Chẩn đoán viêm da cơ địa quanh miệng và cách điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Viêm da cơ địa quanh miệng là tình trạng da vùng miệng bị mẩn đỏ, khô và ngứa. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ, tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh.
I – Viêm da cơ địa quanh miệng là gì?
Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của gương mặt và cơ thể, bao gồm cả miệng và xung quanh miệng. Viêm da cơ địa phát triển xung quanh miệng được gọi là viêm da cơ địa ở miệng.
Viêm da cơ địa quanh miệng gây ra các triệu chứng khó chịu và kích ứng như phát ban đỏ hoặc tím, sần sùi quanh miệng và da khô, có vảy trên môi, mụn nhỏ, cảm giác ngứa ran, nóng rát và khó chịu.
Hình ảnh viêm da cơ địa quanh miệng.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm da cơ địa. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ trong giai đoạn từ 16 đến 45 tuổi cao hơn các nhóm đối tượng khác. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa ở miệng cao.
Viêm da cơ địa quanh miệng đôi khi bị nhầm lẫn với các tình trạng khác. Bạn có thể nhầm phát ban ngứa, sần sùi này với mụn trứng cá, khô da theo mùa, phản ứng dị ứng hoặc mụn rộp. Nếu nghi ngờ bị viêm da cơ địa quanh miệng, hãy đảm bảo được chẩn đoán đúng và làm việc với bác sĩ da liễu để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
II – Nguyên nhân gây viêm da cơ địa miệng
Các bác sĩ không chắc chắn lý do tại sao bệnh viêm da cơ địa quanh. Hiện tại, các nhà khoa học cho rằng cả yếu tố di truyền và môi trường đều có thể đóng vai trò. Việc thiếu một số protein nhất định từ hàng rào bảo vệ da làm tăng khả năng vùng da đó bị kích ứng bởi hóa chất.
Người đã bị bệnh viêm da cơ địa có thể phát triển các triệu chứng quanh miệng. Đọc tiếp để tìm hiểu những yếu tố và chất nào có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa quanh miệng.
1. Thuốc Steroid
Việc sử dụng lâu dài các loại steroid tại chỗ như kem hydrocortisone và thuốc hít steroid có thể gây ra viêm da quanh miệng.
Các nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng quá nhiều thuốc steroid tại chỗ là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm da quanh miệng.
Dùng thuốc steroid tại chỗ kéo dài là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm da ở miệng.
2. Sản phẩm chăm sóc da
Kem dưỡng ẩm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa như da khô. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều chất làm mềm da đặc, kem dưỡng da mặt và son dưỡng môi là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh chàm quanh miệng.
Hãy trao đổi với bác sĩ về thói quen chăm sóc da của bạn để xem liệu các sản phẩm bạn sử dụng có thể gây ra bệnh viêm da cơ địa quanh miệng của bạn hay không.
3. Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm da cơ địa quanh miệng phải kể đến gồm:
– Các loại chất kích ứng khác, bao gồm thức ăn cay và kem đánh răng có chứa florua, có thể gây ra bệnh viêm da cơ địa xung quanh miệng.
– Nhiệt độ khắc nghiệt (lạnh, nóng hoặc khô đột ngột) cũng có thể gây kích ứng da và dẫn đến bệnh viêm da cơ địa quanh miệng.
– Bệnh trứng cá đỏ, một tình trạng da gây ra sự đổi màu và nổi mụn trên mặt, cũng có thể gây viêm da cơ địa miệng.
– Mỹ phẩm sử dụng ở khu vực xung quanh môi và miệng kém chất lượng.
– Da bị dị ứng, mẫn cảm với chất tẩy rửa như xà phòng.
– Da bị ứng với phấn hoa hoặc lông động vật.
– Dị ứng thực phẩm.
– Nhiễm trùng đường hô hấp.
– Thay đổi, rối loạn nội tiết tố, hormone trong cơ thể (thường gặp ở phụ nữ)
– Do sử dụng thuốc có thành phần corticosteroid thời gian quá dài.
Mỹ phẩm sử dụng ở khu vực xung quanh môi và miệng kém chất lượng cũng làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa.
III – Viêm da cơ địa ở miệng biểu hiện thế nào?
Viêm da cơ địa quanh miệng thường xuất hiện ở dạng phát ban, có vảy hoặc nổi mụn đỏ nhỏ li ti xung quanh miệng, có thể lan đến môi, mũi, đôi khi lên mí mắt. Cùng với đó, vùng da quanh miệng còn bị khô rát, bong tróc, đỏ hoặc thâm đỏ.
1. Triệu chứng viêm da cơ địa quanh miệng nhẹ
Ở giai đoạn mới khởi phát, viêm da cơ địa ở quanh miệng có thể gây ra các triệu chứng dưới đây:
– Xuất hiện những nốt phát ban màu hồng quang vùng da ở miệng.
– Da vùng miệng bị khô và nứt nẻ.
– Da phù nề, có dịch tiết, và đóng mài
– Nổi mụn nước hoặc đám sẩn trên da.
– Vùng da miệng bị viêm có thể nóng rát, sưng đau và ngứa.
– Bệnh nhân thấy khó chịu, mất ngủ, bứt dứt.
Vùng da quanh miệng bị nổi mẩn đỏ, khô và bong tróc.
2. Triệu chứng viêm da cơ địa nặng
Viêm da cơ địa quanh miệng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể tiến triển nghiêm trọng hơn gây ra các triệu chứng sau:
– Các mảng da quanh miệng bị viêm trở nên thô ráp và có màu đỏ.
– Vùng da viêm lan rộng và đỏ rực.
– Da dày, thô ráp và có mảng sừng.
– Xuất hiện mụn nước lớn và lở loét ở vùng da quanh miệng bị viêm.
– Ngứa ngáy dữ dội, đau rát.
– Thay đổi sắc tố da, để lại sẹo.
3. Triệu chứng viêm da cơ địa ở miệng cần thăm khám ngay
Người bệnh viêm da cơ địa ở miệng nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như:
– Sốt.
– Nổi hạch bạch huyết.
Người bị viêm đa cơ địa ở miệng nên đi khám bác sĩ nếu bị sốt và nổi hạch bạch huyết.
IV – Viêm da cơ địa quanh miệng có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm da quanh miệng không quá nguy hiểm và đe dọa tính mạng. Tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm các biểu hiện có thể tái phát nhiều lần. Điều này gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, sức khỏe cũng như thẩm mỹ:
1. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý
Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa như mụn nước, mẩn đỏ, phát ban co cứng bề mặt da khiến người mắc bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp và tiếp xúc với mọi người.
Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của người bệnh dẫn tới suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc.
2. Nhiễm trùng da
Miệng bị viêm da cơ địa thường gây ra triệu chứng khó chịu, đau rát, ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh thường xuyên dùng tay gãi. Nếu như không có phác đồ điều trị kịp thời và thích hợp, vùng da quang miệng bị viêm có thể bị tổn thương và nhiễm trùng da nặng.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh
Điều đáng lo ngại nhất là trẻ nhỏ từ 1-6 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh viện da cơ địa ở miệng. Việc điều trị bệnh lý này ở trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn. Nếu không chữa khỏi dứt điểm có thể gây bệnh viêm mũi dị ứng, hen, sốt.
Người bệnh thường xuyên gãi có thể khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng.
V – Chẩn đoán viêm da cơ địa ở miệng bằng cách nào?
Chẩn đoán viêm da cơ địa ở miệng cần kết hợp thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:
1. Thăm hỏi triệu chứng và tiền sử bệnh
Bác sĩ tiến hành thăm hỏi các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Đồng thời xem xét tiền sử sức khỏe, bao gồm bất kỳ phản ứng dị ứng nào bạn đã từng gặp trong quá khứ. Hãy chắc chắn cho bác sĩ biết nếu bất kỳ ai trong gia đình bạn có tiền sử bệnh chàm, viêm da dị ứng hoặc các tình trạng dị ứng da khác.
2. Kiểm tra da
Bác sĩ tiếp tục kiểm tra da của người bệnh để đánh giá các vùng da quang miệng bị kích ứng hoặc viêm. Từ đó có những chẩn đoán sơ bộ ban đầu.
3. Xét nghiệm
Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa ở môi chính xác hơn:
– Kiểm tra dị ứng: chẳng hạn như xét nghiệm miếng dán da hoặc xét nghiệm chích da, để tìm ra xem có chất cụ thể nào gây kích ứng vùng da quang miệng của người bệnh không.
– Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu: để kiểm tra nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn.
Một số xét nghiệm kiểm tra dị ứng có thể được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân viêm da cơ địa ở miệng.
VI – Cách điều trị viêm da cơ địa quanh miệng hiệu quả
Bước đầu tiên trong quá trình điều trị viêm da cơ địa ở miệng là oại bỏ các chất gây kích ứng tiềm ẩn. Điều này có thể bao gồm steroid tại chỗ, cũng như các sản phẩm hoặc kem dưỡng da có thể gây kích ứng nhiều hơn.
Nếu việc loại bỏ các tác nhân gây bệnh không đủ để cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa ở miệng, bác sĩ da liễu có thể khuyên người bệnh làm theo các bước sau:
1. Thuốc men
Thuốc dùng để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở vùng miệng có thể là thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
1.1. Thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi ngoài da được bôi trực tiếp lên da để giúp giảm viêm và kích ứng. Một số loại thuốc không cần kê đơn, một số khác chỉ được kê đơn. Thuốc bôi ngoài da theo toa bao gồm:
– Thuốc Erythromycin.
– Thuốc Clindamycin.
– Corticosteroid hoặc các loại kem steroid tương tự.
– Metronidazol.
– Thuốc lưu huỳnh.
– Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ.
– Crisaborole, một loại kem không steroid dùng cho bệnh viêm da cơ địa.
1.2. Thuốc uống
Thuốc uống cũng có thể giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa quanh miệng. Trong đó:
– Thuốc kháng sinh uống nói riêng, có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng khi gãi ngứa da dẫn đến lở loét hoặc tổn thương.
– Các loại thuốc kháng sinh này có thể bao gồm tetracycline, doxycycline, erythromycin uống hoặc isotretinoin liều thấp.
Bệnh nhân dùng thuốc bôi và thuốc uống điều trị viêm da cơ địa quanh miệng theo chỉ định của bác sĩ.
1.3. Thuốc tiêm
Thuốc tiêm, được gọi là thuốc sinh học, là một loại thuốc mới hơn để điều trị bệnh viêm đa cơ địa.
Thuốc sinh học cung cấp phương pháp điều trị có mục tiêu có thể được tiêm dưới da (dưới da). Chúng tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch để giúp hệ thống không phản ứng thái quá và gây thêm tình trạng viêm.
Dupilumab (Dupixent ) và tralokinumab-ldrm (Adbry) hiện đang có trên thị trường và các loại thuốc sinh học mới đang được thử nghiệm và phát triển. Hãy trao đổi với bác sĩ để xem liệu thuốc sinh học có phải là lựa chọn điều trị dành cho bạn hay không.
1.4. Thuốc không cần kê đơn
Thuốc theo toa không phải là cách duy nhất để điều trị bệnh viêm da cơ địa quanh miệng và trên môi. Một số thuốc không cần kê đơn có thể giúp ích nhưng vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để điều trị viêm da cơ địa quanh miệng.
2. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Một số nguyên liệu hoặc thảo dược tự nhiên có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da cơ địa, người bệnh bệnh có thể tham khảo và áp dụng gồm:
2.1. Dầu nguyên chất
Một số loại dầu tự nhiên và nguyên chất có khả năng làm dịu da, giảm kích ứng, bong tróc và làm mềm da. Người bệnh có thể sử dụng một số loại dầu như dầu jojoba, dầu dừa, dầu hướng dương…
2.2. Lô hội
Lô hội hay nha đam nổi tiếng với tác dụng làm dịu vết bỏng. Thảo dược tự nhiên này cũng có thể giúp làm dịu tình trạng kích ứng da do bệnh viêm da cơ địa. Hãy đảm bảo sử dụng lô hội hoàn toàn tự nhiên không có hương liệu, thuốc nhuộm hoặc cồn. Nên bắt đầu với một lượng nhỏ và thoa nhẹ nhàng lên vùng da miệng bị viêm.
Nha đam giúp làm dịu tình trạng kích ứng da do viêm da cơ địa.
2.3. Bột yến mạch dạng keo
Bột yến mạch dạng keo là một loại bột được làm từ hạt yến mạch xay mịn. Nó có thể hữu ích như một chất bảo vệ da và là một phương pháp điều trị làm dịu bệnh viêm da cơ địa.
Các sản phẩm có chứa bột yến mạch dạng keo hữu ích trong việc điều trị tình trạng khô và kích ứng, và thành phần này cũng đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng ngứa da.
2.4. Giấm táo
Một số thành phần trong giấm táo có khả năng chống lại vi khuẩn và nấm rất hiệu quả. Dùng giấm giúp giảm triệu chứng ngứa, đau rát, khó chịu do bệnh viêm da cơ địa gây ra.
Người bệnh có thể pha loãng giấm với nước tỷ lệ 1:1. Sau đó thoa hỗn hợp giấm táo lên vùng da quanh miệng bị viêm. Để khoảng 20 phút rồi rửa lại vết thương với nước ấm.
3. Thay đổi lối sống
Sống một lối sống lành mạnh là điều quan trọng đối với mọi người, nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của những người bị bệnh viêm da cơ địa. Thực hiện một số thay đổi nhất định trong thói quen sinh hoạt và lối sống hàng ngày có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa quanh miệng:
3.1. Tránh các chất gây kích ứng
Nếu bị viêm da cơ địa quanh miệng và môi, hãy ngừng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt có tính tẩy tế bào chết hoặc gây kích ứng. Chẳng hạn như sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc có chứa nước hoa hoặc mùi thơm.
Cố gắng tránh các thức ăn mặn, cay khi bạn bị viêm da cơ địa quanh miệng và trên môi vì chúng có thể làm bùng phát hoặc nghiêm trọng hơn các triệu chứng bệnh.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng với một thành phần nào đó, hãy trao đổi với bác sĩ da liễu về việc thử nghiệm áp da.
Khi da đang bị viêm, hãy ngừng sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm gây kích ứng hoặc có khả năng tẩy tế bào chết.
3.2. Lựa chọn nước ấm
Chỉ nên rửa mặt bằng nước ấm. Nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây kích ứng cho làn da đang bị viêm da cơ địa.
3.3. Dưỡng ẩm
Các loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cũng rất quan trọng để giữ cho da khô, ngứa không bị khô.
Bạn có thể tìm kiếm danh mục sản phẩm của Hiệp hội Eczema Quốc gia để tìm các loại kem, chất tẩy rửa, kem chống nắng an toàn cho bệnh viêm da cơ địa…Thuốc mỡ đặc sẽ tốt hơn cho môi, trong khi kem có thể tốt hơn cho da.
3.4. Giặt khăn trải giường và khăn tắm
Bạn nên thường xuyên giặt khăn trải giường và khăn tắm bằng nước nóng để loại bỏ vi khuẩn, chất gây dị ứng và bụi bẩn. Nên giặt những vật dụng này bằng chất tẩy rửa nhẹ ít nhất một lần một tuần để giữ chúng sạch sẽ. Sử dụng chất tẩy rửa không chứa thuốc nhuộm và hương liệu.
3.5. Ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng
Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc và chất lượng. Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không ngon sẽ dẫn đến căng thẳng, có thể làm trầm trọng thêm bệnh viêm da cơ địa.
Nếu bị căng thẳng, hãy thử mọi cách có thể để giảm căng thẳng, bao gồm cả việc gặp chuyên gia trị liệu hoặc tâm lý nếu bạn cần giúp đỡ.
Dưỡng ẩm cho da vùng miệng mỗi ngày với sản phẩm phù hợp.
3.6. Đừng hút thuốc
Khói có thể gây kích ứng nghiêm trọng cho làn da nhạy cảm, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa quanh miệng.
Bên cạnh đó, nếu bị viêm da cơ địa quanh miệng ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má để làm dịu, làm mát và giảm ngứa.
Yoosun rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, không chứa Corticoid, Paraben nên an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách sử dụng kem rau má khá đơn giản. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, hãy thoa một lớp mỏng Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động, massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da và không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày thoa Yoosun Rau má cho bé 2 đến 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Kem bôi da Yoosun Rau Má.
VII – Phương pháp phòng ngừa viêm da cơ địa ở miệng
Bạn có thể không thể ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa phát triển ở miệng nếu bạn bị viêm da cơ địa dị ứng ở những nơi khác trên cơ thể. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
1. Tránh dùng các loại sữa rửa mặt có mùi thơm
Nên loại bỏ các loại sữa rửa mặt hoặc nước rửa mặt có mùi thơm. Thay vào đó, nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, có thành phần tự nhiên và không gây kích ứng da.
2. Cẩn trọng khi dùng mỹ phẩm
Không nên sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da, son dưỡng môi hay son môi có chứa thuốc nhuộm, hương liệu… để tránh gây kích ứng da vùng quang miệng.
Tránh dùng các loại kem chứa steroid hoặc các loại mỹ phẩm, kem kích trắng không rõ nguồn gốc. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, kem chống nắng và trang điểm.
3. Bảo vệ da
Che chắn kỹ để bảo vệ da vùng miệng khi đi ra ngoài. Hạn chế thời gian da tiếp xúc với gió, nhiệt độ cao, không khí ô nhiễm.
4. Không ăn cay hoặc quá mặn
Bỏ qua những thức ăn quá mặn hoặc quá cay để để tránh kích ứng da xung quanh miệng, làm tình trạng viêm da cơ địa khởi phát hoặc nghiêm trọng hơn.
Nên rửa mặt với sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ và không gây kích ứng da.
5. Biện pháp khác
– Chọn nước súc miệng và kem đánh răng không chứa cồn hoặc chất khử trùng mạnh.
– Giảm lượng rượu tiêu thụ: vì rượu có thể làm bệnh viêm da cơ địa trở nên trầm trọng hơn bằng cách tăng tình trạng viêm, thay đổi phản ứng miễn dịch hoặc làm chậm quá trình lành da .
– Uống nhiều nước: giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể và giữ ẩm da, giảm tình trạng khô và kích ứng da do bệnh viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa quanh miệng là bệnh lý về da mãn tính, có nguy cơ tái phát cao sau điều trị. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bị viêm da cơ địa, người bệnh không nên chủ quan, hãy đến thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị phù hợp, tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng gây nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý ở người bệnh.
Tham khảo thêm:
- Hình ảnh viêm da cơ địa ở mắt và cách điều trị hiệu quả
- Viêm da cơ địa ở mông: Nguyên nhân, nhận biết và điều trị
Tài liệu tham khảo:
1. Eczema Around the Mouth and Lips: Your Guide
https://www.myeczemateam.com/resources/eczema-around-the-mouth-and-lips-your-guide
2. Eczema on the Lips (Eczematous Cheilitis)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22741-eczema-on-the-lips
3. Eczema around the mouth
https://www.ducray.com/en/eczema/areas-affected-by-eczema/eczema-mouth
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!