Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 22/04/2024

Nổi sảy ở háng (bẹn): Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

9 phút đọc Chia sẻ bài viết

Không chỉ bị nổi sảy ở mặt, đầu, trán, cổ, lưng hay nách, nhiều người còn bị nổi sảy ở háng. Nguyên nhân nổi rôm sảy ở háng có thể do vệ sinh không sạch sẽ, nhiễm trùng, dị ứng, thường xuyên ma sát tiếp xúc với quần áo.

I – Nổi sảy ở háng là như thế nào?

Rôm sảy ở người lớn hoặc trẻ em thường phát triển ở những vùng quần áo gây ma sát hoặc da cọ sát vào nhau, chẳng hạn như nếp gấp da, nách, nếp gấp khuỷu tay, háng, đùi hoặc sau đầu gối.

Nổi sảy ở háng là tình trạng các nốt sần nhỏ (mụn nhỏ màu hồng hoặc hơi đỏ) xuất hiện trên vùng da tại háng. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, châm chích, sờ vào da thấy sần sùi.

Bị nổi sảy ở hángHình ảnh nổi sảy ở háng.

Bất kỳ ai đều có thể bị rôm sảy ở háng nhưng phổ biến hơn cả là trẻ sơ sinh do thường xuyên mặc tã bỉm. Người trưởng thành làm việc trong môi trường nóng ẩm lâu ngày hoặc chảy nhiều mồ hôi cũng có nguy cơ mọc rôm sảy ở vùng háng.

II – Nguyên nhân nổi rôm sảy ở háng

Lý do nổi rôm sảy ở háng có thể do vệ sinh không sạch sẽ, nhiễm trùng, dị ứng, thường xuyên ma sát tiếp xúc với quần áo. Cụ thể:

1. Do lỗ chân lông bị bít tắc

Thời tiết nóng bức khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, đặc biệt là ở các vùng da có nếp gấp và ít thông thoáng (trong đó có vùng háng). Nhiệt độ cơ thể tăng cao cộng với việc tăng tiết mồ hôi, bã nhờn và bụi bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mọc rôm sảy.

Nguyên nhân do lỗ chân lông bị bít tắc thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi chưa trưởng thành và phát triển hoàn thiện.

2. Do vùng da ở háng ít tiếp xúc với ánh sáng

Vùng da ở háng thường rất ít được tiếp xúc với ánh sáng và không khí do thường xuyên mặc quần. Vì vậy, vùng da này dễ bí bách, ẩm ướt và không được khô thoáng như các vị trí da khác trên cơ thể. Đây chính là một trong các nguyên nhân chính gây nổi sảy ở háng.

3. Nhiễm trùng

Vùng háng không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng và rôm sảy. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh hoặc trẻ đang đóng bỉm, nếu ba mẹ không chú ý vệ sinh sạch sẽ con rất dễ bị nổi rôm sảy ở mông.

4. Ma sát

Vùng háng thường xuyên tiếp xúc với quần hàng ngày, về lâu dài nếu bạn mặc quần quá dày, bó sát hoặc bằng chất liệu vải khó thấm hút mồ hôi là rất cao. Bình thường khu vực háng vốn dĩ đã ít được tiếp xúc với không khí bên ngoài. Nếu bạn mặc quần áo quá dày cộng với chất liệu không thấm hút mồ hôi tốt thì rôm sảy là điều khó tránh khỏi.

Nổi rôm sảy ở hángRôm sảy ở háng do da bị nhiễm trùng, ít tiếp xúc với ánh sáng, dị ứng…

5. Dị ứng

Những người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm có nguy cơ mọc rôm sảy cao hơn nếu, trong đó có vùng háng khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc chất bị dị ứng.

6. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác nổi sảy ở háng có thể kể đến như:

– Do bệnh lý: Nổi sảy ở háng có thể do một số bệnh lý gây ra, ví dụ như nóng trong, nóng gan/rối loạn chức năng gan, sốt, béo phì hoặc thừa cân, nứt nẻ, viêm da dị ứng., ngứa ngáy, bệnh vẩy nến, bệnh vảy phấn hồng…

– Do ăn uống không khoa học: Ăn nhiều hoa quả có tính nóng (mít, nhãn, sầu riêng, vải, xoài); các món ăn/gia vị cay (mì cay, kim chi, ớt, tiêu, mù tạt); thức ăn nhiều đường; đồ uống có chứa chất – kích thích; đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ; không uống đủ nước…

– Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: nằm quá lâu và quá nhiều; dùng nước xả vải, nước giặt gây kích ứng da; sử dụng sữa tắm gây khô da…

– Mặc bỉm thường xuyên: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu mặc tã bỉm cả ngày khiến vùng háng bị bí bách, da không được trao đổi khí với không khí bên ngoài. Cộng với việc da vùng háng thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu và phân nên tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây rôm sảy.

III – Biểu hiện nổi sảy ở háng

Cũng như rôm sảy ở các vùng da khác, nổi rôm sảy ở háng cũng đặc trưng bởi các nốt sần nhỏ màu đỏ hoặc hồng trên da. Bố mẹ cần chú ý đến các triệu chứng rôm sảy dưới đây để kịp thời đưa con đi thăm khám và điều trị.

1. Dấu hiệu phổ biến và thường gặp

Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây, rất có thể là bạn đã bị mọc rôm sảy ở háng:

– Vùng da ở hãng xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti màu hơi đỏ hoặc hồng, đôi khi là các vệt màu đỏ kéo dài.

– Cảm giác ngứa ngáy châm chích khó chịu nên thường xuyên phải dùng tay gãi ở vùng háng.

– Vùng da háng bị mọc rôm sảy hơi sưng và đỏ nhẹ.

– Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh quấy khóc do khó chịu và ngứa.

2. Dấu hiệu nặng cần thăm khám bác sĩ

Người bị rôm sảy nên đi thăm khám bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng sau:

– Rôm sảy ở háng kéo dài 7-10 ngày không khỏi dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục.

– Các nốt sần phát triển thành mụn mủ hoặc mụn nước.

– Vùng da háng nổi rôm sảy bị sưng tấy, đỏ và đau.

Bị rôm sảy ở hángDấu hiệu rôm sảy ở háng nặng gây nhiễm trùng cần thăm khám và điều trị ngay.

– Sưng hạch bạch huyết ở bẹn hay háng, kèm sốt cao.

– Rôm sảy ở háng lan rộng sang các vùng da khác.

– Chảy mủ ở vùng da háng bị rôm sảy.

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là khi thay tã bỉm, quần áo; chán ăn, ăn ít, ngủ không sâu giấc, sụt cân.

IV – Phương pháp chẩn đoán rôm sảy ở háng

Khi rôm sảy ở triệu chứng trở nặng, bạn nên đi thăm khám ngay để tránh gây biến chứng viêm da, nhiễm trùng da, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu.

Người bị rôm sảy không cần thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán rôm sảy ở háng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào việc kiểm tra vùng da háng, đặc điểm mụn nước, độ tuổi hay gặp và thời tiết nóng ẩm.

Đồng thời chẩn đoán mức độ rôm sảy ở háng nặng hay nhẹ để tư vấn phương pháp điều trị hợp lý.

Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng khác, họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu vùng bị ảnh hưởng để xét nghiệm.

Cách điều trị rôm sảy ở hángBác sĩ sẽ căn cứ vào việc kiểm tra vùng da háng, đặc điểm mụn nước để chẩn đoán mức độ rôm sảy.

V – Các cách điều trị rôm sảy ở háng

Da háng là vùng da nhạy cảm, vì vậy khi bị nổi rôm sảy ở vùng này, bạn không nên bôi hoặc tắm các loại nước lá theo kinh nghiệm dân gian, đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm.

1. Khắc phục tại nhà

Với trường hợp rôm sảy ở háng nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây:

– Để làm dịu cảm giác ngứa hoặc châm chích bạn có thể chườm lạnh; chạm hoặc vỗ nhẹ vào vết phát ban thay vì gãi; không sử dụng sữa tắm hoặc kem có mùi thơm.

– Vệ sinh vùng da háng sạch sẽ, đảm bảo vùng da này luôn khô thoáng và mát mẻ.

– Mặc quần rộng rãi, chất liệu thoáng mát thấm hút mồ hôi tốt; tránh mặc quần bó sát, quá dày hoặc không thấm hút mồ hôi.

– Thay quần áo sạch thường xuyên để tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng ở da.

– Riêng với trẻ còn đang mặc tã bỉm, ba mẹ nên chú ý thay cho con 2-3 tiếng 1 lần hoặc ngay khi bé đi ị để tránh xa tiếp xúc với chất thải gây viêm da. Tránh quấn tã nhiều lớp hoặc mặc bỉm quá chặt vì sẽ khiến da bị bí hơi dẫn đến rôm sảy.

2. Sử dụng kem trị rôm sảy

Sử dụng kem Yoosun rau má và Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má là giải pháp tiện lợi và ưu việt được nhiều người bị rôm sảy lựa chọn.

Được mệnh danh là tuýp kem “đa zi năng”, Yoosun Rau má mang lại nhiều tác dụng cho da như: ngăn ngừa và trị rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da, mụn nhọt; dịu vết muỗi đốt côn trùng cắn; ngăn ngừa mụn và thâm mụn; tái tạo da và ngừa thâm sẹo; làm mát da….

Kem Yoosun Rau má an toàn và lành tính với dịch chiết rau má, không corticoid, không parabens nên có thể an tâm sử dụng khi gặp các vấn đề về da.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả trị rôm sảy, bạn có thể kết hợp sử dụng với Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má. Với thành phần chính là chiết xuất rau má, chiết xuất củ gừng và bisabolol, sản phẩm giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…

Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má không chứa sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol, không corticoid, không parabens nên an toàn cho da, kể cả làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bi nổi sảy trên háng Kem bôi da Yoosun Rau má và Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má.

Để trị rôm sảy bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Bước 1: Tắm rửa bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má để loại sạch da.

– Bước 2: Thoa kem bôi da Yoosun Rau má lên các vùng da bị rôm sảy. Mỗi ngày, nên thoa kem khoảng 2-3 lần.

3. Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trường hợp đã áp dụng các cách trên nhưng vùng da háng bị rôm sảy không cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.

Một số loại thuốc bôi có tác dụng làm dịu kích thích da và cảm giác ngứa ngáy thường đường dùng trong điều trị rôm sảy gồm:

– Thuốc chống viêm: Chẳng hạn như corticosteroid (thuốc bôi) làm giảm viêm, ngứa và kích ứng da.

– Thuốc chống nấm: Dùng khi rôm sảy do nấm gây ra, có thể bao gồm kem antifungal hoặc thuốc uống

– Kem bôi ngoài da Calamine: Tác dụng làm giảm các triệu chứng như khó chịu, đau rát, ngứa ngáy, làm khô các nốt mụn đỏ và mụn mủ trên da.

– Kem bôi Steroid: Chống viêm nhiễm, giảm phát ban, làm khô nhanh vết thương rôm sảy, chữa lành vết thương nhanh chóng và không để lại vết thâm.

– Thuốc kháng histamine: Giảm triệu chứng rôm sảy và phản ứng dị ứng. Có thể dùng dưới dạng uống hoặc bôi đều được. Tuy nhiên, khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần có chỉ định của bác sĩ.

!Lưu ý: Người bị rôm sảy ở háng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi muốn chữa rôm sảy bằng thuốc. Trong quá trình sử dụng, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra các rủi ro không mong muốn.

V – Lưu ý giúp dự phòng ngừa nổi sảy ở háng

Chú ý vệ sinh, giữ da mát mẻ, giảm ma sát, uống đủ nước là những biện pháp giúp dự phòng rôm sảy ở háng hữu ích:

1. Vệ sinh da vùng háng

Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ vùng háng hàng ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh hoặc cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Riêng đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nổi sảy ở háng, các mẹ nên vệ sinh vùng da háng 2 lần/ngày.

Trẻ nhỏ và người lớn sau khi thể dục, vận động nhiều cần dùng khăn khô lau người sạch sẽ và ngồi quạt để ráo mồ hôi. Sau đó, tắm bằng các loại xà phòng hoặc sữa tắm dịu nhẹ, lành tính, chú ý tắm kỹ ở vùng da háng giúp vùng da này luôn khô thoáng và sạch sẽ.

2. Giữ da mát mẻ

Để giữ cho làn da luôn mát mẻ, bạn nên mặc quần áo rộng rãi với chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt. Tắm nước mát hoặc tắm vòi sen; uống nhiều nước để tránh mất nước…

Khi thời tiết nóng bức, hãy mặc những bộ quần áo cotton nhẹ giúp hấp thụ độ ẩm để giữ nó khỏi da. Đồng thời, bật điều hòa hoặc sử dụng quạt để giúp cơ thể và làn luôn mát mẻ khô ráo.

3. Giảm ma sát

Thay vì mặc quần áo bó sát và chật, bạn nên mặc quần áo rộng rãi để tránh bị kích ứng do quần áo cọ xát vào da.

Phòng tránh rôm sảy ở bẹn Giữ da mát mẻ, giảm ma sát với quần áo giúp phòng ngừa rôm sảy ở háng hiệu quả.

4. Chọn sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ

Chọn các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, có độ pH trung tình, để bảo vệ lượng dầu trên da. Điều này giúp tránh gây khô da, khiến da bị kích ứng dẫn đến rôm sảy.

5. Uống đủ nước, ăn uống đủ chất

Mỗi ngày nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước để cung cấp đủ nước và làm mát cơ thể đồng thời đào thảo độc tố bên trong ra ngoài. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước ép hoa quả (cam, dứa, táo); nước ép rau củ (cà rốt, bí đao, rau cần tây) hoặc các loại nước có tính mát, thanh nhiệt như sắn dây, đậu đen, sài đất…

Bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, ăn đa dạng thực phẩm. Đặc biệt nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng giúp tăng sức đề kháng cho da và cơ thể.

Cách tốt nhất để “chung sống” với rôm sảy ở háng là giữ cho da mát và khô thoáng; tránh mặc quần áo quá chật và bó sát; cố gắng tránh xa nơi nóng ẩm. Trường hợp nổi sảy ở háng kéo dài trên 7 ngày với các triệu chứng như có mủ chảy ra từ các nốt mụn, sốt và nổi hạch bạch huyết, hãy đi thăm khám ngay để được điều trị kịp thời.

Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề bị nổi sảy ở bẹn, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.

Tham khao thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục