Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 20/09/2023

5 Loại thuốc bôi tay chân miệng cho bé: Thành Phần, Giá, Xuất Xứ

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Khi trẻ bị tay chân miệng, ba mẹ thường cảm thấy khá lo lắng và muốn biết tay chân miệng bôi gì? Do đó, bài viết này sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc bôi tay chân miệng cho bé.

I – Bị tay chân miệng bôi gì?

Mặc dù chưa có thuốc đặc trị tay chân miệng, nhưng ba mẹ có thể sử dụng thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ.

Thuốc bôi chân tay miệng cho bé có thể mang lại các tác dụng sau đây:

Làm dịu đau đớn do các vết loét trong khoang miệng gây ra. Từ đó giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Giảm nguy cơ bội nhiễm ở các vết loét miệng và vết phỏng nước.

Kích thích tái tạo da, hạn chế thâm sẹo khi da bị tổn thương.

Dưới đây là một số loại thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ em.

1. Thuốc bôi tay chân miệng Kamistad

– Thành phần: Dịch chiết hoa cúc, lidocain.

– Xuất xứ từ Đức.

– Đối tượng sử dụng: cả người lớn và trẻ nhỏ.

– Tác dụng chính: sát trùng vết loét trong khoang miệng và giảm đau.

– Cách sử dụng: mỗi lần lấy khoảng 1/4cm chiều dài thuốc. Sau đó bôi lên các nốt phỏng nước xung quanh miệng và các vết loét trong khoang miệng. Ngày bôi khoảng 3 lần.

Bị tay chân miệng bôi gìThuốc bôi chân tay miệng trong miệng

– Giá bán: khoảng 38.000 đồng cho một tuýp.

– Tác dụng không mong muốn: có thể gây co giật nếu trẻ nuốt phải.

2. Thuốc bôi tay chân miệng subạc

– Thành phần: Nano bạc, chiết xuất lá neem, citric axit

– Xuất xứ: Việt Nam.

– Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

Thuốc bôi tay chân miệng cho béThuốc bôi chân tay miệng subac.

– Tác dụng chính khi dùng su bạc bôi chân tay miệng: sát khuẩn vết loét và phỏng nước, tái tạo tế bào da, làm mờ thâm sẹo…

– Cách sử dụng: vệ sinh các nốt phỏng nước bằng cách lau nhẹ nhàng. Sau đó thoa subạc lên. Mỗi ngày thực hiện 2 đến 3 lần.

– Tác dụng không mong muốn: chitosan trong subạc có thể gây dị ứng với các bé bị dị ứng vỏ tôm, không có chỉ định bôi các vết loét trong niêm mạc miệng.

3. Thuốc bôi tay chân miệng cho trẻ em xanh methylen

– Thành phần: xanh methylen nồng độ 0,05%.

– Xuất xứ: Việt Nam.

– Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

– Tác dụng chính: kháng khuẩn nên chống bội nhiễm cho nốt phỏng nước.

Thuốc bôi chân tay miệng cho béNốt tay chân miệng bôi gì?

– Cách sử dụng: Thấm xanh methylen vào bông, sau đó chấm lên các nốt phỏng nước của trẻ.

– Giá bán: khoảng 4000₫ trên 20 ml.

– Tác dụng không mong muốn: màu xanh có thể gây khó khăn trong việc theo dõi tiến triển của các nốt phỏng nước.

4. Bệnh tay chân miệng bôi Betadine 10%

– Thành phần chính: povidon iod 10%.

– Xuất xứ: Cộng Hòa Síp.

– Đối tượng sử dụng: trẻ từ 2 tuổi trở lên.

– Tác dụng chính: kháng khuẩn nên giúp ngừa bội nhiễm cho các nốt phỏng nước.

Thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ emBệnh tay chân miệng bôi gì?

– Cách dùng: Thấm Betadine lên tăm bông, sau đó thoa lên các nốt phỏng nước.

– Giá khoảng 36 nghìn đồng / chai 30ml.

– Tác dụng không mong muốn: dễ gây kích ứng và dễ gây đau xót trên các vết thương hở. Có thể gây tác dụng phụ nếu được hấp thu vào máu.

5. Kem bôi da Yoosun rau má

– Thành phần chính: dịch chiết rau má, vitamin E, Chlorhexidine digluconate, D-panthenol…

– Xuất xứ: Việt Nam.

– Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn.

– Tác dụng chính: dưỡng da và ngăn ngừa thâm sẹo khi các vết phỏng nước vỡ ra.

Kem bôi tay chân miệng cho béKem bôi tay chân miệng Yoosun rau má giúp làm mờ thâm sẹo nếu da bị tổn thương.

– Cách sử dụng: sau khi vệ sinh da sạch sẽ, lấy một lượng vừa đủ thoa lên các nốt phỏng nước bị vỡ và đã se lại.

– Ngày thoa 2 đến 3 lần.

– Giá bán: khoảng 30.000₫/ tuýp 25 g.

– Tác dụng không mong muốn: gần như không có vì an toàn với cả cả trẻ sơ sinh.

II – Lưu ý khi dùng các loại thuốc bôi chân tay miệng

Mặc dù các loại thuốc bôi tay chân miệng đều an toàn, nhưng khi bôi ba mẹ cần theo dõi phản ứng của trẻ.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ba mẹ cần dừng bôi và đưa bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

Bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết bé bị tay chân miệng bôi gì cho phù hợp, rồi mới quyết định mua loại nào cho bé.

Khi sử dụng các loại thuốc bôi chân tay miệng, ba mẹ nên sử dụng cho bé đúng đúng liều lượng như hướng dẫn. Không nên vì lo lắng mà bôi quá thường xuyên.

Như vậy chúng ta đã biết trẻ bị tay chân miệng nên bôi gì? Nếu ba mẹ cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục