Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 03/01/2024

Cách xử lý bị nổi thủy đậu trên mặt tránh để lại di chứng

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nhiều người thắc mắc liệu thủy đậu mọc nhiều trên mặt có để lại biến chứng nguy hiểm gì hay không? Và cách xử lý khi bị nổi thủy đậu trên mặt là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay để hiểu rõ về căn bệnh này bạn nhé.

Bị nổi thủy đậu trên mặtThuỷ đậu trên mặt liệu có để lại biến chứng?

I – Vì sao bị nổi thủy đậu trên mặt?

Khi tiếp xúc với nguồn bệnh thủy đậu, bạn đã có nguy cơ bị virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Thời gian ủ bệnh này kéo dài trong vòng 10 – 14 ngày.

Sau giai đoạn ủ bệnh là thời gian khởi phát. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các biểu hiện là nổi mụn nước kèm theo sốt cao ở người lớn, trẻ nhỏ sốt nhẹ và biếng ăn. Các mụn ban, mụn nước này sẽ nổi trước tiên ở trên vùng mặt, tay chân và sau đó lan ra toàn thân.

II – Biểu hiện thủy đậu trên mặt

Thủy đậu mọc trên mặt thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh. Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy những mụn nước chứa dịch trong suốt, kích thước 1 – 3mm xuất hiện trên mặt. Trường hợp nặng hơn, mụn nước sẽ to hơn hoặc chứa dịch màu đục do chứa mủ.

Bị thủy đậu ở mặtThủy đậu trên mặt với những mụn nước chứa dịch bên trong.

III – Thuỷ đậu trên mặt liệu có để lại di chứng?

Thủy đậu ít để lại di chứng sẹo vùng mặt nếu không nhiễm trùng gây mủ. Biểu hiện thủy đậu trên mặt bao gồm thủy đậu ở mắt, mũi,…

Thủy đậu mọc ở mắt tuy lành tính nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách có thể dẫn đến những tổn thương sau:

Các mụn nước khi bị vỡ làm cho dịch viêm dây vào mắt gây viêm kết mạc.

Khi mọc ở mi mắt, nếu các nốt mụn này bị viêm nhiễm, gây lở loét có thể làm dính 2 bờ mi lại với nhau sau một đêm ngủ dậy.

Trường hợp nặng phải đến khoa mắt làm phẫu thuật để tách mi, do đó có thể dẫn đến tổn thương giác mạc hoặc nhãn cầu..

IV – Cách xử lý khi bị thủy đậu ở mặt

Khi có biểu hiện bị nhiễm bệnh, người bệnh nên hạn chế ra gió, giữ da sạch sẽ, tránh làm vỡ các nốt mụn nước.

Bị thủy đậu trên mặtGiữ vệ sinh cá nhân cho trẻ khi bị thủy đậu ở mặt

Khi thủy đậu mọc ở mặt, cụ thể là ở mắt, bạn nên sử dụng các loại thuốc kháng virus để chấm hoặc bôi lên vùng bị tổn thương. Đồng thời, nhỏ thuốc mắt 2 lần/ngày.

Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn và được hướng dẫn sử dụng loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Với trẻ em, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa mắt.

V – Các biện pháp chăm sóc người bệnh bị thủy đậu trên mặt

Bên cạnh một số cách xử lý khi thủy đậu mọc ở mắt trên đây để tránh bị tổn thương vùng mắt thì người bệnh cũng đừng quên áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc người bệnh thủy đậu nói chung để đem lại hiệu quả nhanh nhất:

– Giữ nơi ở thoáng mát, có ánh sáng mặt trời.

– Tách riêng các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt cá nhân.

– Vệ sinh mũi họng, răng miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý.

– Sử dụng nước ấm để lau mặt.

– Với trẻ em, bố mẹ nên cắt móng tay cho trẻ hoặc bao tay cho con để tránh trẻ gãi làm vỡ mụn thủy đậu.

Tóm lại, thủy đậu mọc ở mặt hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể tuy lành tính nhưng cũng có nguy cơ gây nguy hiểm và để lại biến chứng. Do đó, chăm sóc tốt cho người bệnh thủy đậu là cách nhanh nhất để lành bệnh cũng như phòng cho những người thân.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách xử lý khi bị thủy đậu ở mặt. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục