Hăm đít (Hăm hậu hôn): Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bé bị hăm đít nếu không phát hiện và xử lý kịp thời rất dễ lan rộng ra cả mông và bộ phận sinh dục. Chính vì vậy, bài viết này của Yoosun Rau Má sẽ giúp các mẹ nắm được triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách chữa hăm đít cho bé hiệu quả và an toàn.
I – Hăm hậu môn là như thế nào?
Hăm đít (hăm hậu môn) là tình trạng vùng da đít bị ửng đỏ, có mụn nhỏ li ti gây đau đớn khó chịu.
Hăm đít là vấn đề khá phổ biến ở nhóm trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi.
Bị hăm ở hậu môn là tình trạng khá phổ biến và thường gặp ở các bé trong độ tuổi từ 0 đến 24 tháng, trong đó nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ cao nhất vì thời gian đóng tã bỉm gần như cả ngày.
II – Nguyên nhân trẻ bị hăm hậu môn
Nắm rõ các nguyên nhân gây hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh sẽ giúp ba mẹ có cách điều trị an toàn và hiệu quả cho con. Các nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị hăm hậu môn gồm có:
– Trẻ mặc tã bỉm nhiều giờ liên tục, thậm chí là 24/24 khiến da bé thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu, chất thải, độ ẩm từ bỉm.
– Sử dụng tã bỉm không đúng kích cỡ, nhái giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.
( >> Xem thêm cách sử dụng tã bỉm chuẩn TẠI ĐÂY )
– Trẻ bị tiêu chảy, đi đại tiện liên tục trong ngày khiến vùng da hậu môn thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, phân gây kích ứng, viêm loét da. Việc vệ sinh cho bé sau khi đại tiện cũng gây cọ xát da nhiều hơn.
– Việc vệ sinh vùng hậu môn cho bé chưa đủ sạch sẽ hoặc không làm thường xuyên.
Một trong các nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm đít là do mặc tã bỉm thường xuyên.
III – Biểu hiện bị hăm hậu môn
Trẻ sơ sinh bị hăm ở hậu môn thường có các biểu hiện và triệu chứng như sau:
– Vùng da ở khu vực hậu môn ửng đỏ hoặc ửng hồng.
– Xuất hiện các mụn nhỏ li ti trên da. Khi sờ tay vào sẽ có cảm giác nóng hơn so với các vùng da xung quanh còn lại.
– Khi bị hăm đít nặng, vết hăm lan rộng ra hết cả mông và bộ phận sinh dục. Da lúc này có màu đỏ sậm, mụn mưng mủ và lở loét gây chảy máu hoặc dịch vàng.
– Trẻ bị đau đớn và khó chịu nên ngủ không ngon, bỏ ăn, quấy khóc.
Triệu chứng trẻ bị hăm hậu môn là vùng da ửng đỏ, mọc mụn li ti.
Các dấu hiệu trẻ bị hăm đít/hăm hậu môn ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay để phòng biến chứng nguy hiểm xảy ra:
– Da bị phồng rộp.
– Mụn nhọt có chứa mủ.
– Lở loét, chảy dịch vàng.
– Bé quấy khóc, không chịu bú/ăn, không thể ngủ.
IV – Cách chữa hăm hậu môn an toàn và hiệu quả
Cách trị hăm hậu môn cho trẻ sơ sinh phụ thuộc và mức độ của tình trạng hăm. Cụ thể như sau:
1. Trường hợp trẻ bị hăm đít nặng
Trường hợp bé bị hăm đít nặng với các triệu chứng như da bị phồng rộp; mụn nhọt có chứa mủ; lở loét, chảy dịch vàng; bé bỏ ăn… thì tốt nhất ba mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà nên đưa ngay tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu trẻ bị hăm đít nặng.
Tùy theo mức độ hăm da của từng bé mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị hăm hậu môn cho bé phù hợp. Ba mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tình trạng hăm đít mau chóng thuyên giảm.
2. Trường hợp bé bị hăm đít nhẹ
Trường hợp trẻ bị hăm hậu môn nhẹ thì ba mẹ có thể điều trị tại nhà thông qua một số phương pháp sau:
– Hạn chế đóng tã bỉm cho bé để vùng da hậu môn được thông thoáng: Thay vì đóng bỉm cả ngày, mẹ chỉ nên đóng bỉm cho bé vào buổi tối khi đi ngủ. Đồng thời thay tã bỉm sau khoảng 2-3 tiếng mặc.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bé sau mỗi lần thay tã bỉm bằng nước ấm để da luôn sạch sẽ, tránh tình trạng vi khuẩn gây hăm có cơ hội tấn công da bé và gây bệnh.
– Dùng kem bôi hăm da cho bé Yoosun Rau má: Thành phần có trong kem Yoosun rau má gồm dịch chiết rau má có tác dụng làm mát da, giảm các triệu chứng ngứa, sưng đau và kích thích lên da non hiệu quả. Hoạt chất D-panthenol làm dịu da và giảm ngứa rát; Chlorhexidine bảo vệ da làn da của bé khỏi vi khuẩn còn vitamin E có tác dụng giữ ẩm cho da bé luôn mịn màng.
Kem bôi da Yoosun Rau má giúp bé ngăn ngừa hăm da hiệu quả.
Các mẹ có thể yên tâm sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má cho bé vì rất an toàn và lành tính, không chứa các chất độc hại như corticoid hay paraben.
Để đạt hiệu quả nhanh chóng và như mong muốn, các mẹ nên thoa kem Yoosun Rau má lên vùng da hậu môn bị hăm của bé đều đặn 2-3 lần/ngày sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ. Đồng thời cần lưu ý mẹ cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi thoa kem cho bé các mẹ nhé.
V – Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hăm đít
Khi chăm sóc trẻ bị hăm hậu môn, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Trong khoảng thời gian trẻ bị hăm đít, ba mẹ tuyệt đối không sử dụng xà phòng/sữa tắm hay các dung dịch vệ sinh để vệ sinh da cho bé.
– Nếu đang sử dụng phấn rôm thì cần ngừng ngay.
– Cẩn trọng khi sử dụng một số thảo dược tự nhiên như lá trà xanh, lá trầu không, lá mã đề, nụ vối, lá búp ổi non để rửa vùng da hậu môn của bé bị hăm.
– Thuốc bôi hăm hậu môn cho bé hiện có khá nhiều loại nhưng ba mẹ cần lưu ý chọn mua loại thuốc có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, đã được Bộ Y tế kiểm định chất lượng và độ an toàn, có thành phần tự nhiên, không chứa Corticoid…
Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề hăm đít ở trẻ hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
Tham khảo thêm:
- Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? 5 Cách trị hăm bướm cho bé
- Bé trai bị hăm bìu (hăm chim): Biểu hiện và cách xử lý an toàn cho bé
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!