Thông tin cần biết về Virus tay chân miệng EV71 và Virus Coxsackie
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Tay chân miệng là một dịch bệnh xuất hiện hàng năm. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi đi học mẫu giáo. Bệnh tay chân miệng thường hỏi sau 7 đến 10 ngày điều trị ngoại trú đúng cách, nhưng cũng có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về virus tay chân miệng và cách phòng ngừa chúng.
I – Virus chân tay miệng có tên gọi là gì và thường trú ngụ ở đâu?
Có nhiều virus có khả năng gây bệnh tay chân miệng, trong đó có hai chủng virus gây bệnh chủ yếu là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Trên thực tế, trong nhiều tình huống, bạn có thể nghe thấy các bác sĩ gọi virus tay chân miệng là virus Coxsackie.
Trong các chủng virus tay chân miệng thì EV71 là nguy hiểm nhất. Những năm dịch tay chân miệng do EV71 gây ra thường ghi nhận rất nhiều ca bệnh nguy hiểm.
Virus gây bệnh tay chân miệng thường trú ngụ ở:
– Dịch từ các bọng nước ở da.
– Dịch tiết từ mũi họng như nước mũi, đờm, nước bọt.
– Phân của người bệnh.
Tay chân miệng virus EV71 nguy hiểm hơn các virus khác.
Virus tay chân miệng lây qua đường nào? Sau khi biết virus tay chân miệng có ở đâu, có thể thấy các con đường lây nhiễm của bệnh này sẽ là:
– Hít phải không khí có nhiễm virus do người bệnh ho, hắt hơi ra.
– Tiếp xúc gần với người bệnh, nhất là ôm hôn.
– Tiếp xúc với phân của người bệnh, chẳng hạn đi vệ sinh không rửa tay hoặc khi thay tã cho trẻ bị bệnh tay chân miệng.
– Tiếp xúc với các bề mặt chứa virus như tay nắm cửa, mặt bàn ghế…
– Tiếp xúc với nguồn nước có chứa virus như bể bơi. Trường hợp này thường không phổ biến.
Người bị bệnh tay chân miệng có khả năng lây virus cho người khác cao nhất trong tuần đầu. Vài tuần sau đó, khả năng lây bệnh giảm dần.
II – Virus tay chân miệng tồn tại bao lâu?
Chủng virus tay chân miệng nguy hiểm nhất là EV71 có khả năng sống bền bỉ bên ngoài môi trường.
Phải mất tới 30 phút mới có thể bất hoạt được virus gây bệnh tay chân miệng ở 560 độ C.
Ở nhiệt độ -40 °c, virus có thể hoạt động tối đa 3 tuần.
Oxy già có thể bất hoạt hoạt động của virus tay chân miệng.
Ngoài ra, chúng còn chịu được pH từ 3 đến 9, vì thế chúng ít bị ảnh hưởng bởi các chất hòa tan lipid, trong đó có cồn.
May mắn là chúng bị bất hoạt bởi các dung dịch sát khuẩn như javen, oxy già…
III – Virus gây bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Mức độ nặng nhẹ của bệnh tay chân miệng có thể chia thành bốn cấp độ.
Ở cấp độ 1, các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng, phát ban da, sốt nhẹ… sẽ xuất hiện. Bệnh có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày nếu điều trị phù hợp.
Cấp độ hai là chuyển giao giữa bệnh tay chân miệng nhẹ và có nguy cơ biến chứng. Cấp độ 2A thường không quá nguy hiểm nhưng khi bị cấp độ 2B cần được đưa tới bệnh viện để điều trị tích cực.
Ở cấp độ 2, bệnh tay chân miệng có thể gây các biến chứng nhẹ về hô hấp, thần kinh.
Cấp độ 3 sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn cấp độ 2.
Cấp độ 4 là cấp độ cao nhất của bệnh tay chân miệng, có thể khiến bệnh nhân bị sốc, thậm chí dẫn đến tử vong.
Như vậy có thể thấy virus tay chân miệng hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng. Do vậy, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân không nên chủ quan.
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tay chân miệng, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
IV – Cách để tránh bị nhiễm virus tay chân miệng
Để phòng ngừa virus tay chân miệng cho trẻ nhỏ, nên:
– Cho trẻ ăn chín uống sôi.
– Nhắc nhở trẻ rửa tay sạch sẽ, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Dụng cụ nấu ăn và dụng cụ ăn uống của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
Vào mùa dịch nên cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
– Thường xuyên vệ sinh không gian sống, sát khuẩn đồ chơi của trẻ.
– Đeo khẩu trang cho trẻ khi đến nơi đông người và khi gặp người nghi ngờ mắc tay chân miệng.
Qua đây chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về virus tay chân miệng. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua website: yoosun.vn hoặc hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
- Có Vacxin tay chân miệng không? Nên tiêm Vacxin HFMD khi nào?
- Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi hẳn?
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!