Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị viêm nang lông sau sinh
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Viêm nang lông là một bệnh da liễu có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào, trong đó khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Vậy tại sao bị viêm nang lông sau sinh? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
I – Nguyên nhân sau khi sinh bị viêm nang lông
Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng viêm nang lông thường khiến chị em mất tự tin và phiền toái.
Nhất là đối với chị em mới sinh bé, viêm nang lông gây ngứa ngáy, làm chị em phiền lòng vì phải chăm bé trong trạng thái không thoải mái nhất.
Phụ nữ sau sinh có thể bị viêm nang lông ở nhiều vị trí khác nhau như cánh tay, chân, trên da đầu, lưng, mặt, ngực…
Vậy nguyên nhân gây viêm nang lông sau sinh là gì? Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất chị em nên đề phòng:
– Sau khi sinh, một số chị em gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động bất thường, gây bít tắc lỗ chân lông, khiến cho các triệu chứng viêm nang lông dễ dàng xuất hiện.
– Căng thẳng, stress sau sinh cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông. Bởi vì căng thẳng quá lâu làm cho hệ miễn dịch suy giảm và da yếu hơn.
– Mẹ bỉm sữa đổ nhiều mồ hôi nhưng lại không được vệ sinh sạch sẽ vì phải kiêng cữ, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus,… thâm nhập vào da, gây viêm nang lông.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm nang lông sau sinh.
– Không tắm gội trong thời gian đầu sau sinh cũng là một nguyên nhân phổ biến gây viêm nang lông.
– Mặc quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi gây tổn thương da và viêm nhiễm.
– Thường xuyên cạo hoặc nhổ lông không đúng cách.
– Sau sinh, làn da phụ nữ thường nhạy cảm hơn trước. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, chất lượng kém dễ khiến chị em bị kích ứng và viêm nang lông.
– Quên tẩy da chết body định kỳ.
– Sử dụng khăn mặt, khăn tắm, quần áo… chung với người bị viêm nang lông do tụ khuẩn cầu, nấm, vi khuẩn, virus…
II – Biểu hiện viêm nang lông sau sinh
Biểu hiện viêm nang lông ở phụ nữ sau sinh thường là:
– Ban đầu, vùng da bị viêm nang lông sẽ nổi mẩn, màu hơi đỏ.
– Vài ngày sau, các nốt mụn sẽ trồi lên rõ hơn, có thể có mủ màu trắng ở giữa nốt mụn.
– Khu vực viêm nang lông có thể rất ngứa ngáy. Khi gãi, nốt mụn sẽ chảy mủ và đóng vảy.
– Nếu viêm nặng, nốt mụn sẽ gây đau, vô cùng khó chịu.
Triệu chứng của viêm nang lông sau sinh em bé.
Nếu các triệu chứng viêm nang lông sau sinh kể trên không thuyên giảm sau khoảng 1 – 2 tuần điều trị, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị viêm nang lông sau sinh phù hợp.
(>> Xem thêm: Viêm nang lông có lây không? Cách tránh lây lan hiệu quả nhất )
III – Tìm hiểu cách trị viêm nang lông sau sinh
Để điều trị viêm nang lông sau sinh, trước hết các mẹ cần giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm gội thường xuyên, có thể sử dụng thêm xà bông, sữa tắm có tính sát khuẩn nhẹ.
Cùng với đó, mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị viêm nang lông tại nhà sau đây:
1. Chườm nước muối ấm
Nước muối ấm có thể làm dịu sưng đau do viêm nang lông. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chuẩn bị 1 bát nước ấm, hòa thêm 1 chút muối.
Tiếp đến, bạn lấy khăn sạch, thấm nước muối ấm, rồi vắt bớt nước đi. Bạn dùng khăn ấm chườm lên vùng da bị viêm nang lông khoảng 10 phút.
Mỗi ngày, bạn nên thực hiện 3 – 4 lần. Sau khoảng 2 – 3 ngày, tình trạng sưng đau do viêm nang lông có thể sẽ giảm.
2. Vệ sinh da bằng nước lá trầu không
Lá trầu không có tính kháng khuẩn tự nhiên. Do đó, bạn có thể dùng nước lá trầu không để vệ sinh da khi đang bị viêm nang lông.
Cách thực hiện như sau: Bạn đun sôi 1 nắm lá trầu không đã rửa sạch với nước lọc. Sau khi nước sôi, giữ nguyên lá trầu không trong nồi để tinh chất thấm hết ra nước.
Khi nước lá trầu không còn hơi ấm, bạn sử dụng để vệ sinh da. Cuối cùng nhớ tắm tráng lại bằng nước lọc.
Thực hiện như vậy hàng ngày có thể giúp tình trạng viêm nang lông thuyên giảm.
Dùng lá trầu không chữa viêm nang lông sau sinh.
4. Vệ sinh da bằng nước lá trà xanh
Lá trà xanh có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Vì thế, phụ nữ sau sinh cũng có thể dùng nước lá trà xanh để vệ sinh da hàng ngày, giúp giảm viêm nang lông.
Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn đun sôi lá trà xanh cùng với nước. Sau khi nước lá trà xanh giảm nhiệt xuống mức phù hợp, bạn dùng để tắm hoặc vệ sinh da. Cuối cùng, bạn tắm tráng lại bằng nước sạch là được.
Bạn có thể dùng nước lá trà xanh để tắm hàng ngày cho đến khi tình trạng viêm nang lông dịu xuống.
5. Dùng dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng làm dịu da và cũng có tác dụng kháng khuẩn nhẹ. Do đó, chúng ta có thể dùng dầu dừa để chữa viêm nang lông nhẹ.
Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn thoa 1 lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị viêm nang lông. Chờ khoảng 10 – 20 phút, bạn rửa lại bằng nước sạch.
Mỗi ngày bạn nên thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần cho đến khi khỏi tình trạng viêm nang lông.
6. Dùng oxy già
Oxy già sẽ giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn ở khu vực viêm nang lông. Bạn có thể nhỏ oxy già trực tiếp lên vùng da bị viêm nang lông hoặc thấm vào tăm bông rồi chấm lên da.
Không nên sử dụng oxy già trên vùng da khỏe mạnh vì oxy già sẽ tiêu diệt lợi khuẩn trên da.
7. Dùng kem bôi chứa kháng sinh không kê đơn
Kem bôi chứa kháng sinh cũng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn ẩn bên trong da. Nhờ đó, tình trạng viêm nang lông sẽ nhanh khỏi.
Tương tự như oxy già, bạn cũng không nên bôi kem chứa kháng sinh vào vùng da khỏe mạnh vì sẽ làm giảm lợi khuẩn trên da.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên quá 2 tuần mà tình trạng viêm nang lông không giảm, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc sau đây, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và cân nhắc xem có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ hay không.
– Kháng sinh đường uống: Giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn, nấm.
– Thuốc kháng nấm.
– Một số loại thuốc bôi làm giảm triệu chứng khó chịu.
– …
Bạn nên uống thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ để sớm khỏi viêm nang lông và không bị ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
(>> Xem thêm: Viêm nang lông vùng kín nam, nữ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách trị )
IV – Cách để tránh bị viêm nang lông sau khi sinh nở
Để giảm thiểu tình trạng viêm nang lông, phụ nữ sau sinh nên thực hiện các biện pháp sau đây:
– Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
– Không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, quần áo với người khác.
– Vệ sinh da sạch sẽ, phù hợp với thể trạng.
– Cạo lông hoặc nhổ lông đúng cách. Chỉ nên dùng loại dao cạo sử dụng mỗi lần.
– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
– Không buộc tóc quá chật, khiến da đầu phải chịu áp lực, nóng bức.
– Tẩy da chết body và mặt định kỳ.
– Không tắm gội bằng nước quá nóng, khiến da bị khô, bong tróc.
– Không ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia… Vì những thực phẩm này sẽ khiến da đổ dầu nhiều hơn.
– Hạn chế căng thẳng, stress, cố gắng ngủ đủ giấc.
Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để ngăn ngừa viêm nang lông.
Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã biết bị viêm nang lông sau sinh bắt nguồn từ đâu, biểu hiện như thế nào và cách điều trị ra sao. Nếu cần được tư vấn thêm về cách chăm sóc da, bạn vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới nhé.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!