C, bia, rượu, cà phê, thuốc lá…

Sau khi điều trị nấm da chân khỏi, bạn có thể bôi kem bôi da Yoosun rau má lên vùng da mông bị nấm để tránh thâm ngừa sẹo.

Kem trị nấm da chânKem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm, ngừa sẹo hiệu quả.

Thành phần dịch chiết rau má và vitamin E trong kem bôi da Yoosun rau má có tác dụng kích thích quá trình tái tạo da, chữa lành các vết thương, giúp tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm không chứa thành phần Corticoid độc hại nên có thể yên tâm sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh nấm chân hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục