Cách tắm lá trầu không trị ghẻ, viêm da cơ địa, …cho bé, người lớn
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Lá trầu không nổi tiếng với khả năng sát khuẩn mạnh nên được nhiều người sử dụng làm nước tắm để chữa các bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm các cách tắm lá trầu không cho bé mẹ nhé.
I – Tắm lá trầu không có tác dụng gì?
Được biết, lá trầu không có tính sát khuẩn mạnh, đồng thời chứa chất oxy hóa.
Do vậy, tác dụng của việc tắm lá trầu không là giúp điều trị các bệnh về da nhẹ như rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da, viêm da cơ địa, chân tay miệng, ghẻ…
Tắm nước lá trầu không có tác dụng gì?
II – Trẻ sơ sinh tắm nước lá trầu không được không?
Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh được không là băn khoăn của rất nhiều mẹ trẻ. Thực tế, phương pháp tắm này khá an toàn, mẹ có thể áp dụng cho cả trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, không nên tắm bằng lá trầu không quá đặc vì có thể làm da bé ngả vàng hoặc kích ứng do sát khuẩn mạnh.
Hiệu quả chữa bệnh ngoài da khi trẻ sơ sinh tắm nước lá trầu không còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi bé.
Tắm nước lá trầu không cho trẻ sơ sinh.
III – Cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn
1. Bị chân tay miệng tắm lá trầu không như thế nào?
Bị chân tay miệng tắm lá trầu không có tốt không? Nước tắm bằng lá trầu không sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng da, nhất là khi các nốt mụn chân tay miệng bị vỡ tạo ra vết thương hở.
Cách tắm lá trầu không cho bé bị thủy đậu như sau:
– Mẹ chuẩn bị 10 – 15 lá trầu không tươi, rửa sạch, để ráo nước.
– Tiếp đến, mẹ cho lá trầu không vào nồi, đun sôi cùng với nước.
Bị thủy đậu có nên tắm lá trầu không?
– Để nước sôi khoảng 10 phút cho tinh chất ngấm hết ra nước.
– Mẹ bỏ bã, chắt lấy nước, pha thêm với nước nguội rồi tiến hành tắm cho bé.
Tương tự, như tay chân miệng, câu trả lời sẽ là “có” cho câu hỏi bị thủy đậu tắm lá trầu không được không. Nước trầu không sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng da, nhất là khi nốt thủy đậu chẳng may bị vỡ.
2. Tắm lá trầu không trị ghẻ
Khi bị ghẻ, tắm bằng lá trầu không có tác dụng gì? Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trong lá trầu không có chứa chất ức chế hoạt động của ký sinh trùng gây bệnh ghẻ.
Bên cạnh đó, chất tanin trong lá trầu còn giúp vùng da bị tổn thương do ghẻ nhanh lành lại.
Cách tắm bằng lá trầu không trị ghẻ cho bé:
– Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không, rửa sạch, ngâm trong nước muối 5 phút rồi vớt ra để ráo nước.
– Bạn đun lá trầu không cùng với 1 lít nước.
– Sau khi tinh chất từ lá trầu không đã ngấm ra nước, bạn tắt bếp, hòa thêm 1 chút muối hạt.
– Bây giờ bạn chắt lấy nước, hòa thêm nước mát rồi lấy nước này tắm cho bé.
3. Tắm lá trầu không trị viêm da cơ địa
Có nên tắm nước lá trầu không cho trẻ bị viêm da cơ địa? Các chất chống oxy hóa và sát khuẩn trong trầu không tốt cho người bị viêm da cơ địa.
Cách tắm bằng lá trầu không trị viêm da cơ địa như sau:
– Bạn nấu 10 – 15 lá trầu không đã rửa sạch sẽ cùng 1 lit nước.
– Chờ nước sôi 5 phút để tinh chất từ lá trầu không ngấm vào nước, bạn tắt bếp.
– Phần bã trầu, bạn có thể dùng để chà nhẹ nhàng trên vùng da bị viêm. Phần nước trầu không bạn hòa thêm nước mát để tắm.
4. Tắm lá trầu không trị mụn lưng, trị viêm nang lông
Mụn lưng và viêm nang lông là 2 vấn đề hay gặp ở người lớn. Thường là do vi khuẩn gây nên. Do đó, tắm bằng nước lá trầu không sẽ làm giảm mụn lưng và viêm nang lông.
Cách thực hiện cũng tương tự các cách tắm với lá trầu không ở trên. Có điều, bạn nên chuẩn bị nhiều lá trầu hơn vì người lớn có thể tắm đặc hơn 1 chút.
5. Tắm lá trầu không cho bé sơ sinh bị vấn đề ngoài da
Rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da là các vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Mẹ hoàn toàn có thể tắm lá trầu không cho trẻ để xử lý.
Cũng tương tự như các cách tắm nước lá trầu không cho bé ở trên, mẹ chuẩn bị khoảng 10 – 15 lá trầu không là đủ.
Sau đó, mẹ sơ chế, nấu với 1 lít nước rồi hòa thêm nước mát là có thể cho trẻ sơ sinh tắm lá trầu không rồi.
Tắm lá trầu không trị ngứa cho trẻ.
( >> Xem thêm cách tắm lá bưởi TẠI ĐÂY )
Ngoài tắm nước lá trầu không, mẹ cũng có thể dùng Yoosun Rau má khi bé gặp các vấn đề về da.
Yoosun Rau má với thành phần chính là dịch chiết rau má sẽ giải quyết nhanh rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da cho trẻ.
Cách sử dụng lại hết sức đơn giản:
– Mẹ vệ sinh da sạch sẽ cho bé.
– Thoa một lớp vừa đủ Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động.
– Massage nhẹ nhàng để Yoosun Rau má thấm sâu vào da.
Mỗi ngày mẹ nên thoa Yoosun Rau má cho bé 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Kem bôi da Yoosun Rau má.
IV – Lưu ý khi dùng lá trầu không tắm cho bé
– Vì lá trầu không có tính sát khuẩn mạnh, nên mỗi lần tắm không nên pha quá đặc vì có thể khiến da nhạy cảm bị kích ứng.
– Ngoài ra, nước trầu không đặc có thể sẽ khiến da trẻ bị ám màu vàng.
– Mỗi tuần chỉ cần tắm lá trầu không 2 – 3 lần, không nên lạm dụng.
– Nếu các vấn đề về da đã ở mức độ nặng, bạn không tự ý tắm lá trầu không mà cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Như vậy, chúng ta đã biết các cách tắm lá trầu không xử lý vấn đề ngoài da. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.
Tham khảo thêm:
- Tắm nước lá ngải cứu có tác dụng gì? Cách tắm ngải cứu cho trẻ
- Tắm rau sam có tác dụng gì? Cách dùng rau sam tắm cho trẻ sơ sinh
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!