Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 27/05/2020

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách trị mề đay sau sinh mổ và sinh thường

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng nổi mề đay sau sinh, gây ảnh ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và sinh hoạt hàng ngày. Vậy tại sao lại sau sinh lại bị nổi mề đay? Nên làm gì để nhanh hết mề đay?

I – Nguyên nhân nổi mề đay và sau sinh

Bị dị ứng nổi mề đay sau sinh có thể là do những nguyên nhân sau:

– Sự thay đổi Hormon nội tiết: Sau khi sinh, nội tiết tố của sản phụ bị rối loạn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho mề đay bùng phát.

– Yếu tố tâm lý: Phụ nữ sau sinh có tâm lý bất ổn. Yếu tố này kết hợp với thể trạng yếu và vấn đề chăm sóc con trẻ là nguyên nhân gây ngứa mề đay sau sinh.

Tại sao bị nổi mề đay sau sinh Nổi mề đay sau sinh do nhiều yếu tố gây ra

Thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi khiến mẹ sau sinh bị nổi mề đay.

Do chế độ ăn: Sau khi sinh, phụ nữ phải kiêng khem nhiều thực phẩm, có thể dẫn đến thiếu chất và gây nổi mề đay. Bên cạnh đó, một số thực phẩm cũng có thể gây dị ứng mẩn ngứa cho mẹ bỉm như hải sản,..

Do thuốc: Các loại thuốc như kháng sinh, vắc xin, thuốc chống viêm, giảm đau… có thể gây mẩn ngứa.

Các nguyên nhân khác: Do mặc quần áo chật, đồ mồ hôi nhiều, do tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa, mạt bụi, côn trùng đốt…

II – Biểu hiện bệnh mề đay sau sinh

– Phát ban ở dạng mảng hoặc sẩn, kích thước không đều nhau và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Các nốt đỏ lúc đầu mọc ở một vị trí, sau đó lan ra khắp cơ thể.

– Sẩn và mảng da có bờ tròn và giới hạn rõ ràng so với những vùng da khác.

– Ngứa ngáy khó chịu, cơn ngứa từ nhẹ đến dữ dội, nhất là vào ban đêm. Có thể đi kèm với tình trạng nóng rát và đau.

– Một số trường hợp xuất hiện tình trạng sưng phù môi, mí, mắt, bộ phận sinh dục…

Bệnh mề đay sau sinhNổi mề đay gây ngứa ngáy khó chịu

III – Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Liệu có tự khỏi không?

Một số phụ nữ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có thể thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau vài ngày mà không cần điều trị.

Tuy nhiên một số người có thể bị mề đay kéo dài hơn 6 tuần, trong trường hợp mề đay có dấu hiệu kéo dài bệnh nhân cần đi khám bác sỹ sớm.

Bị mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Nguyên nhân nổi mề đay 

– Cơ địa người bệnh

– Tình trạng sức khỏe

– Phương pháp điều trị

–  Chế độ chăm sóc

IV – Nổi mề đay sau sinh kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bên cạnh phương pháp điều trị thì chế độ ăn uống cũng góp phần trong việc cải thiện triệu chứng mề đay ngược lại có những thực phẩm có thể khiến cho tình trạng nặng hơn. Theo đó, dị ứng nổi mề đay sau sinh chị em cần chú ý:

1. Bị ngứa mề đay sau sinh nên ăn các thực phẩm

  • Chứa vitamin A – C – E

Bị nổi mề đay sau sinh kiêng ăn gìNhững thực phẩm giàu vitamin A – C – E rất tốt khi bị nổi mề đay

Chị em cần ăn nhiều rau củ và trái cây chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là những thực phẩm như: Rau xanh (rau cải, diếp cá, súp – lơ, bí đỏ, khoai lang, cà rốt, cà chua, củ cải,…), quả (bưởi, đu đủ, cam, chanh, ổi, dưa hấu,…).

  • Thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Trong tỏi, hành, nghệ có chứa chất giúp kháng viêm rất tốt. Có thể kết hợp tỏi và hành hoặc nghệ trong các món ăn như xào, kho với cá hoặc thịt, hay tẩm ướp gia vị trong các bữa cơm hàng ngày. 

  • Thực phẩm chứa nhiều Omega 3

Những thực phẩm chứa Omega 3 sẽ giúp bạn hạn chế được các độc tố gây bệnh, gây viêm da. Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 như: Dầu đậu nành, đậu hũ, các loại rau có màu xanh đậm, cá hồi,…

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi bị nổi mề đay, chị em cần chú ý uống nhiều nước mỗi ngày, giúp cơ thể đào thải những độc tố cho cơ thể. Cũng có thể sử dụng nước ép trái cây để hỗ trợ giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. 

( Xem thêm: Nổi mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì? Bị mề đay kiêng gì trong sinh hoạt?)

2. Mẩn ngứa nổi mề đay sau sinh nên kiêng

  • Thực phẩm chứa nhiều đạm như: Thịt bò, cá biển, lạp xưởng, trứng, sữa, đồ đóng hộp, gà, các loại hải sản,… dễ gây kích ứng cho cơ thể, đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm.

Mẩn ngứa nổi mề đay sau sinhĂn thực phẩm giàu đạm dễ khiến bệnh mề đay nặng hơn

  • Thực phẩm cay (ớt, tiêu,…) và những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: Bởi khi ăn những món ăn này sẽ khiến cho các bộ phận của cơ thể hoạt động nhiều, liên tục hơn bình thường, khiến cơ thể khó chịu, thậm chí là gây khô da, bong tróc,..
  • Đồ uống có ga, cồn: Bị mề đay không nên dùng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, trà, cà phê, nước ngọt có ga,… vì sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cho bệnh mề đay ngày càng nặng và khó điều trị hơn.   
  • Thực phẩm nhiều đường và muối: Vì có thể khiến cho những mẩn đỏ mọc lên nhiều hơn.

V – Nổi mề đay sau sinh phải làm sao? Cách trị mề đay sau sinh an toàn cho mẹ và bé

1. Chữa mề đay sau sinh mổ và sinh thường

Các phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh mổ và thường ưu tiên không dùng thuốc tây y để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến mẹ và bé.

Tình trạng bị nổi mề đay sau sinh mổ và thường không quá nghiêm trọng, các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp:

– Tránh các tác nhân nghi ngờ có thể gây nổi mề đay. 

– Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh chăn màn, không để vật nuôi trong nhà hay tránh tiếp xúc với hóa chất cũng là cách để hạn chế mề đay xuất hiện. 

Chữa mề đay sau sinh mổTránh tiếp xúc với hóa chất để hạn chế nổi mề đay sau sinh

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây để thanh nhiệt, làm mát và giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Tập thể dục thể thao thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp.

2. Nổi mề đay sau sinh và cách chữa bằng mẹo tại nhà

Để giảm ngứa do mề đay, chị em có thể áp dụng những mẹo an toàn sau:

– Chườm lạnh hoặc tắm nước mát để làm dịu các sẩn ngứa, cải thiện tình trạng viêm và đỏ da.

– Sử dụng bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều khoáng chất, axit amin và chất chống oxy hóa. Ngâm rửa hoặc đắp bột yến mạch có thể giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ và viêm do mề đay sau sinh gây ra.

– Gel lô hội: Gel lô hội có tác dụng làm mát, dưỡng ẩm và làm dịu vùng da phát ban. Vì vậy chị em có thể thoa lên vùng da bị nổi mề đay để giảm ngứa và nóng rát.

Cách trị mề đay sau sinhGel lô hội giúp giảm ngứa, dưỡng ẩm cho da

3. Thuốc trị mề đay sau sinh

Những trường hợp mề đay sau sinh, bên cạnh việc tham khảo các biện pháp giúp cải thiện bệnh mề đay tại nhà, mẹ nên đi khám sớm bác sỹ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Một số loại thuốc trị mề đay dành cho phụ nữ sau sinh thường được bác sĩ kê đơn như:

– Kem bôi: Có tác dụng làm mát da, giảm ngứa và cải thiện viêm da nổi mề đay sau sinh.

– Thuốc kháng histamine H1: Giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn do các hoạt chất trung gian hoá học gây ra.

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ.

4. Cách chữa dị ứng mề đay sau sinh bằng Đông y

Bên cạnh các mẹo chữa tại nhà và dùng thuốc tây y, chị em có thể tham khảo 2 bài thuốc Đông y sau:

– Bài thuốc 1: Dùng độc hoạt, tế tân, tất bát, nam hoàng bá, cam thảo và liên kiều mỗi thứ 12g, quế nhục 8g, thiên niên kiện 10g, lá kinh giới, xương bồ và thương nhĩ tử mỗi thứ 16g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

– Bài thuốc 2: Chuẩn bị tang diệp, cỏ mần trầu và kim ngân hoa mỗi thứ 20g, quả ké đầu ngựa, tang ký sinh và xương bồ mỗi thứ 16g, cam thảo, bạch thược, sài hồ và hoàng cầm mỗi thứ 12g. Sắc uống, ngày dùng 1 tháng.

Cách điều trị mề đay sau sinhCác vị thuốc Đông y

**Lưu ý: Chỉ dùng thuốc sau khi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Nổi mề đay sau sinh webtretho chia sẻ

Trên diễn đàn lớn dành cho mẹ và bé – webtretho, vấn đề nổi mề đay sau sinh được rất nhiều chị em quan tâm và đồng cảm bởi tình trạng này rất nhiều mẹ gặp phải.

Trong rất nhiều chia sẻ về kinh nghiệm trị mề đay của phụ nữ sau sinh, có những mẹo hay sau đây nhận được nhiều phản hồi, chị em có thể tham khảo áp dụng:

– Bật quạt hoặc điều hòa với mức gió nhỏ, tránh để gió tạt thẳng vào người. Mẹ cũng nên chọn mặc những loại quần áo thấm mồ hôi, rộng thoáng để cơn ngứa ngáy nhanh qua.

– Sử dụng lá khế chua đun nước tắm để làm dịu nhanh cơn ngứa.

– Sử dụng kem bôi da có thành phần thiên nhiên vừa an toàn lại giúp dịu da, giảm ngứa.

– Dùng mùi tàu có kèm rễ, phơi khô qua, sao vàng đun nước uống.

6. Cách điều trị mề đay sau sinh bằng kem bôi giảm ngứa

Đối với tình trạng nổi mề đay sau khi sinh, gây mẩn ngứa nhẹ thì chị em có thể dùng kem bôi da Yoosun rau má. 

Dị ứng nổi mề đay sau sinh và cách chữaLàm dịu mẩn ngứa sau sinh với kem Yoosun rau má 

>> Xem VIDEO mẹ Min chia sẻ công dụng của kem Yoosun rau má <<

Video cách trị mề đay sau sinh

Kem Yoosun rau má thành phần chủ yếu là dịch chiết rau má, vitamin E với tính chất mát lành, làm dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới. Bên cạnh đó, còn cung cấp độ ẩm cho da, giảm ngứa rất hiệu quả.

Sản phẩm đã được sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Sử dụng được cho mẹ sau sinh.

Cách thực hiện như sau: Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước lá, lau khô, thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má, vỗ nhẹ nhàng để kem thấm vào da, không cần rửa lại với nước. 

Sau khi thoa kem, chị em sẽ cảm nhận được cảm giác mát lành, dịu nhẹ, chất kem thẩm thấu rất nhanh, không gây nhờn dính, bí rít.

Có thể sử dụng mỗi ngày 2-3 lần để giảm ngứa do nổi mề đay sau sinh.

Hy vọng những nội dung trên đây về nguyên nhân nổi mề đay sau sinh và cách chữa, mề đay sau sinh có tự khỏi không?… hữu ích với nhiều chị em phụ nữ. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn thêm.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục