Tuyệt chiêu giúp các mẹ đối phó với “đại dịch” côn trùng mùa mưa
Thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại sinh sôi phát triển. Nhất là mùa mưa ẩm thấp, “đại dịch” côn trùng tràn lan nhất là tình trạng muỗi đốt và côn trùng cắn (đặc biệt là kiến) là những vấn đề rất hay gặp phải đối với làn da mong manh nhạy cảm của bé yêu. Vậy, các mẹ đã có cách gì để đối phó chưa?
I – Vấn đề về da mà bé hay gặp phải trong mùa mưa
Trong một diễn đàn, chủ đề những mối lo của mẹ trước các vấn đề về da mà con hay gặp phải trong mùa mưa thu hút rất nhiều chia sẻ của các mẹ ở khắp ba miền.
→ Mẹ Thu Lê ở Hà Nội tâm sự: “Nhà mình vẫn đang ở trọ, bình thường đã lắm muỗi do khu vệ sinh chung hay đọng nước, lại gần chỗ đổ rác của cả xóm. Mấy hôm nay mưa bão xong ẩm thấp lại càng nhiều muỗi hơn, chiều đặt con ngồi trong xe tròn tự chơi cho mẹ tranh thủ nấu cơm quay ra đã thấy mấy nốt muỗi cắn ở trán và tay đấy là bé nhà mình còn nghịch luôn tay luôn chân chứ ngồi im một chỗ thì không biết còn bị đốt nhiều thế nào.”
→ Mẹ Phương Dung cũng chia sẻ: “Ui, không phải ở trọ mới lắm muỗi đâu các mẹ ơi, nhà em quanh năm chả lúc nào hết muỗi. Bé nhà em da dữ muỗi đốt cái biết mặt nhau ngay, sưng đỏ mấy hôm liền, khỏi cái thì sẹo thâm, tội lắm.”
Muỗi đốt trẻ mọi lúc mọi nơi
“Muỗi đốt sưng đỏ con ngứa ngáy khó chịu đã đành, mùa này cao điểm dịch bệnh sốt xuất huyết đấy các mẹ, sợ lắm” – Mẹ An An lo lắng.
“Không biết thời tiết ngoài bắc thế nào, em ở Sài Gòn dạo này nắng mưa bất chợt, nắng nóng thì hăm tã, rôm sảy, thay đổi thời tiết cái bé nhà em lại hay bị mẩn ngứa, trước vừa sau mỗi trận mưa thì nhiều các loại kiến kinh khủng, tránh được vỏ dưa thì gặp ngay vỏ dừa, huhu” – Mẹ Little Sun kể.
Có thể thấy, bên cạnh những vấn đề về da mà bé hay gặp phải như rôm sảy, hăm tã, khô da, mụn thì trong mùa mưa này tình trạng con bị muỗi đốt, kiến cắn, mẩn ngứa do thay đổi thời tiết là điều khiến mẹ vô cùng lo lắng.
II – Đã bao giờ mẹ tự hỏi tại sao mùa mưa muỗi và côn trùng lại nhiều hơn chưa?
Cũng như nhiều loài côn trùng khác, sự phát triển của các giai đoạn trong vòng đời của muỗi rất nhạy cảm với những biến đổi về nhiệt độ, thời tiết.
Theo đó, nhiệt độ môi trường thích hợp cho muỗi phát triển là khoảng trên dưới 25 độ C. Nhiệt độ càng cao (không quá 35 độ C) thì vòng đời phát triển của muỗi càng ngắn lại.
Thời tiết đầu hè hoặc cuối hè với nhiệt độ không quá cao, cùng những cơn mưa góp phần hình thành nhiều ổ nước (tất cả các dụng cụ chứa nước, đồ hứng nước mưa, cốc, chén, mảnh sành vỡ, bình đựng hoa, chậu,..) là môi trường thích hợp cho nhiều loài muỗi đẻ trứng.
Chính vì vậy mà như các mẹ thường thấy, con hay bị muỗi đốt nhiều hơn và mùa mưa dường như trở thành thời điểm bùng nổ các loại bệnh dịch do muỗi gây ra.
Các loài kiến (kiến vàng, kiến cánh, kiến đen, kiến ba khoang,…) không chỉ thường xuyên xuất hiện trong nhà bếp mà “hoành hành” khắp các ngóc ngách trong nhà, thời tiết mùa mưa cũng thuận lợi để kiến sinh sôi phát triển, theo dòng nước mưa hoặc từ các cánh đồng/nơi rậm rạp/ bãi rác “đổ bộ” vào nhà.
Kiến “hoành hành” khắp chốn trong mùa mưa
Còn tình trạng mẩn ngứa ở trẻ trong mùa này cũng khá đa dạng, không phải trường hợp nào cũng giống nhau như chủ yếu là do dị ứng thời tiết khiến bé nổi những mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu.
Một vài vi khuẩn thường trú ngoài da cũng có thể bài tiết chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi khiến con dễ bị mẩn ngứa hơn.
III – Phòng tránh muỗi đốt, côn trùng cắn không bao giờ là thừa
Rất khó có thể kiểm soát được hoàn toàn việc con bị muỗi đốt hay mẩn ngứa nhưng các mẹ có thể thực hiện những biện pháp phòng tránh dưới đây để hạn chế tình trạng này cho con:
1. Cách phòng tránh muỗi đốt, kiến cắn
– Chú ý màu sắc quần áo bé: Mẹ nên chọn quần áo có màu sắc tươi sáng để mặc cho bé trong mùa mưa, vì muỗi thường bị thu hút bởi các màu tối. Khi ở ngoài trời, mẹ nhớ cho bé mặc quần áo dài tay, nhất là vào thời gian chiều tối – thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất.
– Vệ sinh cho bé: Luôn vệ sinh cho bé sạch sẽ vì khi bé ra nhiều mồ hôi sẽ dễ bị muỗi tấn công. Đồng thời cần chú ý theo sát các bé ở độ tuổi tập bò, tập đi thường thích khám phá mọi góc trong nhà nên dễ bị kiến cắn.
– Vệ sinh môi trường sống: Khu vực đầm lầy, vũng nước hay các bụi cỏ rậm rạp, bãi để rác là môi trường muỗi sản sinh mạnh, nên tránh cho bé tới gần những khu vực này, đồng thời mẹ chú ý vệ sinh môi trường sống quanh nhà, thường xuyên phát quang bụi rậm, dọn dẹp rác sạch sẽ để hạn chế muỗi, kiến.
– Luôn mắc màn khi ngủ: Chú ý luôn cho bé nằm ngủ trong màn, ngay cả khi nằm võng đây là việc rất đơn giản nhưng nhiều khi cha mẹ lại hay quên hoặc chủ quan.
Nhiều trường mầm non áp dụng mắc màn cho các trẻ ngay cả khi ngủ trưa
– Sử dụng một số biện pháp đuổi muỗi: Các mẹ có thể tham khảo các biện pháp đuổi muỗi không cho muỗi đến gần bé như dùng tinh dầu (dầu tràm, sả), kẹp chống muỗi, thảo dược (lá bạc hà, tía tô,..).
– Biện pháp đuổi kiến: Rắc bã cà phê, phấn bảng, muối nở, nước rửa bát,… vào các ngóc ngách, chân tường sẽ khiến cho lũ kiến không dám “bén mảng” đến.
2. Cách phòng tránh mẩn ngứa cho con khi thời tiết thay đổi
– Nên cho bé mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, thoáng mát, có thể hút ẩm vào mùa hè.
– Tránh mặc quá nhiều, quá chật, ủ bé quá kỹ.
– Khi thời tiết quá nóng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, có thể dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ.
– Chỗ ngủ phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ
– Tắm cho trẻ bằng nước mát và không dùng xà phòng loại làm khô da.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi quá đông đúc và ngột ngạt.
– Khi trẻ bị mẩn ngứa tránh làm trầy xước các mụn vì có thể gây nhiễm trùng da.
IV – Tuyệt chiêu “đối phó” với tình trạng muỗi đốt, côn trùng cắn
Khi mẹ đã sử dụng các biện pháp phòng tránh nhưng không may bé vẫn bị muỗi đốt, côn trùng cắn hoặc mẩn ngứa do thời tiết thì việc đối phó với tình trạng này ra sao cũng rất quan trọng.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem bôi da dùng cho những trường hợp bị muỗi đốt, côn trùng cắn, mẩn ngứa. Trong đó, kem yoosun rau má với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên là lựa chọn hàng đầu của các mẹ có con nhỏ.
Diễn viên Bảo Thanh tin dùng Yoosun Rau má để trị muỗi đốt, rôm sảy cho bé Bin.
( → Xem thêm: Kem Yoosun rau má giá bao nhiêu)
Bên cạnh ưu điểm lành tính, mát da, an toàn tuyệt đối, kem Yoosun rau má còn rất hiệu quả trong việc làm dịu nốt muỗi đốt, kiến cắn, mẩn ngứa, rôm sảy, hăm tã, mụn,…
Ngay khi phát hiện nốt muỗi đốt, côn trùng cắn hay mẩn ngứa trên da con, mẹ hãy thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má để làm dịu da, giảm ngứa, giảm sưng thâm và tránh để lại sẹo.
→ Là một người dùng lâu năm, mẹ Vũ Trang (Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ:
“Bé nhà mình muỗi đốt sưng tay chân, sưng cả mặt. Mình đã từng dùng kem mua ở hiệu thuốc bôi vào cũng đỡ nhưng thành phần hóa học nhiều nên mình rất hạn chế.
Từ khi biết đến kem Yoosun rau má, cứ hễ con bị muỗi đốt, kiến cắn là mình lại bôi vào, sau khoảng 10 phút là da con trở lại bình thường, không thấy con kêu ngứa nữa.
Mình đọc thành phần thì chủ yếu là kem chiết xuất từ rau má nên yên tâm sử dụng. Khuyên các mẹ nên dùng cho con vì thành phần thiên nhiên không gây hại sức khỏe”.
Chăm sóc con bằng cả tình yêu thương thôi chưa đủ, mẹ hãy dành thêm cả sự tinh tế và sáng suốt “đối phó” với những vấn đề con gặp phải để nuôi con khỏe, dạy con ngoan nhé các mẹ!
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!