Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 13/11/2020

Bị sạm da là như thế nào? Nguyên nhân và cách trị sạm da mặt đơn giản

9 phút đọc Chia sẻ bài viết

Sạm da mặt luôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ bởi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến chị em trở nên già hơn, gây mất tự tin. Vậy nguyên nhân gây sạm da là gì? có cách nào khắc phục hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này.

I – Sạm da là như thế nào?

Sạm da là tình trạng tăng sắc tố trên da làm cho vùng bị tổn thương có màu nâu, nâu đen, vàng nâu, xanh, xanh đen. Hiện tượng này có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể song vị trí hay gặp là các vùng hở đặc biệt là mặt, cổ.

Da bị sạm đen xảy ra do các tế bào sắc tố tăng sản sinh hắc tố melanin tại một số vùng trên da, làm da xuất hiện những nốt hay mảng da đậm màu, tương phản rõ rệt với các vùng da bình thường xung quanh. 

Bị sạm da là như thế nàoHình ảnh sạm da màu đen

Những đốm màu này có thể nhanh chóng lan sang vùng da xung quanh khiến da ngày càng xấu đi. Thông thường, bị sạm da mặt sẽ đi kèm với các triệu chứng da khô, thiếu sức sống.

Sạm da hay gặp ở người uống thuốc tránh thai, trong khi mang thai, thời kỳ cho con bú, đôi khi còn gặp ở những phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh thậm chí sạm da mặt ở nữ có thể gặp ở thiếu nữ.

II – Tại sao da mặt bị sạm đen? Nguyên nhân gây sạm da

Có rất nhiều nguyên nhân sạm da, trong đó có thể kể đến các yếu tố như:

– Do rối loạn sắc tố, di truyền: Một số bệnh gây ra hiện tượng này như bệnh u xơ thần kinh – một bệnh di truyền trội, thường xuất hiện từ lúc 3 tuổi. Các hắc sắc tố chỉ khu trú ở phần trên cơ thể, kèm theo là triệu chứng của u tuyến cận giáp.

Nguyên nhân nội tiết: Ở bệnh suy thượng thận hai bên, có đến 94% trường hợp da bị sạm màu. Chỗ da tiếp xúc với mặt trời bị sạm lan tỏa, không đồng đều, da thường bị khô, xỉn màu, kém đàn hồi.

Nguyên nhân khiến da mặt bị sạm đen còn có thể do rối loạn chức năng tuyến yên, tuyến sinh dục. Sự thay đổi nội tiết cũng gây sạm da khi mang thai, sạm da sau khi sinh, sạm da thời kỳ tiền mãn kinh,…

Nguyên nhân gây sạm da mặtVì sao da mặt bị sạm đen? Thay đổi nội tiết ở phụ nữ khiến da bị sạm đi

Nguyên nhân sạm da mặt do chuyển hóa: Biểu hiện ở bệnh nhiễm sắc tố sắt do bị ứ đọng quá mức chất sắt trong cơ thể, nhất là ở gan và các tổ chức khác, trong đó có da, hay gặp ở người xơ gan gây sạm da trong xơ gan, hoặc người bị đái tháo đường. Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi sạm da mặt là bệnh gì?

Nguyên nhân dinh dưỡng lý giải tại sao da mặt bị sạm đen: Bệnh nhân suy dinh dưỡng thường có các dát màu nâu ở khắp thân mình. Hiện tượng này cũng gặp ở các bệnh giảm protein, viêm cầu thận mạn, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng giảm hấp thu,…

Ngoài các nguyên nhân gây sạm da mặt trên, sạm da cũng do yếu tố vật lý như cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ. 

Đôi khi da bị sạm đi sau khi sử dụng các biện pháp chăm sóc da như dùng bha da bị sạm, dùng retinol da bị sạm, da bị sạm sau khi peel, da bị sạm sau lăn kim,...

Cũng có thể gặp trong một số bệnh: sạm da sau viêm hay nhiễm khuẩn, do khối u (các bớt sắc tố, u tế bào sắc tố), cũng có khi nguyên nhân da mặt bị sạm đen còn gặp trong một số bệnh hệ thống, nhiễm khuẩn toàn thân, suy thận, u lympho, bệnh gai đen, xơ cứng bì,.. là giải đáp cho câu hỏi da bị sạm đen là bệnh gì?

( Xem thêm: Da bị cháy nắng có trắng lại được không? Cách chữa da cháy nắng tại nhà)

III – Triệu chứng nhận biết sạm da

Một số dấu hiệu dưới đây giúp nhận biết sạm da là như thế nào:

Da mặt bị sạm màu với biểu hiện là các dát sắc tố màu nâu, xanh đen hay đen sạm ở hai bên má, trán, cằm, mũi,… 

Da bị sạm đen là bệnh gìVết sạm da trên mặt

– Các dát sắc tố thường sắp xếp đối xứng, kích thước có khi nhỏ, khi to. 

– Bờ của các vết sạm da rõ nhưng không đều, không teo da, không bong vảy da và không ngứa.

Một số biến thể có thể gặp phải của tình trạng da sạm như:

Da mặt bị sạm vàng

Da bị sạm đen nổi mụn

Da mặt bị sạm đỏ, lỗ chân lông to,…

IV – Các vùng da dễ bị sạm

Vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ bị sạm da nhiều hơn các vùng khác, điển hình như:

1. Sạm da mặt

Vùng da mặt luôn được các chị em dành rất nhiều sự quan tâm từ việc dưỡng da, che chắn bằng khẩu trang, nón, mũ…

Tuy nhiên chúng lại là vùng da dễ bị sạm nhất, do cấu trúc da mặt thường mỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào gây sạm phát triển nhiều hơn khi bị tác động của ánh nắng mặt trời khiến da mặt bị sậm màu.

2. Sạm da tay

Bàn tay là bộ phận thường hay phơi nắng và phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như nước xả vải, sữa tắm, xà phòng… trong các hoạt động hàng ngày nên dễ kích thích các tế bào gây sạm da bàn tay. Tương tự do là bộ phận ít được che chắn nên sạm da chân cũng rất phổ biến.

Bị sạm da tayDa tay bị sạm

3. Sạm da vùng cổ

Cũng như vị trí da mặt, da cổ thường bị tia nắng chiếu trực tiếp gây xỉn màu, đối với người có thói quen mặc áo rộng cổ, áo 2 dây và bỏ qua thoa kem chống nắng cổ thì tình trạng sạm da ở cổ càng dễ xảy ra hơn.

4. Bị sạm da 2 bên má

Da mặt mỏng nên các nhân tố gây sạm dễ thâm nhập và phát triển hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vùng da bị sạm nắng điển hình trên mặt thường là sạm da 2 bên má.

V – Da bị sạm nám phải làm sao? Cách trị sạm da mặt đơn giản

Trước tiên người bệnh cần thăm khám xác định nguyên nhân vì sao da mặt bị sạm đen để biết được hướng xử lý da mặt bị sạm đen phải làm sao.

Sạm da chủ yếu do lượng sắc hắc tố melanin sản sinh ra nhiều dưới tác hại của tia UV. Do đó, khi lựa chọn các cách điều trị sạm da mặt, cần lưu ý đến cơ chế giảm tác hại của ánh mặt trời để chọn cách phù hợp. 

Bên cạnh đó có thể tham khảo một số biện pháp sau:

1. Sạm da nên uống thuốc gì?

Sạm da do nhiễm khuẩn hay viêm phải dùng kháng sinh và các thuốc chống viêm là câu trả lời cho thắc mắc da bị sạm đen nên uống thuốc gì.

Sạm da nên uống thuốc gìKhám da và dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

Do đó người bệnh nên đến khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa và dùng thuốc chữa sạm da mặt theo chỉ định của bác sỹ cũng như tham khảo kem trị sạm da mặt phù hợp cho da của mình.

Ngoài cách chữa sạm da mặt tại chuyên khoa, da mặt bị sạm đen chữa thế nào còn có thể uống thêm các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như:

– Vitamin C: Chống oxy hóa, ngăn ngừa hình thành hắc sắc tố melanin khiến da mặt bị sạm nám.

– Vitamin A: Hạn chế các tác hại của ánh nắng mặt trời, hạn chế nám, tàn nhang, sạm da phát triển mạnh hơn.

– Vitamin B: Tăng cường chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho da.

– Vitamin E: Làm chậm quá trình lão hóa da, hạn chế nếp nhăn, cải thiện tình trạng sạm da toàn thân.

2. Chữa sạm da bằng hoa quả

Trị sạm da bằng thiên nhiên với các nguyên liệu hoa quả được chị em ưa chuộng, một số loại quả điển hình như:

  •  Cà chua

Cà chua có hàm lượng vitamin C dồi dào, đóng vai trò là chất chống oxy hóa giúp ngăn cản hoạt tính của Tyrosinase trong làn da, có tác dụng giảm sự hình thành nội tiết tố xấu, do đó làm làn da trắng, giảm bớt nám sạm, tàn nhang.

Da mặt bị sạm đen chữa thế nàoCà chua có tác dụng làm trắng da, mờ thâm nám sạm da

Bạn đang băn khoăn bị sạm da phải làm sao thì có thể sử dụng cà chua để đắp mặt trực tiếp hoặc xay nhuyễn trộn cùng các nguyên liệu khác như sữa tươi, sữa chua không đường.

Bên cạnh đó da mặt bị sạm nắng chị em có thể uống nước ép cà chua để cải thiện làn da sáng khỏe từ bên trong. Đây cũng là giải pháp trị sạm da cho bà bầu rất an toàn.

  • Cách trị sạm da mặt tại nhà bằng chuối

Chuối có chứa nhiều dưỡng chất không chỉ tốt cho cơ thể mà còn có lợi cho da, nhất là hàm lượng vitamin giúp da mềm mịn tự nhiên, đồng thời làm giảm thâm nám sạm trên da hiệu quả.

Cách làm hết sạm da mặt với chuối: Nghiền nhuyễn 1/3 quả chuối, cho thêm 3 thìa sữa chua không đường vào trộn đều, sau đó đắp lên da mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. 

Mặt nạ này cũng phù hợp cho phụ nữ có bầu da bị sạm đen, da bị sạm đen sau sinh, lăn kim xong da bị sạm giúp làm mát da, mờ thâm nám và cho làn da trắng mịn.

  • Cách chữa da mặt bị sạm đen bằng dưa chuột

Dùng dưa chuột (dưa leo) đắp mặt cũng là gợi ý cho câu hỏi da bị sạm màu phải làm sao bởi nguyên liệu này mang lại nhiều lợi ích cho da như dưỡng ẩm, làm trắng da, trị mụn, trị nám, tàn nhang và cải thiện da mặt bị sạm tối rất tốt.

Cách trị sạm da mặt đơn giảnDùng dưa chuột cải thiện sạm da tại nhà

Cách làm trắng da mặt bị sạm đen với dưa chuột rất đơn giản chỉ cần lấy 1/4 quả dưa chuột và 1/4 quả mướp đắng non đem xay nhuyễn lấy nước ép rồi trộn chung với nhau. Dùng nước ép này bôi lên vùng da bị sạm đen, rửa sạch với nước sau khoảng 30 phút. 

Mặt nạ này nên thực hiện đều đặn 3 lần mỗi tuần sẽ có hiệu quả trị sạm da rõ rệt.

  • Cách khắc phục da mặt bị sạm đen với quả đào

Đào cũng là loại quả có chứa nhiều vitamin C rất có ích cho làn da nên đây cũng là một giải pháp tự nhiên giúp bạn trị nám hiệu quả, thích hợp dùng cho làn da khô, da bị sạm đen sần sùi.

Da bị sạm đen phải làm sao? Lấy một quả đào gọt sạch vỏ, cắt thành từng miếng rồi xay nhuyễn, sau đó cho thêm lượng sữa chua không đường vào trộn đều. 

Sau khi rửa mặt sạch sẽ thì dùng hỗn hợp này bôi đều lên da, để khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước mát. 

Áp dụng thường xuyên theo cách này 2 – 3 lần mỗi tuần bạn sẽ thấy kết quả khả quan.

3. Trị sạm da bằng dầu dừa

Trong dầu dừa có axit lauric có khả năng ức chế hắc sắc tố melanin trên da, đồng thời còn chứa nhiều vitamin E giúp da sáng, khỏe từng ngày. Vì vậy, nguyên liệu này là lựa chọn của nhiều người trong việc trị sạm da nám tàn nhang.

Da bị sạm nám phải làm saoCải thiện sạm da với dầu dừa là cách đơn giản dễ thực hiện

Có hai cách trị da mặt bị sạm đen với dầu dừa bao gồm:

  • Dùng dầu dừa nguyên chất

Sau khi rửa mặt sạch, thoa dầu dừa vừa đủ lên da, massage nhẹ nhàng 5 phút cho tinh chất dầu dừa thẩm thấu vào bên trong da, có thể rửa lại sau 25 phút. Nên thực hiện vào buổi tối là tốt nhất.

  • Dầu dừa kết hợp với các nguyên liệu khác

Một số nguyên liệu khác như nước cốt chanh, sữa chua, mật ong, tinh bột nghệ,… đều mang lại nhiều lợi ích cho làn da trong đó có cải thiện tình trạng nám, da bị sạm vàng, sạm đen.

4. Dùng kem dưỡng ẩm cho da bị sạm

Kem dưỡng ẩm hầu hết được dùng sau cùng trong các bước chăm sóc da hàng ngày tại nhà. Các sản phẩm này có công dụng cấp ẩm, khóa ẩm, phòng chống lão hóa, cải thiện tình trạng sạm, nám da do da khô thiếu chất, đặc biệt là da bị sạm đen vào mùa đông, da bị sạm đen và ngứa.

Đồng thời còn giúp giảm nếp nhăn, nuôi dưỡng da khỏe từ bên trong nhờ cân bằng độ ẩm cho da.

Da mặt bị sạm vàngBôi kem dưỡng ẩm cho da khô thiếu chất gây sạm nám

Kem Yoosun rau má với thành phần chính là dịch chiết rau má, cùng với vitamin E và các hoạt chất khác là sản phẩm dưỡng ẩm được nhiều người tin dùng.

Không chỉ mang lại hiệu quả dưỡng ẩm tốt, kem Yoosun rau má còn có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da. 

Với chất kem mát lành, dịu nhẹ, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cho người dùng cảm giác mềm mịn, dễ chịu trên da.

Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép, được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da .

Cách sử dụng rất đơn giản là là thoa trực tiếp một lớp mỏng kem Yoosun rau má lên vùng da cần tác động, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Sạm da khiến làn da trở nên già nua kém sắc, thiếu sức sống ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin, giao tiếp. Chính vì vậy chị em cần hiểu rõ tại sao da bị sạm màu để có biện pháp phòng ngừa sạm da cũng như có cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với những người đang gặp phải vấn đề này.

Nếu cần tìm hiểu thêm hãy gọi đến tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục