Ngứa bụng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị ngứa da bụng
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Ngứa bụng đa phần chỉ đơn thuần là triệu chứng ngoài da thường gặp nhưng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn trong cơ thể. Bài viết dưới đây của Yoosun Rau Má sẽ giúp bạn nhận diện nguyên nhân và nắm được cách điều trị hiệu quả tình trạng ngứa da bụng.
Hình ảnh ngứa da bụng.
I – Nguyên nhân bị ngứa bụng
Ngứa bụng là tình trạng da bụng bị nổi mẩn kèm theo ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh liên tục muốn gãi.
Việc nhận diện chính xác nguyên nhân gây tình trạng nổi mẩn ngứa vùng bụng sẽ giúp bạn biết cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả. Bị ngứa vùng bụng do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
– Khô da: Độ ẩm không khí thấp, thời tiết lạnh, sử dụng các chất tẩy rửa mạnh thường xuyên là các nguyên nhân khiến da bạn bị khô và gây ngứa da vùng bụng.
– Viêm da tiếp xúc: Vùng bụng bị viêm da tiếp xúc khi tiếp xúc nhiều lần với các tác nhân gây kích thích như mỹ phẩm, kim loại, mủ cao su, bột giặt, xà phòng, sản phẩm rửa tay… Hậu quả là da bụng bị nổi mẩn, khô và ngứa.
– Bệnh chàm khô: Vùng da bụng bị bệnh chàm thường sẽ bị khô, bong tróc, ngứa ngáy, đôi khi có thể bị sưng da và xuất hiện các mảng da sẫm màu.
– Bệnh vảy nến: Bệnh lý này khiến da bị đỏ, đóng vảy và ngứa, tuy phổ biến ở đầu và khuỷu tay nhưng cũng có thể xảy ra ở vùng bụng.
– Côn trùng cắn: Khi bị côn trùng cắn (rệp, kiến, muối, bọ chét) ở vùng bụng, da bụng không chỉ bị ngứa mà còn xuất hiện các vết sưng nhỏ màu đỏ .
– Phản ứng với thuốc: Cơ thể phản ứng với loại thuốc mới cũng có có thể là nguyên nhân gây tình trạng ngứa vùng bụng dưới rốn và ngứa vùng bụng trên rốn.
Ngứa da bụng do nhiều nguyên nhân gây ra.
– Bị ngứa bụng khi mang thai: Ngứa vùng bụng khi mang thai là tình trạng khá phổ biến và thường gặp ở mẹ bầu. Nguyên nhân ngứa bụng bầu tháng cuối hoặc các thời điểm khác của thai kỳ có thể do các nguyên nhân như:
Vùng da bụng giãn nở khi thai kỳ phát triển; sự thay đổi nồng độ của một số hóa chất (bao gồm cả hormone) trong máu; tình trạng mề đay sẩn ngứa ở phụ nữ có thai (PUPPP) hay ứ mật thai kỳ (ICP).
Mẹ bầu bị ngứa bụng trên hay ngứa bụng dưới khi mang thai kéo dài nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn cách giảm ngứa bụng cho bà bầu hiệu quả và an toàn.
– Ngứa vùng bụng sau khi sinh: Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị ngứa bụng dưới rốn là do thay đổi nội tiết tố; suy giảm sức khỏe và khả năng miễn dịch, đề kháng; căng thẳng thần kinh; vệ sinh thân thể kém; tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng…
– Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên, ngứa bụng quanh rốn còn có thể do một số bệnh lý khác như suy giáp, thủy đậu hoặc một số dạng ung thư. Trường hợp này nguy hiểm nên cần được điều trị bằng các phương pháp y khoa chuyên sâu.
II – Biểu hiện ngứa vùng bụng
Khi bị ngứa da vùng bụng, người bệnh thường có biểu hiện sau:
– Vùng da bụng bị ngứa ngáy, khó chịu.
– Càng gãi thì cơn ngứa càng dữ dội hơn.
– Có thể kèm theo nổi mẩn đỏ.
– Đỏ da, sưng da.
– Cảm giác da khô nóng rát, châm chích, bứt rứt.
Vùng da bụng bị ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi cơn ngứa càng tăng lên.
Dấu hiệu bị ngứa vùng bụng dưới và trên cần đến bệnh viện ngay:
– Thường xuyên bị ngứa bụng không rõ nguyên nhân.
– Ngứa bụng xuất hiện đột ngột và dữ đội.
– Cơn ngứa kéo dài và liên tục gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, công việc và cuộc sống hàng ngày.
– Tình ngứa lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể.
– Ngứa da bụng kèm theo triệu chứng đỏ da, sụt cân, đại tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ.
III – Cách điều trị ngứa da bụng hiệu quả và an toàn
Cách điều trị ngứa da bụng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân, ngoài thăm khám lâm sàng các dấu hiệu trên da, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa (xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng hoặc sinh thiết da) nếu cần thiết.
1. Cách làm giảm cơn ngứa bụng tại nhà
Với trường hợp ngứa da bụng nhẹ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số cách làm giảm cơn ngứa bụng tại nhà dưới đây:
– Bôi kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm lên da bụng giúp cung cấp độ ẩm và làm mềm da, từ đó cải thiện triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả. Khi bạn cần lưu ý chọn kem dưỡng ẩm của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tự nhiên và không chứa hương liệu, hóa chất.
– Chườm lạnh: Khi cơn ngứa ở vùng bụng xuất hiện, bạn hãy bọc vài viên đá vào khăn bông sạch rồi tiến hành chườm lên vùng da bị ngứa trong khoảng 10-15 phút. Nhiệt độ lạnh sẽ làm xoa dịu tạm thời cơn ngứa đồng thời giảm tình trạng mẩn đỏ trên da.
– Dùng nha đam: Nha đam có công dụng làm mát, làm dịu, dưỡng ẩm và phục hồi da hiệu quả. Để trị ngứa bụng cho bà bầu, các mẹ có thể thoa gel nha đam lên vùng da bụng bị ngứa. Để yên khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước mát.
– Dùng kem bôi da Yoosun rau má: Trường hợp bị mẩn ngứa da bụng nhẹ, bạn có thể tham khảo và sử dụng kem Yoosun rau má. Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol và Chlorhexidin, thoa kem Yoosun rau má lên vùng da bụng đang bị ngứa ngứa giúp làm giảm ngứa, khô rát và bong tróc da.
Đồng thời, sản phẩm còn giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn hình thành và phát triển.
Kem Yoosun rau má giúp giảm ngứa, khô rát và bong tróc da.
Để biết thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết.
2. Cách điều trị ngứa bụng bằng thuốc
Trường hợp đã áp dụng cách trị ngứa bụng tại nhà nhưng không có hiệu quả; tình trạng ngứa da bụng nặng và dai dẳng, người bệnh nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời..
Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định bôi kem corticosteroid hoặc sử dụng corticosteroid đường uống. Thuốc kháng histamin đường uống cũng có thể được sử dụng để giúp giảm cảm giác cơn ngứa ngáy khó chịu ở vùng bụng.
Bác sĩ có thể chỉ định bôi kem corticosteroid hoặc sử dụng corticosteroid đường uống cho bệnh nhân bị ngứa bụng.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Đa phần các trường hợp ngứa bụng đều không quá nghiêm trọng và sẽ biến mất sau khi chữa trị bằng cách điều trị tại nhà.
Nhưng nếu nhận thấy cơn ngứa dữ dội hoặc ngứa da kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như đỏ da, sụt cân, đại tiện hoặc tiểu tiện không tự chủ, tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian đi gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng ngứa bụng, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Bài viết hay và mình đang bị