Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 23/08/2024

Viêm da cơ địa có ngứa không? Cách giảm ngứa nhanh

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như đau rát. Vậy viêm da cơ địa có ngứa không? Có cách nào để khắc phục tình trạng này không?

I – Thông tin quan trọng cần biết về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa, còn được gọi là lác sữa hay chàm sữa ở trẻ nhỏ, là một bệnh da liễu mãn tính. Bệnh thường biểu hiện qua các vùng da bị viêm đỏ, ngứa, bong tróc, hoặc rỉ dịch.

Cảm giác ngứa có thể khiến bệnh nhân gãi nhiều, làm tổn thương da thêm nặng và thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Viêm da cơ địa có tính chất kéo dài và tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, sau đó có thể giảm dần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng về lâu dài.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền đóng vai trò then chốt trong việc gây ra bệnh viêm da cơ địa. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, hoặc viêm da cơ địa thì nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em sẽ tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố di truyền, còn nhiều tác nhân khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, bao gồm:

– Cơ địa dễ dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm thường dễ mắc các bệnh lý liên quan đến dị ứng, trong đó có viêm da cơ địa. Đối tượng này dễ phản ứng với các chất gây dị ứng, từ đó kích thích các phản ứng viêm trên da.

– Tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Những chất tẩy rửa mạnh, xà phòng có tính kiềm cao, hóa chất công nghiệp, mỹ phẩm có thành phần hóa học không an toàn đều có thể làm da bị kích ứng. Khi da tiếp xúc với những chất này, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu thường gặp.

– Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm mạnh hoặc môi trường trở nên khô hanh, có thể làm da mất đi độ ẩm tự nhiên. Điều này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt đối với những người có da nhạy cảm.

– Dị ứng với một số loại thực phẩm: Dị ứng thực phẩm như sữa, hải sản, trứng, đậu phộng, hay các chất bảo quản và phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng, góp phần làm bùng phát viêm da cơ địa.

– Rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc sau sinh, có thể gây ra các vấn đề về da, bao gồm cả viêm da cơ địa.

– Nhiễm trùng cấp tính: Những người mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, chẳng hạn như viêm họng, viêm phổi, hoặc nhiễm virus, có thể bị suy yếu hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch suy giảm sẽ không đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trên da.

II – Viêm da cơ địa có ngứa không?

Nhiều người khi bị viêm da cơ địa thường lo lắng viêm da cơ địa có ngứa không? Thì câu trả lời là Có. Theo các chuyên gia da liễu ngứa là triệu chứng rất phổ biến và là dấu hiệu đặc trưng của bệnh này. Tình trạng ngứa thường xuất hiện dai dẳng và có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt vào ban đêm hoặc khi da bị khô.

Viêm da cơ địa ngứa có thể do một số yếu tố sau gây nên:

– Phản ứng viêm: Khi da bị viêm, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng mạnh mẽ, giải phóng các chất hóa học như histamine. Các chất này gây ra cảm giác ngứa ngáy, kích thích người bệnh gãi, làm tổn thương da thêm. Đây cũng là câu trả lời cho những ai đang băn khoăn viêm da cơ địa có ngứa không?

Bệnh viêm da cơ địa ngứa về đêmViêm da cơ địa có ngứa không là băn khoăn của rất nhiều người.

– Hàng rào bảo vệ da bị tổn thương: Viêm da cơ địa làm suy yếu chức năng hàng rào bảo vệ da, khiến da mất nước và trở nên khô ráp. Da khô không chỉ khiến da dễ bị kích ứng mà còn làm tăng cảm giác ngứa khi bị viêm da cơ địa.

– Da nhạy cảm hơn bình thường: Những người mắc viêm da cơ địa thường có da rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài như thời tiết khô, nóng hoặc lạnh, hóa chất, bụi bẩn, hoặc thậm chí là một số loại thực phẩm. Sự kích ứng từ các yếu tố này làm tăng thêm cảm giác ngứa. Điều này cũng giải thích vì sao bị ngứa viêm da dị ứng.

III – Ngứa do viêm da cơ địa gây ảnh hưởng gì?

Với câu trả lời trên chắc hẳn bạn đã biết được viêm da cơ địa có ngứa không? Ngứa do viêm da cơ địa không chỉ là một triệu chứng khó chịu mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tình trạng này có thể tác động đến cả thể chất lẫn tinh thần, gây ra nhiều hệ lụy phức tạp nếu không được kiểm soát tốt. Dưới đây là một số ảnh hưởng do bệnh viêm da cơ địa ngứa gây nên:

1. Làm tổn thương da

Viêm da cơ địa bị ngứa kéo dài dẫn đến việc người bệnh thường xuyên gãi hoặc cọ xát vào vùng da bị tổn thương. Điều này khiến da trở nên thô ráp, nứt nẻ và dễ bị tổn thương hơn.

Gãi liên tục cũng có thể gây ra vết xước hoặc vết loét trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Những vết thương này có thể để lại sẹo hoặc làm da trở nên dày hơn, sẫm màu và khó phục hồi.

2. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Khi da bị tổn thương do gãi, lớp hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus, và nấm xâm nhập gây nhiễm trùng. Viêm nhiễm tại vùng da bị tổn thương có thể làm tình trạng viêm da cơ địa trở nên phức tạp hơn.

Bị viêm da cơ địa ngứa Gãi nhiều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi viêm da cơ địa.

Thậm chí trong một số trường hợp còn dẫn đến viêm mủ da, áp xe hoặc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác. Lúc này, nếu không điều trị bệnh đúng cách có thể nhiễm trùng lan rộng có thể dẫn đến các biến chứng toàn thân nguy hiểm. Đây cũng là một trong những tác hại mà viêm da cơ địa bị ngứa gây nên.

3. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Ngoài việc quan tâm viêm da cơ địa có ngứa không? Bạn cũng nên nắm rõ các biến chứng để chủ động phòng tránh và tìm biện pháp điều trị phù hợp.

Ngứa do viêm da cơ địa ngứa về đêm thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ hoặc bị gián đoạn giấc ngủ nhiều lần trong đêm. Thiếu ngủ kéo dài làm giảm khả năng tập trung, hiệu suất làm việc và học tập.

Đồng thời, làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh lý khác. Tình trạng này cũng làm gia tăng cảm giác mệt mỏi và căng thẳng tinh thần.

4. Gây suy giảm chất lượng cuộc sống

Người bệnh bị viêm da cơ địa ngứa như điên dai dẳng thường cảm thấy khó chịu, lo âu và mất tập trung trong các hoạt động hàng ngày. Việc phải đối mặt với cảm giác ngứa ngáy liên tục và các biến chứng của bệnh viêm da cơ địa khiến họ không thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Điều này ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, công việc, và sinh hoạt gia đình, gây ra sự khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống chung.

5. Tác động đến tâm lý

Tình trạng ngứa kéo dài và tái phát liên tục khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng và thậm chí là trầm cảm. Những cảm giác này có thể làm tình trạng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn, làm người bệnh cảm thấy bế tắc và khó chịu hơn.

Áp lực tâm lý này có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị. Đồng thời, làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị và tăng nguy cơ tái phát bệnh.

6. Gây rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ

Với trẻ bị viêm da cơ địa ngứa, cảm giác ngứa ngáy liên tục có thể ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của trẻ. Trẻ thường xuyên gãi hoặc tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc do khó chịu. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập, sinh hoạt hàng ngày và sự phát triển tâm lý của trẻ.

IV – Hướng dẫn cách giảm ngứa do viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có bị ngứa không? Câu trả lời là có, chính vì vậy, khi mắc phải bệnh da liễu này bạn nên chủ động tìm kiếm các biện pháp để cải thiện tình trạng.

Bệnh viêm da cơ địa thường gây ra những cơn ngứa ngáy vô cùng phiền toái. Việc điều trị không đúng phương pháp có thể khiến cơn ngứa lan rộng khắp cơ thể hoặc thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Để giúp bạn giảm nhanh triệu chứng này, bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số cách dưới đây:

1. Giảm ngứa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian

Trong trường hợp bị viêm da cơ địa và xuất hiện những cơn ngứa ở mức độ nhẹ người bệnh có thể cải thiện tình trạng này bằng một số mẹo dân gian dưới đây:

cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địaGiảm ngứa do viêm da cơ địa bằng nước lá trầu không?

– Ngâm rửa nước lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn, kháng viêm và sát trùng, giúp giảm viêm và ngứa do viêm da cơ địa. Để sử dụng, bạn chỉ cần đun sôi một nắm lá trầu không với nước, sau đó để nguội và ngâm rửa vùng da bị viêm. Nước lá trầu không không chỉ làm dịu da mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

– Tắm nước lá chè xanh: Lá chè xanh chứa chất chống oxy hóa và kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm viêm, ngứa, và làm sạch da. Bạn có thể đun sôi một nắm lá chè xanh, sau đó pha loãng với nước mát để tắm. Cách này không chỉ giúp giảm cơn ngứa mà còn làm da mát mẻ và dễ chịu hơn. Lá chè xanh cũng hỗ trợ trong việc phục hồi da bị tổn thương do viêm da cơ địa.

– Tắm nước lá khế: Lá khế có tính mát, giúp làm dịu cơn ngứa và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi, rửa sạch và đun sôi với nước. Dùng nước lá khế này để tắm hàng ngày có thể giúp giảm nhanh cảm giác ngứa rát và làm sạch da. Tính chất kháng viêm của lá khế còn hỗ trợ trong việc ngăn ngừa tình

– Thoa mật ong: Mật ong là nguyên liệu tự nhiên nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và dưỡng ẩm da. Khi thoa lên vùng da bị viêm, mật ong không chỉ làm giảm cơn ngứa mà còn giúp làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng da bị khô và nứt nẻ. Bạn có thể thoa một lớp mỏng mật ong lên da, để yên trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

– Tắm bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng làm dịu da và giảm viêm nhờ vào hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có lợi. Để sử dụng, bạn có thể pha bột yến mạch vào bồn nước ấm và ngâm mình trong khoảng 15-20 phút. Tắm với bột yến mạch không chỉ giảm ngứa mà còn giúp dưỡng ẩm da, mang lại cảm giác mềm mại và dễ chịu sau khi sử dụng.

trẻ bị viêm da cơ địa ngứaKết hợp bôi kem Yoosun Rau má để giảm ngứa nhanh hơn.

Sau khi tắm hoặc ngâm nước lá nêu trên bạn lau khô và thoa kem bôi da Yoosun rau má. Với thành phần chính là dịch chiết ra máu sản phẩm giúp làm dịu da, mát da và giảm ngứa ngáy hiệu quả. Ngoài ra, khi thoa kem Yoosun Rau má còn cung cấp độ ẩm, làm mềm da hỗ trợ quá trình điều trị viêm da cơ địa đạt kết quả tốt hơn.

2. Sử dụng kem hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Để giảm bớt cơn ngứa khi bị viêm da cơ địa, bệnh nhân có thể sử dụng kem hoặc thuốc được bác sĩ chỉ định, bao gồm:

– Kem giảm ngứa: Loại kem bôi ngoài da này giúp làm dịu các triệu chứng ngứa và viêm. Nếu triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng histamin đường uống để dùng vào ban đêm, giúp kiểm soát cơn ngứa.

– Kem dưỡng ẩm: Sử dụng kết hợp với kem giảm ngứa để giữ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng bong tróc, khô hoặc nứt nẻ da. Điều này giúp da hồi phục nhanh hơn và giảm bớt sự khó chịu do viêm da cơ địa.

– Kem chống viêm: Giúp làm giảm sưng đỏ và ngứa da hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng loại kem này cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng để không gây tác dụng phụ như thay đổi màu da hoặc nhiễm trùng da.

– Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp da bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để kiểm soát viêm nhiễm trong thời gian ngắn. Nếu có vết thương hở hoặc vùng da rỉ dịch, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh đắp gạc để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.

3. Một số biện pháp khác phòng và giảm ngứa do viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có thể bị kích thích hoặc bùng phát bởi các yếu tố bên ngoài. Để giảm nguy cơ khởi phát và kiểm soát tình trạng bệnh, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân thực hiện những biện pháp sau:

– Tránh thực phẩm gây kích ứng: Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng hoặc kích ứng, như sữa, đậu phộng, và hải sản. Những thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của viêm da cơ địa.

– Tránh môi trường ô nhiễm: Không tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá hoặc nhiều bụi bẩn, vì chúng có thể làm kích thích da và gây ra phản ứng viêm.

– Giữ vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo nhà cửa và các khu vực sinh hoạt luôn sạch sẽ. Thường xuyên giặt chăn màn, ga gối, và phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc.

– Tắm đúng cách: Hạn chế thời gian tắm không quá 20 phút và tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Sử dụng nước ấm và sản phẩm tắm dịu nhẹ để tránh kích ứng da.

bệnh viêm da cơ địa ngứaVệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

– Chăm sóc da nhẹ nhàng: Sử dụng các sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng, chỉ nên dùng một loại sản phẩm để tránh làm da bị kích ứng.

– Tránh gãi ngứa: Để tránh làm trầy xước da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, hạn chế gãi. Thay vào đó, sử dụng các biện pháp giảm ngứa an toàn.

– Chọn trang phục phù hợp: Tránh mặc quần áo quá chật hoặc bó sát. Nên chọn trang phục thoáng mát, được làm từ chất liệu mềm mại để tránh làm kích thích da.

– Dưỡng ẩm da: Trong những ngày hanh khô, bôi kem dưỡng ẩm để làm giảm tình trạng khô và bong tróc da.

– Uống đủ nước: Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cân bằng chất điện giải và giữ ẩm cho da, từ đó giảm cảm giác ngứa và nứt nẻ da.

– Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm giúp duy trì độ ẩm trong không khí, tạo cảm giác thoải mái cho da và giảm hiện tượng khô rát.

– Chườm lạnh: Áp dụng chườm lạnh lên vùng da bị viêm trong khoảng 15 phút để giảm sưng và ngứa.

Hy vọng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn biết được viêm da cơ địa có ngứa không? Đồng thòi nắm được một số biện pháp giúp giảm ngứa an toàn và hiệu quả. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần chúng tôi hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ Yoosun Rau má qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. Overview -Atopic eczema
https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/

2. Atopic dermatitis
https://en.wikipedia.org/wiki/Atopic_dermatitis

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục