Trẻ bị nổi sảy ở nách: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Nổi sảy ở nách là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè. Tuy là bệnh lành tính nhưng có thể gây nên nhiều phiền toái, khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh đang muốn tìm cách xử lý giúp bé yêu của mình nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
I – Nổi sảy ở nách là như thế nào?
Rôm sảy hay còn có tên gọi khác là phát ban nhiệt tên tiếng Anh là Heat rash, prickly heat hoặc miliaria. Tình trạng phát ban da này vô hại nhưng lại gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Chúng xảy ra khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. Nổi sảy xuất hiện phổ biến hơn trong những tháng mùa hè và ở vùng có khí hậu nóng.
Hình ảnh nổi sảy ở nách.
Theo một bài báo năm 2008 của Hội bác sĩ Gia đình Mỹ về da của trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị nổi sảy. Bởi ống dẫn mồ hôi của trẻ còn nhỏ chưa thể thuần thục trong việc điều chỉnh nhiệt độ.
Rôm sảy có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: Mặt, má, háng, bụng, ngực, nếp nhăn khuỷu tay, thắt lưng, phía sau đầu gối và 2 bên nách.
II – Nguyên nhân bị rôm sảy ở nách
Nổi sảy ở nách xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Do đó, cha mẹ nên nhận biết và chẩn đoán đúng để có được biện pháp xử lý và phòng ngừa hiệu quả.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây rôm sảy trên nách ở trẻ nhỏ:
1. Do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nổi sảy ở nách. Theo một số nghiên cứu cho thấy có đến 9% trẻ sơ sinh bị rôm sảy trong vài tuần đầu đời. Trẻ nhỏ khó kiểm soát được nhiệt độ cơ thể hơn so với người lớn. Điều này có thể xảy ra là do trẻ nhỏ có tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh và hoạt động chưa hiệu quả vào mùa hè.
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, oi bức khiến cho cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Tuy nhiên, mồ hôi lại không thể thoát hết ra ngoài do tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, có thể vỡ ra dễ hơn hơn và lúc đó mồ hôi bị giữ lại bên dưới da, không thoát ra ngoài được. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây bít tắc và rôm sảy xuất hiện là điều khó tránh khỏi.
Trẻ nhỏ bị nổi rôm sảy trên nách do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện.
2. Thời tiết mùa hè nắng nóng
Hầu hết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường bị rôm sảy ở nách vào mùa hè. Ngoài nguyên nhân tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh lại thêm thời tiết nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết ra nhiều mồ hôi nhưng không thể thoát hết ra ngoài, gây nên tình trạng ứ đọng và bít tắc tuyến mồ hôi.
Không chỉ vậy, mùa hè còn là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh. Một số loại vi khuẩn sẽ thường trú trên da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi ở nách bị bị tắc, từ đó gây nên hiện tượng rôm sảy.
3. Trẻ mặc quần áo dày
Trẻ nhỏ bị nổi sảy ở nách cũng có thể do cha mẹ mặc quần áo quá dày. Đặc biệt, vào mùa hè khi trẻ mặc quần áo có chất liệu nóng, không thấm hút mồ hôi cũng có thể khiến cho tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn khiến rôm sảy xuất hiện.
Trẻ mặc quần áo dày, không thấm hút mồ hôi dễ nổi rôm sảy.
Đối với trẻ nhỏ, việc mặc tã quá chật hay thường xuyên cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây rôm sảy ở nách.
4. Nổi rôm sảy ở nách do trẻ bị ốm, sốt cao
Rôm sảy xuất hiện ở nách cũng thường gặp ở những trường hợp trẻ bị nóng sốt. Khi bị sốt thân nhiệt của trẻ thường tăng cao và xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi nhiều.
Khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi cộng với việc tuyến mồ hôi chưa phát triển hay mặc quần áo dày sẽ khiến chúng không thoát được hết ra ngoài. Khi mồ hôi tích tụ trên da gây bít tắc lỗ chân lông sẽ khiến rôm sảy xuất hiện.
III – Rôm sảy ở nách có biểu hiện như thế nào?
Rôm sảy ở nách là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim có hình tròn hoặc lấm tấm. Đầu rôm có một chút nước, màu đỏ ở xung quanh. Đối với những vị trí rôm mọc dày thường có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và có màu đỏ.
Rôm sảy xuất hiện từng mảng đỏ.
Tuy nhiên, ở trẻ có 3 dạng rôm sảy mỗi loại sẽ có một số triệu chứng điển hình như:
– Miliaria crystallina (rôm sảy dạng tinh thể): Đây là dạng rôm sảy nhẹ nhất, chúng xảy ra khi các ống dẫn mồ hôi (lỗ chân lông) trên bề mặt da của trẻ bị bít tắc. Rôm sảy dạng tinh thể có thể nhận biết bằng những nốt sưng nhỏ, trong bên trong có chứa chất lỏng và dễ vỡ. Loại rôm sảy này không có biểu hiện viêm ngứa hoặc đau.
– Miliaria rubra (rôm sảy đỏ): Loại rôm sảy này xảy ra sâu hơn trong da được gọi là Miliaria rubra và còn được biết đến với tên gọi khác là nhiệt gai. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm có các nốt mụn đỏ, viêm giống như mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy, châm chích trên da. Có một số trường hợp, các vết sưng của dạng rôm sảy này chứa nhiều mủ.
– Miliaria profunda (rôm sảy sâu): Dạng rôm sảy này gây ảnh hưởng đến lớp sâu nhất của da (lớp hạ bì). Bạn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như các vết sưng viêm cứng, đau hoặc ngứa nhìn giống như nổi da gà và có thể bị vỡ ra.
Lúc này, rôm sảy đã ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lúc đầu. Sự tổn thương không chỉ xảy ra trên bề mặt da của trẻ mà còn tổn thương vào lớp sâu bên trong da. Những tổn thương này thương này có thể dẫn tới tình trạng không có mồ hôi làn rộng, trẻ dễ bị kiệt sức, nôn ói, mạch đập nhanh…
IV – Rôm sảy ở nách được chẩn đoán thế nào?
Việc chẩn đoán rôm sảy ở nách của trẻ dựa vào những biểu hiện lâm sàng thông qua các đặc điểm của các loại mụn nước trên da trong điều kiện môi trường mà trẻ đã tiếp xúc. Hoặc bác sĩ có thể lấy một mẫu chất lỏng từ bên trong nốt rôm sảy của trẻ để kiểm tra theo một số cách khác.
Để có thể chẩn đoán tình trạng rôm sảy chính xác bạn có thể đưa trẻ tới cơ sở y tế. Thông qua việc thăm khám lâm sàng hoặc làm một số xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bạn biết được mức độ, tình trạng và có được biện pháp điều trị hiệu quả đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
V – Hướng dẫn cách xử lý bị nổi sảy ở nách
Nổi sảy ở nách có xu hướng tự biến mất sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn có thể chủ quan, không tìm cách chăm sóc và xử lý.
Nếu cha mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể khiến cho mụn nước vỡ ra. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn xâm nhập vào trong da gây nhiễm trùng da, viêm da mãn tính. Nguy hiểm hơn còn có khả năng gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tới tính mạng của trẻ.
Do đó, khi trẻ bị nổi rôm sảy ở nách bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp xử lý dưới đây:
1. Trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian
Trong những trường hợp trẻ bị rôm sảy ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp dân gian để tắm cho bé. Một số loại lá có chứa chất kháng sinh, giúp sát trùng, kháng khuẩn có thẻ dùng đun nước cho trẻ tắm.
1.1. Dùng lá trà xanh
Tắm lá trà xanh cho trẻ là cách trị rôm sảy được nhiều người lựa chọn. Theo đông y, lá trà xanh có tính hàn giúp thanh nhiệt, sát khuẩn.
Không chỉ vậy, trong nước trà xanh còn chứa nhiều phenol. Loại chất này có tác dụng tiêu viêm, ức thế và tiêu diệt các loại siêu vi trùng, vi khuẩn có hại.
Lá trà xanh còn có tính kháng khuẩn cao, làm sạch bã nhờn, bụi bẩn trên da mà vẫn đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Trà xanh là nguyên liệu tự nhiên nên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Tắm lá trà xanh trị rôm sảy.
Cách tắm lá trà xanh cho trẻ như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 100g lá trà xanh rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó bạn rửa lại thêm 1 đến 2 lần với nước sạch.
– Bước 2: Vò nát là trà xanh rồi cho vào nồi thêm 2 lít nước đun sôi khoảng 10 phút rồi để nguội bớt.
– Bước 3: Pha loãng nước trà xanh với với sạch sao cho có nhiệt độ phù hợp để tắm cho trẻ.
– Bước 4: Bạn tắm cho trẻ khoảng 5 phút rồi tắm lại bằng nước sạch 1 lần nữa. Lau khô người và nhanh chóng mặc lại quần áo cho trẻ.
1.2. Tắm lá kinh giới cho trẻ
Lá kinh giới thường xuất hiện nhiều trong các bữa ăn có công dụng trị cảm, sốt, bệnh viêm da, chảy máu cam… Ngoài ra, loại lá này còn giúp giảm tình trạng rôm sảy ở nách của trẻ nhỏ.
Trong lá kinh giới có chứa tinh dầu ((menthol racemic, D-menthol) có công dụng giảm ngứa, giảm tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc.
Ngoài ra, Vitamin C, protein, carbohydrate có trong lá kinh giới còn giúp làm mát, bổ sung độ ẩm và tăng cường miễn dịch cho làn da. Các thành phần có trong lá kinh giới mang đến nhiều tác dụng tốt trong việc điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Cách dùng lá kinh giới tắm cho trẻ như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch với nước.
– Bước 2: Đun sôi lá kinh giới với lượng nước vừa đủ để tắm.
– Bước 3: Khi nước nguội bớt và còn ấm bạn dùng khăn mềm nhúng vào nước lau người và tắm cho bé. Bạn có thể tắm hàng ngày cho bé cho tới khi rôm sảy lặn hết.
1.3. Trị rôm sảy bằng lá khế
Theo Đông y, lá khế có tính bình, vị chua nhẹ nên có tác dụng giải độc và thanh nhiệt. Khi tắm bằng lá khế giúp làm mát da, giảm tình trạng rôm sảy hiệu quả.
Theo y học hiện đại, trong lá khế có chứa nhiều vitamin, chất kháng viêm tự nhiên và chất chống oxy hóa. Đây đều là những thành phần tự nhiên có lợi cho làn da, giúp tổn thương phục hồi nhanh chóng, bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại khác.
Tắm lá khế cho trẻ bị rôm sảy.
Cách dùng lá khế trị rôm sảy cho bé như sau:
– Bước 1: Dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch rồi đun với nước trong khoảng 10 phút.
– Bước 2: Cho nước rau chậu bỏ hết phần bã rồi đợi nước ấm và tắm cho bé.
2. Dùng bộ đôi chăm sóc da Yoosun Rau má trị rôm sảy
Sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc da Yoosun rau má cũng là cách mẹ nên thực hiện để bảo vệ làn da cho bé yêu của mình. Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má là sản phẩm đã và đang đồng hành cùng hàng triệu mẹ bỉm hiện nay.
Giảm rôm sảy nhanh chóng bằng bộ chăm sóc da Yoosun Rau má.
Trong gel tắm gội thảo dược Yoosun rau má có chứa thành thành phần chính là dịch chiết rau má, chiết xuất củ gừng, bisabolol mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho làn da như:
– Làm dịu da, mát da và ngăn ngừa tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa cho trẻ nhỏ.
– Làm sạch, dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da nhạy cảm của trẻ.
– Bảo vệ làn da của trẻ tránh khỏi một số tác nhân gây viêm. Bên cạnh đó, còn giúp làn da của trẻ trở nên mềm mại và mịn màng hơn.
– Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má được đánh giá cao về độ an toàn. Bởi sản phẩm không chứa xà phòng, không cồn, không paraben, không silicon… nên mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Kem Yoosun rau má giúp giải quyết nhiều vấn đề thường gặp ở da như: rôm sảy, mẩn ngứa,… nhờ một số thành phần như:
– Dịch chiết rau má: Trong dịch chiết rau má có trong kem Yoosun Rau má chứa một số thành phần như Asiatic Acid, Asiaticosid, Madecassic Acid nhờ đó giúp tái tạo tế bào da, cải thiện làn da nhanh chóng sau những tổn thương.
– Hoạt chất Chlorhexidine: Giúp bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ nhỏ tránh khỏi những tác động của vi khuẩn ngăn ngừa mụn hình thành.
D-panthenol: Làm dịu da và giảm tình trạng ngứa rát do rôm sảy gây nên.
– Vitamin E: Có trong kem Yoosun Rau má mang đên tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và oxy hóa, giữ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng, mềm mại.
Mẹ có thể sử dụng gel tắm gội thảo dược Yoosun rau má hàng ngày. Sau đó, kết hợp thoa kem bôi da Yoosun Rau má để giảm tình trạng rôm sảy nhanh chóng.
3. Điều trị rôm sảy ở nách theo chỉ định của bác sĩ
Nếu trong trường hợp trẻ bị nổi sảy ở nách có những biểu hiện nặng như:
– Nổi rôm sảy bị vỡ và xuất hiện tình trạng chảy mủ.
– Xung quanh vùng da bị rôm sảy có hiện tượng sưng, đỏ và đau.
– Trẻ có biểu hiện sốt và ớn lạnh.
– Sưng hạch bạch huyết tại nách của trẻ.
– Khi trẻ thuộc một trong những trường hợp này nên nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Khi bị rôm sảy nặng đôi khi cần phải điều trị bằng một số loại thuốc bôi để giảm cảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh, nhạy cảm nên bạn không tự ý mua thuốc uống hoặc bôi. Bởi điều này có thể khiến cho trẻ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
VI – Cách chăm sóc trẻ khi bị nổi sảy ở nách
Để giúp rôm sảy nhanh chóng biến mắt khi chăm sóc trẻ bạn nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:
1. Chú ý đến quần áo mặc hàng ngày của trẻ
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bạn cần chú ý lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Nên ưu tiên lựa chọn những bộ đồ làm từ chất liệu cotton.
Vào mùa hè hạn chế cho trẻ mặc đồ dài tay hoặc làm từ các chất liệu dày nóng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ủ trẻ quá kỹ hoặc mặc quá nhiều quần áo.
2. Cho trẻ sinh hoạt trong không gian mát mẻ
Bạn nên cho trẻ vui chơi trong những không gian thoáng đãng. Bởi nổi sảy ở nách thường hay xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Mẹ nên bật điều hòa hoặc dùng quạt để hạn chế việc trẻ tăng tiết mồ hôi. Tránh cho trẻ tụ tập ở những nơi đông người trong thời tiết oi bức.
Nơi ngủ của trẻ thoáng mát.
Vào mùa hè bạn nên hạn chế cho trẻ ra ngoài và tiếp xúc với trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào thời điểm tia UV cao.
Chỗ ngủ của trẻ phải mát mẻ và thông thoáng, thông khí tốt.
3. Giữ làn da của con luôn khô ráo, sạch sẽ
Khi chăm con bị rôm sảy bạn nên giữ cho da của trẻ được khô ráo và sạch sẽ bằng cách:
– Tắm và lau mồ hôi thường xuyên cho trẻ, tránh để tình trạng mồ hôi đọng lại trên da quá lâu.
– Tắm cho trẻ bằng nước mát, không dùng xà phòng làm khô da.
– Không nên thoa nhiều kem hoặc các loại phấn trên da của trẻ. Điều này có thể khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc khiến cho trẻ dễ bị rôm sảy hơn.
– Ngoài ra, bạn nên cho con uống nhiều nước, bổ sung hoa quả tươi để cung cấp vitamin cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin liên quan tới vấn đề nổi sảy ở háng. Để an tâm hơn, khi con vừa có những triệu chứng bất thường ba mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Nếu như bạn cần chúng tôi hỗ trợ thêm hoặc giải đáp về những băn khoăn về rôm sảy ở trẻ vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-rash/symptoms-causes/syc-20373276
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-heat-rash-basics
https://www.healthdirect.gov.au/heat-rash#diagnosed
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!