Viêm da tiết bã da đầu (chàm da dầu): Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Viêm da tiết bã da đầu ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ và sức khỏe. Đặc biệt nếu không được chữa trị kịp thời và tình trạng viêm da tiết bã ở vùng đầu kéo dài có thể dẫn tới một số biến chứng như gàu nhiều, rụng tóc, sẹo thâm... Việc chủ động tìm kiếm các thông tin về bệnh viêm da tiết bã ở da đầu sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.
I – Chàm da đầu là gì?
Viêm da tiết bã da dầu hay còn được gọi là bệnh chàm da đầu, tiếng Anh là Seborrheic Dermatitis. Chuyên khoa da liễu gọi tình trạng da đầu bị viêm da tiết bã là chàm da mỡ hoặc viêm da dầu, là tình trạng da đầu bị viêm, bong nhiều vảy, ban đỏ và rát.
Hình ảnh da đầu bị viêm da tiết bã.
Bệnh viêm da tiết bã đầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có xu hướng phát triển thành bệnh mãn tính.
Do vậy người bị chàm da đầu cần phải thật cẩn trọng đi điều trị ngay khi phát hiện dấu hiệu bị bệnh, đồng thời chăm sóc da đầu đúng cách để ngăn bệnh không xuất hiện trở lại.
( → Xem thêm: Viêm da tiết bã nhờn là gì? Hình ảnh viêm da tiết bã )
II – Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã da đầu
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở đầu cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác là từ đâu và do đâu. Nhưng theo các nhận định chuyên môn thì bệnh viêm da tiết bã da đầu có thể là do sự kết hợp của nấm men Malassezia với lượng dầu nhờn tiết ra trên da.
Ngoài ra, còn có khá nhiều các yếu tố tác động làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh viêm da tiết bã trên đầu đó là:
– Di truyền: Đa phần bệnh nhân bị viêm da tiết bã ở da đầu đều có người thân trong gia đình bị mắc các bệnh lý về da như viêm da tiết bã, viêm da mủ hay viêm da dị ứng…
– Cơ địa da nhờn: Những người có cơ địa da nhờn thì tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh và tăng tiết nhiều dầu hơn.
Khi hoạt động bài tiết dầu quá mức có thể gây kích thích nấm men hoạt động mạnh mẽ hơn gây viêm da tiết bã da dầu. Theo thống kê, có tới 90% số người bị viêm da tiết bã ở đầu có cơ địa da nhờn.
– Sức đề kháng yếu kém: Những người có sức kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu hay cơ thể suy nhược có nguy cơ bị mắc bệnh viêm da tiết bã da đầu cao hơn so với những người khỏe mạnh bình thường.
– Thời tiết: Các yếu tố thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của da. Người bị viêm da tiết bã da dầu thường bị nhiều hơn vào mùa đông do thời tiết hanh khô gây bong tróc da.
Lúc này tuyến bã nhờn buộc phải hoạt động mạnh hơn để cân năng độ ẩm cho da, hậu quả là gây kích thích nấm men làm tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã da ở đầu.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở đầu là do sự kết hợp của nấm men Malassezia với lượng dầu nhờn tiết ra trên da.
– Đồ ăn: Tiêu thụ một số đồ ăn/thực phẩm gây kích thích hoạt động tuyến bã nhờn như muối, đồ nhiều dầu mỡ hay đồ cay nóng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã da đầu.
– Thuốc: Người bệnh sử dụng thuốc chứa chất gây nghiện, thuốc kháng sinh có nguy cơ bị viêm da tiết bã ở đầu cao hơn so với người không sử dụng.
– Các nguyên nhân khác: Bệnh viêm da tiết bã da đầu còn có thể bùng phát do một số nguyên nhân khác như: stress, trầm cảm, sinh hoạt không điều độ, rối loạn nội tiết tố…
III – Đối tượng dễ bị viêm da tiết bã ở đầu
Đa phần đối tượng bị bệnh viêm da tiết bã da đầu là trẻ sơ sinh nằm trong độ tuổi từ 0 đến 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ là người lớn cũng có thể mắc bệnh lý này nhưng mảng bã mỏng hơn, thường có màu trắng như vảy gàu.
Trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi là đối tượng dễ bị viêm da tiết bã ở đầu.
Bên cạnh đó, bênh viêm da tiết bã ở đầu cũng xuất hiện nhiều hơn ở các nhóm đối tượng có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu và cơ thể suy nhược.
IV – Biểu hiện bị viêm da tiết bã da đầu
Tùy theo từng đối tượng và độ tuổi mà biểu hiện của bệnh viêm da tiết bã da đầu sẽ có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:
Biểu hiện chàm da đầu ở trẻ sơ sinh:
– Xuất hiện các mảng màu vàng nhạt hoặc nâu đen
– Mảng da bám chặt và dính bất vào chân tóc.
– Không ngứa, không nóng rát, không đau sưng.
– Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường sẽ xuất hiện cùng lúc với bệnh chàm, viêm da cơ địa hay hen suyễn…
Biểu hiện chàm da đầu ở người lớn:
– Xuất hiện các vết ban đỏ ở vùng chân tóc.
– Da đầu bất ngờ tăng tiết nhiều dầu.
Viêm da tiết bã ở đầu khiến tóc bết dính, bong vảy như gàu…
– Tóc bết dính.
– Bong vảy như vảy gầu.
– Xuất hiện các bờ viền đỏ, nổi cộm và đau rát ở vùng viền tóc.
Về cơ bản, bệnh viêm da tiết bã da đầu thường không gây ngứa. Nhưng nếu bệnh nhân tiếp xúc với bụi bẩn hoặc bị vi khuẩn tấn công xâm nhập thì có thể xuất hiện triệu chứng ngứa nhẹ.
V – Viêm da tiết bã da đầu có nguy hiểm không?
Viêm da tiết bã da đầu là bệnh lý về da khá lành tính, ít khi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Các tổn thương trên da đầu do viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất sau khoảng thời gian từ 3 đến 12 tháng mà không cần phải điều trị.
Tuy nhiên, với các trường hợp người lớn bị viêm da tiết bã da đầu tái đi tái lại nhiều lần thì có thể trở thành bệnh mãn tính.
Bệnh viêm da tiết bã ở đầu gây rụng tóc, gàu nhiều.
Trường hợp này nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm có thể gây ra một số biên chứng như gàu nhiều, rụng tóc, sẹo thâm… Tất cả những điều này sẽ gây tâm lý tư ti cho người bệnh trong giao tiếp và công việc.
!Lưu ý: Bệnh viêm da tiết bã da đầu ở người lớn không thể tự khỏi như ở trẻ sơ sinh. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị bệnh phù hợp.
VI – Cách trị viêm da tiết bã ở đầu hiệu quả
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra cách trị chàm da đầu hiệu quả tận gốc. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có thể loại bỏ được khoảng 90% các triệu chứng bệnh đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
Với các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da tiết bã da đầu thì có thể tự hết mà không cần điều trị nhưng để rút ngắn thời gian có thể chữa bằng thuốc hoặc mẹo dân gian.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hoặc nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn một trong các phương pháp điều trị viêm da tiết bã da đầu dưới đây:
1. Cách trị viêm da tiết bã da đầu bằng lá tắm dân gian
Dân gian thường sử dụng một số loại lá tắm có tính mát như lá đào, cây ngải dại hay bạc hà để giảm các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã ở đầu:
– Cách trị viêm da tiết bã da đầu bằng lá đào: Loại lá này có vị đắng, tính bình, tác dụng giảm đau, chống dị ứng và sát khuẩn rất tốt.
Người bệnh viêm da tiết bã ở đầu có thể đun nước lá đào để gội đầu theo hướng dẫn sau: Rửa sạch 1 nắm lá đào tươi (có thể kết hợp thêm với lá khế để tăng khả năng sát khuẩn) rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Lọc lấy nước cốt lá đào rồi dùng để gội đầu mỗi ngày.
– Cách chữa viêm da tiết bã ở đầu bằng cây ngải dại: Hàm lượng tinh dầu lớn trong cây ngải dại có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm da tiết bã da dầu tốt.
Cách làm dầu gội trị chàm da đầu từ cây ngải dại như sau: Chuẩn bị nắm cây ngải dại cả lá và thân cây. Rửa sạch rồi cho vào đun cùng 2 lít nước. Chắt lấy nước rồi pha ấm sau đó đem gội đầu. Nên gội 2 ngày/1 lần.
Gội đầu bằng nước lá bạc hà chữa viêm da tiết bã da đầu hiệu quả.
– Mẹo trị viêm da tiết bã đầu bằng lá cây bạc hà: Lá cây bạc hà có tính mát, vi cay nên dân gian thường sử dụng để chữa các bệnh về da.
Thành phần kháng khuẩn và kháng viêm trong bạc hà có khả năng ức chế hoạt động của nấm men giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã da đầu hiệu quả.
Người bệnh chỉ cần cho 1 nắm to bạc hà vào đun cùng 500ml nước. Chắt lấy nước sau đó để nguội rồi thoa đều lên khắp vùng da đầu bị viêm tiết bã. Nên thực hiện đều đặn 1 lần/ngày.
2. Thuốc trị viêm da tiết bã ở đầu
Trường hợp đã áp dụng các cách điều trị viêm da tiết bã da dầu bằng các loại lá dân gian nhưng không khỏi, thậm chí còn có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời, phù hợp. Một số loại thuốc trị viêm da tiết bã ở đầu được bác sĩ chỉ định gồm:
– Thuốc kháng nấm: Tùy vào chủng nấm men Malassezia mà bác sẽ chỉ định thuốc chứa Selenium và Zinc pyrithion hoặc Azol.
Thuốc Tây y chữa viêm da tiết bã da dầu.
– Thuốc bạt sừng: Tác dụng loại bỏ bạt sừng, dầu nhờn dư thừa, ức chế tăng sinh tế bào.
– Thuốc ức chế calcineurin: Giảm tổn thương da, ngăn ngừa viêm nhiễm lan trên diện rộng.
– Thuốc kháng Histamin, thuốc kháng sinh: Sử dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu bị viêm nhiễm sâu.
3. Phương pháp quang trị liệu
Trường hợp bệnh nhân đã sử dụng thuốc Tây y nhưng bệnh vẫn trở nặng, không có tiến triển tích cực và kháng thuốc thì bác sĩ có thể cân nhắc chữa trị bằng phương pháp quang trị liệu.
Phương pháp quang trị liệu sử dụng các bước sóng ánh sáng loại bỏ nấm men đồng thời chữa lành các tổn thương nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh viêm da tiết bã da dầu khi điều trị bằng phương pháp này có thể bị mỏng da và suy giảm miễn dịch…
VII – Phòng tránh bệnh viêm da tiết bã ở da đầu
Bạn có thể chủ động phòng tránh và ngăn ngừa bệnh viêm da tiết bã ở da đầu tái phát trở lại thông qua một số biện pháp dưới đây:
– Vệ sinh da dầu thường xuyên, chăm sóc da dầu đúng cách: Sử dụng dầu gội có pH nhẹ, không gây kích ứng da; hạn chế để vùng da đầu tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại gây kích ứng da.
– Uống đủ nước, bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin cho cơ thể tử rau củ quả tự nhiên.
– Hạn chế ăn các thức ăn cay, ngọt hoặc chứa quá nhiều protein không tốt cho sức khỏe của gan, da, thận.
– Tránh xa đồ uống có cồn, có ga, các chất kích thích.
– Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, điều độ; tránh làm việc quá sức, thức khuya ngủ muộn thường xuyên.
– Duy trì thói quen tập thể mỗi ngày (tối thiểu 30 phút) để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bệnh viêm da tiết bã da đầu tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại dai dẳng và dễ tái phát trở lại ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh. Việc tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!