Viêm da cơ địa ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Viêm da cơ địa ở môi là tình trạng môi bị viêm, khiến da môi trở nên sưng đỏ, khô cứng, và dễ bong tróc. Đôi khi, vùng da xung quanh môi cũng khô rát và xuất hiện vảy. Nếu bệnh trở nặng, môi có thể bị nứt nẻ, chảy máu và kéo theo nhiều biến chứng phức tạp. Chính vì vậy, bạn nên nắm rõ nguyên nhân, nhận biết sớm và tìm phương pháp điều trị phù hợp để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn.
I – Viêm da cơ địa ở môi là gì?
Viêm da cơ địa ở môi hay còn gọi là chàm môi, là tình trạng viêm da ở môi gây khô, bong tróc và nứt nẻ, thường kèm theo cảm giác đau rát. Không giống như môi khô thông thường, viêm môi cơ địa là một bệnh lý mạn tính, có thể gây ra nhiều khó chịu.
Viêm da cơ địa ở môi khiến nhiều người thiếu đi sự tự tin.
Bệnh này có thể liên quan đến phản ứng dị ứng với các tác nhân kích ứng như kem đánh răng hoặc son môi. Ngoài ra, viêm môi cơ địa còn có thể xuất phát từ viêm da cơ địa ở các khu vực khác trên cơ thể và lan đến môi.
II – Phân loại và nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở môi
Trong y học, viêm da cơ địa môi được phân thành nhiều loại khác nhau, và mỗi loại thường xuất phát từ những nguyên nhân riêng biệt. Cụ thể:
1. Chàm môi (Eczematous Cheilitis)
Chàm môi là tình trạng viêm da ở môi, gây ra các triệu chứng như sưng đỏ, nổi mụn nước, da khô cứng, bong tróc, và nứt nẻ. Bệnh thường khiến người bệnh cảm thấy đau rát và ngứa vùng viền môi. Nguyên nhân có thể đến từ:
Chàm môi dạng viêm da cơ địa thường gặp ở nhiều người.
– Nội sinh: Do viêm da cơ địa, hen suyễn, hoặc các bệnh chàm khác.
– Ngoại sinh: Tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng trong mỹ phẩm, hóa chất, thực phẩm, thời tiết, thiếu hụt dinh dưỡng (như sắt, kẽm, vitamin B), rối loạn hormone, và căng thẳng tâm lý.
2. Viêm da cơ địa môi do tiếp xúc (Contact Cheilitis)
Tình trạng này xuất hiện khi môi bị kích ứng bởi các chất gây dị ứng hoặc kích thích, dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.
– Trẻ em: Tiếp xúc với các chất tạo mùi tổng hợp, nickel, neomycin, formaldehyde, hoặc các hóa chất khác.
– Người lớn: Sử dụng son môi, kem dưỡng môi, kem chống nắng chứa benzophenone, sơn móng tay, latex, hoặc các sản phẩm như kem đánh răng, nước súc miệng, dụng cụ nha khoa, nhạc cụ.
3. Viêm da cơ địa ở môi do ánh sáng (Actinic Cheilitis)
Loại viêm môi này do da môi tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, gây tổn thương lớp mô bề mặt. Đây là một dạng tổn thương tiền ung thư có nguy cơ phát triển thành ung thư da. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm:
– Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời;
– Các nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng (như nông dân, thủy thủ, nhân viên cứu hộ);
– Hút thuốc lá, nhai trầu, hoặc các bệnh rối loạn miễn dịch, nghiện rượu, nhiễm HPV.
4. Viêm da cơ địa ở môi do nhiễm trùng (Infective Cheilitis)
Loại môi bị viêm da cơ địa này có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:
– Nhiễm virus: Như HPV, HSV, varicella zoster;
– Nhiễm vi khuẩn: Thường liên quan đến vấn đề răng miệng, nhiễm trùng răng nướu;
– Nhiễm ký sinh trùng: Chẳng hạn như leishmania.
5. Viêm môi ở mép (Angular Cheilitis)
Viêm mép là tình trạng viêm da cấp hoặc mạn tính, thường xuất hiện với các dấu hiệu nứt nẻ, nổi mụn nước ở góc miệng, chảy dịch, viêm đỏ, gây đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Hình ảnh viêm da cơ địa ở mép.
– Nhiễm nấm Candida, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, herpes simplex virus;
– Suy giảm miễn dịch, bệnh Down, tiểu đường, thiếu máu, viêm nướu, hóa trị liệu, đeo răng giả không phù hợp, chế độ ăn thiếu chất.
6. Viêm môi bong vảy (Exfoliative Cheilitis)
Đây là tình trạng viêm môi phổ biến, gây tổn thương và bong vảy ở môi. Nếu không được can thiệp, bệnh có thể dẫn đến nứt nẻ, chảy máu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân có thể bao gồm:
– Các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da dầu, hoặc sử dụng retinoid gây nhạy cảm da môi;
– Dị ứng với các chất có trong mỹ phẩm, kem đánh răng, son môi, nước súc miệng.
7. Các thể viêm môi cơ địa khác
– Sẩn ngứa do ánh sáng (Actinic Prurigo): Thường gặp ở các khu vực Mỹ Latinh, phổ biến ở người trẻ, nguyên nhân xuất phát từ phản ứng quá mẫn typ IV với ánh sáng.
– Viêm môi dạng u hạt (Cheilitis Granulomatosa): Đây là tình trạng viêm u không do nhiễm trùng, thường xuất hiện ở vùng môi dưới với biểu hiện sưng mềm ban đầu, sau đó trở nên cứng và không gây đau. Nguyên nhân chủ yếu là hội chứng Melkersson-Rosenthal, đi kèm với các triệu chứng như nứt lưỡi và liệt mặt.
– Viêm môi tương bào (Plasma Cell Cheilitis): Đây là thể viêm hiếm gặp, tự phát và lành tính, với đặc điểm chính là sự xâm nhập của tương bào vào lớp trung bì nông, mặc dù nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định.
– Cheilitis glandularis: Là một dạng viêm mạn tính hiếm gặp, liên quan đến tuyến nước bọt nhỏ ở môi dưới. Bệnh biểu hiện qua sự sưng phồng môi dưới, cùng với việc lỗ tiết nước bọt bên trong môi trở nên rõ ràng hơn, gây cảm giác đau và khó chịu. Bệnh có thể do nhiễm trùng hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy.
– Viêm môi do thuốc: Xuất hiện trong các tình trạng nghiêm trọng như hồng ban đa dạng, hội chứng Lyell, hội chứng Stevens-Johnson hoặc do tác dụng phụ của vitamin A axit.
Viêm da cơ địa ở môi gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe và đời sống người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát hoặc những biến chứng nghiêm trọng. Khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý chữa trị tại nhà.
III – Nhận biết viêm da cơ địa ở môi qua những dấu hiệu nào?
Viêm da cơ địa ở môi có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ vùng môi, thậm chí lan rộng ra vùng da xung quanh miệng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng viêm cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai môi cùng lúc, gây ra các triệu chứng khó chịu kéo dài.
Tuy nhiên, rất ít khi bệnh lan rộng đến niêm mạc bên trong môi. Viêm môi cơ địa thường diễn biến âm thầm, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Trong suốt giai đoạn này, bệnh có thể không biểu hiện rõ ràng, nhưng sau đó các triệu chứng sẽ bùng phát và có xu hướng nặng dần theo thời gian.
Các triệu chứng phổ biến của viêm da cơ địa ở môi bao gồm:
– Nứt nẻ: Đây là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất. Các vết nứt có thể gây đau rát, làm cho người bệnh khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp.
– Khô: Môi trở nên khô ráp, mất độ ẩm tự nhiên, khiến cho da môi dễ bong tróc, đặc biệt là khi tiếp xúc với không khí lạnh hoặc khô.
– Ngứa: Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng môi là một dấu hiệu đặc trưng, khiến người bệnh có thói quen liếm môi, càng làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
– Tấy đỏ: Da môi sưng tấy, đỏ ửng là biểu hiện rõ ràng của phản ứng viêm, gây đau đớn và khiến vùng da trở nên nhạy cảm hơn.
– Bong vảy: Môi thường xuyên bong tróc thành các lớp vảy nhỏ, khi da môi khô cứng lại và bị tổn thương.
– Đau nhức: Khi bệnh viêm da cơ địa ở môi tiến triển nặng hơn, các vết nứt và tình trạng viêm sẽ dẫn đến cảm giác đau nhức, đặc biệt là khi nói chuyện, cười hoặc ăn uống.
IV – Bệnh viêm da cơ địa ở môi có lây không?
Viêm da cơ địa ở môi không phải là bệnh truyền nhiễm từ người sang người, nên không gây ra nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, khi môi bị tổn thương do viêm, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể dễ dàng lan rộng sang các vùng da lân cận.
Bệnh viêm da cơ địa ở môi không lây nhiễm.
Điều này có thể xảy ra trong những trường hợp môi bị nứt nẻ, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, và nấm xâm nhập gây nhiễm trùng. Sự lây lan của tổn thương có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị và phục hồi.
Chính vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý vệ sinh vùng môi sạch sẽ, tránh chạm tay lên môi. Bên cạnh đó, cần sử dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa sự lan rộng của tổn thương.
V – Viêm da cơ địa ở môi có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa ở môi là một bệnh lý về da phổ biến, thường không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bùng phát, bệnh có thể mang lại nhiều phiền toái, làm người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Nếu không điều trị kịp thời hoặc không chú ý chăm sóc, viêm môi cơ địa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, trong đó phổ biến là nhiễm trùng da. Nhiễm trùng kéo dài có thể khiến người bệnh phải chịu đựng cơn đau liên tục. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Một số trường hợp nặng, bệnh viêm da cơ địa ở môi có thể gây hoại tử hoặc lan rộng ra môi và các vùng da lân cận. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm người bệnh mất tự tin.
Hơn nữa, các thói quen sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh răng miệng có thể trở nên khó khăn, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.
VI – Điều trị bệnh viêm da cơ địa ở môi bằng cách nào cho hiệu quả và an toàn?
Môi là khu vực nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, đồ uống và các yếu tố từ môi trường xung quanh, khiến việc điều trị viêm môi cơ địa trở nên khó khăn và tốn thời gian. Để điều trị hiệu quả, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
1. Chữa bệnh viêm da cơ địa ở môi bằng nguyên liệu tự nhiên
Đối với những trường hợp bị viêm da cơ địa ở môi với mức độ nhẹ bạn có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo bằng nguyên liệu tự nhiên sau:
Dùng dầu dừa trị viêm da cơ địa môi.
1.1. Sử dụng dầu dừa để điều trị viêm môi cơ địa
Dầu dừa chứa các vitamin và khoáng chất tự nhiên giúp cung cấp độ ẩm sâu, thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo tế bào da mới. Nó cũng làm cho đôi môi trở nên hồng hào, căng mịn và mềm mại. Đồng thời giảm cảm giác ngứa và đau rát do viêm môi cơ địa.
Để sử dụng, bạn chỉ cần bôi trực tiếp dầu dừa lên môi và để yên trong khoảng 60 phút. Đảm bảo tay sạch hoặc sử dụng tăm bông để tránh làm lây nhiễm vi khuẩn.
1.2. Chữa viêm môi cơ địa bằng gel nha đam tươi
Nha đam (lô hội) có tính chất chống viêm và sát khuẩn nhẹ, đồng thời cung cấp độ ẩm hiệu quả, giúp giảm các triệu chứng viêm da. Để áp dụng cách chữa viêm da cơ địa ở môi này rất đơn giản, bạn chỉ cần xay nhuyễn nha đam tươi và bôi trực tiếp lên môi.
Massage nhẹ nhàng để các tinh chất thẩm thấu sâu vào da, giúp làm giảm cảm giác khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục.
1.3. Dùng lá trầu không để điều trị viêm môi cơ địa
Lá trầu không có nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm và diệt khuẩn, giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu trên da môi. Để thực hiện, giã nhuyễn 5 lá trầu không tươi cùng với vài hạt muối, rồi vắt lấy nước cốt. Loại bỏ bã và dùng tăm bông thấm nước cốt để bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm.
1.4. Mẹo sử dụng lá ổi để chữa viêm da cơ địa ở môi
Lá ổi có đặc tính chống viêm và diệt khuẩn, giúp giảm hiệu quả các triệu chứng viêm môi cơ địa. Các hoạt chất trong lá ổi còn hỗ trợ làm khô bề mặt viêm da môi.
Để sử dụng, giã nhuyễn khoảng 100g lá ổi tươi cùng với vài hạt muối biển, rồi vắt lấy nước cốt và bỏ bã. Vệ sinh da môi bằng nước muối sinh lý, thấm khô và dùng tăm bông thoa đều nước cốt lên môi.
Giảm ngứa do viêm da cơ địa bằng kem bôi da Yoosun Rau má.
Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nêu trên, bạn cũng có thể sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má để cải thiện các triệu chứng. Sản phẩm có thành phần chính là dịch chiết rau má, nổi bật với khả năng làm dịu và giảm viêm hiệu quả.
Được chiết xuất từ rau má tươi, kem bôi này cung cấp độ ẩm, giúp phục hồi và tái tạo làn da môi bị tổn thương. Đồng thời hỗ trợ làm giảm cảm giác ngứa ngáy và đau rát, mang lại sự thoải mái và cải thiện rõ rệt tình trạng viêm môi.
2. Dùng thuốc trị viêm da cơ địa ở môi theo chỉ định của bác sĩ
Nếu như bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nêu trên nhưng không cải thiện được triệu chứng bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc. Thuốc điều trị viêm da cơ địa ở môi thường ở dạng uống và bôi như:
Bác sĩ có thể kê thuốc bôi hoặc uống cho người bị viêm da cơ địa ở môi.
– Thuốc bôi chứa corticoid: Khi viêm môi cơ địa nghiêm trọng và có dấu hiệu bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định kem bôi chứa corticoid như Hydrocortison acetat hoặc Clobetasol. Những loại thuốc này giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng hiệu quả.
– Thuốc ức chế calcineurin: Trong trường hợp điều trị bằng corticoid không mang lại hiệu quả hoặc tổn thương không thuyên giảm, thuốc ức chế calcineurin có thể được chỉ định. Thuốc này, chẳng hạn như Tacrolimus hoặc Pimecrolimus, có ưu điểm là ít tác dụng phụ hơn corticoid, không gây teo da hay làm mỏng da.
– Thuốc kháng sinh chống nấm bôi ngoài da: Đối với trường hợp viêm môi cơ địa nặng kèm bội nhiễm, thuốc kháng sinh chống nấm bôi ngoài da có thể được sử dụng để kiểm soát viêm và kháng khuẩn, nhất là khi có hiện tượng vỡ mụn nước hoặc nhiễm trùng da.
– Thuốc kháng histamine: Các thuốc kháng histamin như Desloratadin, Loratadin, và Cetirizin có thể giúp giảm ngứa, chống dị ứng và giảm sự hình thành mủ dịch ở môi.
– Thuốc chống viêm dạng uống: Để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa bội nhiễm và giảm ngứa, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm dạng uống. Những thuốc này giúp điều trị viêm môi cơ địa một cách hiệu quả.
– Thuốc kháng sinh dạng uống: Trong trường hợp viêm môi cơ địa nặng, thuốc kháng sinh dạng uống như Tetracycline, Minocycline, Doxycycline hoặc Isotretinoin có thể được chỉ định để chống nhiễm trùng toàn thân.
– Viên uống vitamin: Bổ sung các vitamin thiết yếu như B2, B3 (vitamin PP), B6, C, và A giúp cải thiện sức khỏe môi và thúc đẩy quá trình hồi phục da môi nhanh chóng.
!Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần được thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
VII – Làm sao để phòng tránh bị viêm da cơ địa ở môi?
Có một số biện pháp giúp phòng tránh viêm da cơ địa ở môi bạn có thể tham khảo và áp dụng như:
Nên dưỡng ẩm cho môi thường xuyên.
– Vệ sinh da môi: Rửa sạch môi hàng ngày bằng nước muối sinh lý và thực hiện tẩy tế bào chết cho môi 2 – 3 lần mỗi tuần bằng các sản phẩm nhẹ nhàng và an toàn.
– Dưỡng ẩm thường xuyên: Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm môi đều đặn để duy trì độ ẩm và sự mềm mại cho môi.
– Tránh thói quen xấu: Không đưa tay lên môi để sờ hoặc bóc da môi khi cảm thấy khô, điều này giúp tránh làm tổn thương da và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
– Chế độ ăn uống khoa học: Xây dựng thực đơn giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho da môi như A, C, B2, B6, B3 bằng cách bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi.
– Hạn chế chất kích thích: Giảm thiểu việc tiêu thụ các chất kích thích như cà phê, rượu, bia và đồ uống có gas để hạn chế kích ứng da môi.
– Bảo vệ môi khi ra ngoài: Che chắn cẩn thận để bảo vệ môi khỏi tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú, và hóa chất độc hại.
– Tăng cường sức khỏe tổng quát: Thực hiện các bài tập thể dục đều đặn, tránh căng thẳng kéo dài và đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm da cơ địa ở môi mà bạn nên nắm được. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào băn khoăn về vấn đề này cần được hỗ trợ giải đáp thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!