Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 19/04/2024

Trẻ bị rôm sảy có tiêm phòng được không? Lưu ý khi tiêm

6 phút đọc Chia sẻ bài viết

Trẻ bị rôm sảy có tiêm phòng được không? Trẻ bị rôm sảy không nằm trong các trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm phòng. Do đó, ba mẹ vẫn có thể đưa con đi tiêm phòng như bình thường nhưng nên đưa con tới cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phù hợp.

I – Rôm sảy là gì?

Rôm sảy hay phát ban do nhiệt (Miliaria), đây là bệnh lý về da thường gặp trong thời tiết nóng và ẩm ướt.

Rôm sảy thường xảy ra do đổ mồ hôi quá nhiều. Các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và mồ hôi bị mắc kẹt bên trong dẫn đến rôm sảy vài ngày sau đó. Trẻ sơ sinh thường bị rôm sảy vì không thể kiểm soát nhiệt độ tốt như người lớn và trẻ em.

Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi là do trẻ mặc quá nhiều quần áo. Trẻ bị sốt cao hoặc trẻ nằm trong lồng ấp cũng có thể bị tắc tuyến mồ hôi. Hoạt động thể chất, chơi đùa với cường độ cao, mặc quần áo có vải pha nilon hoặc do một số vi khuẩn cư trú trên da tiết ra chất nhờn cũng có thể làm tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi.

trẻ bị rôm sảy có tiêm phòng được khôngRôm sảy thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện.

Rôm sảy là vết ban đỏ lớn như đầu kim, tròn hoặc lốm đốm, đầu có ít nước, xung quanh màu đỏ. Cùng với đó là cảm giác nóng rát và ngứa khiến trẻ bị rôm sảy thường gãi ngứa và dễ khiến da bị đau do nhiễm trùng.

Ở trẻ, rôm sảy thường mọc ở phía sau cổ, vai, ngực; những khu vực mà quần áo vừa khít hơn (bao gồm cả khu vực mặc tã); trán, da đầu; các nếp gấp trên da, chẳng hạn như cổ, háng, nách, nếp nhăn ở khuỷu tay và mặt sau đầu gối

Rôm sảy gây khó chịu là bệnh lý da liễu lành tính và thường vô hại. Bệnh thường tự khỏi sau vài ngày bằng cách làm mát da, tránh tiếp xúc với nhiệt và không gây kích ứng cho da.

II – Trẻ bị rôm sảy có tiêm phòng được không?

Trẻ bị rôm sảy có tiêm phòng được không? Ba mẹ hoàn toàn có thể tiêm phòng cho con bình thường ngay cả khi con bị rôm sảy. Vì theo tìm hiểu, rôm sảy không phải là trường hợp nhà sản xuất vắc-xin chống chỉ định tiêm chủng.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và có câu trả lời chắc chắn, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

bé bị rôm sảy có tiêm phòng được khôngRôm sảy không phải là trường hợp nhà sản xuất vắc-xin chống chỉ định tiêm chủng.

Theo tìm hiểu, trẻ chỉ bị chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm phòng trong các trường hợp sau:

1. Trường hợp chống chỉ định

– Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau khi tiêm liều vắc xin lần trước đó (có cùng thành phần), trẻ bị sốt cao trên 39°C kèm theo co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, khó thở, tím tái.

– Không tiêm vắc-xin phòng lao cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.

– Trẻ đang bị suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy tim, suy thận, suy gan…

– Các trường hợp trẻ cần tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

2. Trường hợp phải tạm hoãn

Đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện, các trường hợp trẻ phải tạm hoãn tiêm chủng gồm:

– Trẻ đang bị suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận, hôn mê…

– Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, cấp tính.

– Trẻ bị sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C.

– Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin: ví dụ: lần đầu tiêm không sốt nhưng lần sau sốt cao trên 39°C.

– Trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh hoặc mạn tính ở phổi, tim, tiết niệu, hệ tiêu hoá, máu, ung thư.

– Trẻ mới sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm phòng vắc xin sống giảm độc lực.

– Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednisone ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm phòng vắc xin sống giảm độc lực.

– Trẻ có cân nặng dưới 2kg: cần chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

– Nếu trẻ thuộc 1 trong các trường hợp ở trên, trẻ có thể được tiêm phòng trở lại khi sức khỏe ổn định hoặc ba mẹ cần chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

rôm sảy tiêm phòng được khôngKhông nên tiêm phòng khi trẻ đang bị suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận, hôn mê…

Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện, trẻ cần hoãn tiêm phòng trong các trường hợp sau:

– Trẻ đang bị suy hô hấp, suy tim, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan, suy thận, hôn mê…

– Trẻ mắc các bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng.

– Trẻ hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C hoặc sốt ≥ 38°C.

– Trẻ mắc bệnh mãn tính hoặc các bệnh tim bẩm sinh kèm theo tình trạng tăng áp lực động mạch phổi (≥40mmHg).

– Trẻ mới sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): cần tạm hoãn tiêm phòng vắc xin sống giảm độc lực.

– Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednisone ≥2mg/kg/ngày); hóa trị hoặc xạ trị trong vòng 14 ngày: cần tạm hoãn tiêm phòng vắc xin sống giảm độc lực.

– Các trường hợp trẻ cần tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Với các trường hợp này, trẻ sẽ được tiêm phòng khi sức khỏe ổn định để đảm bảo an toàn. Các bác sĩ khuyến nghị ba mẹ nên thực hiện đúng các hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm đồng theo dõi và chăm sóc sau tiêm cho trẻ.

III – Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ bị rôm sảy

Với trẻ bị rôm sảy, nếu đến ngày tiêm phòng nhưng ba mẹ còn băn khoăn không biết có được tiêm hay không thì ba mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi và tiêm phòng.

Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành khám loại trừ bệnh sởi hoặc các bệnh lý phát ban khác. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định trẻ có được tiêm phòng hay không.

1. Trước khi tiêm

– Thông báo cho bác sĩ biết tình trạng rôm sảy của trẻ: Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của rôm sảy và quyết định có nên hoãn tiêm phòng hay không.

– Vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ: Tắm cho trẻ bằng nước ấm và sử dụng sữa tắm dịu nhẹ. Tránh chà xát mạnh da của trẻ.

– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ: Chọn quần áo làm từ chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường nóng bức, bí bách: Giữ cho trẻ ở nơi thoáng mát, có điều hòa hoặc quạt gió.

Trẻ bị nổi sảy có tiêm phòng được khôngBa mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám để biết có đủ điều kiện sức khỏe tiêm phòng hay không.

2. Sau khi tiêm

Một số lưu ý khác cho ba mẹ khi tiêm phòng cho con là:

– Theo dõi sau tiêm phòng tại nơi tiêm khoảng 30 phút để kịp thời phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.

– Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất trong vòng 24h sau tiêm chủng về các dấu hiệu: ăn, ngủ, thở, tinh thần, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm…

– Không chạm, đè, xoa dầu, chườm nóng chườm lạnh hoặc đắp bất kỳ thứ gì lên vị trí vừa tiêm phòng.

– Trường hợp trẻ bị sốt, ba mẹ nên chườm ấm (nếu < 38,5 độ C) hoặc uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế nếu trẻ sốt > 38,5 độ C.

– Đặc biệt, nên đưa trẻ đi khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm phòng: trẻ co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, li bì, bú kém, bỏ bú; tím tái, khó thở, chân tay lạnh, nổi mề đay toàn thân, nổi vân tím; sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đỡ dù đã dùng hạ sốt; sốt trên 3 ngày; vị trí tiêm bị cứng, sưng, đau…

Như vậy, trẻ bị rôm sảy có tiêm phòng được không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chỉ định phù hợp.

Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề trẻ bị rôm sảy tiêm phòng được không, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục