Hướng dẫn cách mặc tã, thay tã cho trẻ sơ sinh chuẩn chỉ 3 phút
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Thực chất việc thay tã cho trẻ sơ sinh không khó nhưng với những người lần đầu làm mẹ chắc hẳn còn nhiều bỡ ngỡ, luống cuống. Nắm rõ quy trình thay tã dưới đây sẽ giúp mẹ tự tin hơn, thuần thục hơn với thao tác này.
I – Thay tã cho trẻ sơ sinh khi nào?
Trẻ sơ sinh cần được thay tã trước hoặc sau khi bú và bất cứ lúc nào đại tiện, tiểu tiện.
Một số bé có làn da mỏng manh cần thay tã sau khi ngủ một đêm để không bị kích ứng da. Nhiều loại tã lót dùng một lần thấm hút rất tốt, nên nhiều mẹ không nhận ra rằng tã đã bị ướt.
Vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra độ ẩm của tã bằng cách đưa một ngón tay sạch vào phía trong tã. Đối với một số loại tã cũng có báo tràn mẹ chỉ cần để ý màu sắc của vạch báo để thay tã kịp thời cho trẻ.
Thường xuyên kiểm tra tã để thay cho bé kịp thời
Vậy bao lâu thay tã một lần? Thông thường, trẻ cần được thay tã sau mỗi 4 tiếng 1 lần cho dù là tã có bị bẩn hay không.
Đặc biệt, ở những tháng đầu đời, thời gian thay tã cho bé sơ sinh nên được rút ngắn lại hơn, cụ thể sau 2-3 tiếng bé sẽ cần 1 chiếc tã mới.
II – Có nên thay tã khi con đang ngủ không?
Mẹ không cần phải đánh thức bé dậy để thay tã vào ban đêm. Nhưng nếu bé tỉnh giấc để bú thì mẹ cũng có thể thay tã luôn thời điểm này. Bởi nếu không thay, có thể em bé sẽ khó chịu khi tã ướt.
Mẹ hãy thay tã đúng cách một thao tác từ từ và tránh tạo ra tiếng ồn vào ban đêm khiến bé hoảng sợ.
III – Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Trước khi học cách quấn tã, thay tã thay tã cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng và nhanh thì các mẹ cần phân biệt các loại tã cho bé. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tã đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng như tã dán, tã quần, tã vải, tã xô,…
Trước khi thay tã, hãy chắc chắn rằng tất cả những vật dụng cần thiết có thể lấy trong tầm tay. Bao gồm tã mới, khăn lau/giấy lau, chậu nước, kem hăm,…
Dưới đây là hướng dẫn thay tã cho bé đúng cách với từng loại tã, các mẹ có thể tham khảo:
1. Cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh
– Đặt bé nằm ngửa
– Dùng tay tháo miếng dán hai bên sau đó nhẹ nhàng nắm chân bé đưa lên cao là cách mặc tã dán cho trẻ sơ sinh đúng cách.
– Dùng giấy lau sạch vùng kín của bé trước, lau từ trên xuống dưới (từ bộ phận sinh dục xuống dưới hậu môn) vì lau từ dưới lên có thể khiến bé bị nhiễm trùng, nhất là bé gái.
Thao tác thay tã dán cho trẻ sơ sinh rất đơn giản
– Vẫn dùng tay giữ hai chân bé trên cao, trượt tã bẩn ra ngoài, nhẹ nhàng đưa tã mới vào sau đó mới thả chân bé xuống. Điều chỉnh đặt tã cân đối, kéo mặt trước tã lên. Dùng tay lần lượt gỡ băng keo 2 bên và dán vào mặt trước.
Khi dán băng cố định tã, mẹ nên dán sao cho mặt trước song song với mép tã. Đồng thời cũng chú ý sao cho tã vừa khít chân bé, tã không bị xoắn lệch.
– Kết thúc quá trình thay tã cho bé.
( → Xem thêm: Tã dán là gì? Tã dán sơ sinh loại nào tốt? Cách dùng tã dán cho trẻ sơ sinh)
2. Cách mặc tã quần cho trẻ sơ sinh
– Tháo tã quần cũ để vệ sinh sạch sẽ cho bé, có thể trượt tã xuống qua chân hoặc xé hai bên tã để thuận tiện vệ sinh trước khi thay tã mới.
– Luồn tay từ phía dưới tã và nhẹ nhàng xỏ chân bé vào hai ống quần tã để thay tã trẻ sơ sinh.
– Kéo tã lên phía trên rốn của bé. Cách mặc tã quần cho bé rất dễ mặc ngay cả khi bé lật.
Thay tã quần cho trẻ
– Điều chỉnh bộ phận sinh dục của bé trai hướng xuống phía dưới.
– Kéo căng lưng thun đảm bảo cân đối không bị lệch tã.
– Mẹ có thể mặc cho bé một chiếc quần bên ngoài sau khi áp dụng xong cách thay tã quần cho bé ở trên.
3. Cách thay tã vải cho trẻ sơ sinh
– Bày chiếc tã sạch ra sẵn và gấp trước nếu cần thiết là bước đầu tiên trong cách mặc tã cho bé sơ sinh.
– Tháo gỡ các nút, nút thắt hoặc miếng dán của chiếc tã cũ.
– Kéo nửa trước của chiếc tã bẩn xuống. Nếu là bé trai, nên dùng một miếng vải sạch hoặc chiếc tã khác che để tránh bé tè vào người mẹ.
– Dùng một tay nắm hai chân của bé và nhẹ nhàng nhấc lên.
– Vệ sinh cho bé bằng khăn ướt hoặc khăn vải ẩm để tránh nhiễm trùng vi khuẩn.
– Bỏ tã bẩn ra và đặt tã sạch dưới lưng bé, mặt sau vừa bằng với thắt lưng.
– Kéo nửa trước của tã lên bụng bé. Nếu thay tã cho bé trai, hãy điều chỉnh để bộ phận sinh dục bé hướng xuống tránh tiểu tiện tràn ra ngoài tã.
– Đóng chặt tã vải bằng cách buộc, gài nút, dán. Chỉ mặc tã vừa khít chứ không chặt hoặc lỏng quá.
– Sau khi hoàn thành cách mặc tã vải cho trẻ sơ sinh ở trên, mẹ có thể mặc thêm cho trẻ một chiếc quần bên ngoài.
Tã vải được cố định và điều chỉnh cân đối để bé thoải mái nhất
4. Cách mặc tã chéo cho trẻ sơ sinh
– Trải phẳng tã ra giường theo hình tam giác ngược.
– Lót miếng lót dành cho trẻ sơ sinh vào chính giữa tã chéo
– Đặt trẻ vào giữa miếng tã, điều chỉnh mông của trẻ lên chính giữa miếng lót.
– Quấn nhẹ phần đuôi tã vào giữa hai chân của bé, cố định phần tã đó ở gần vùng rốn của trẻ.
– Quấn phần tã phía bên tay trái của mẹ vòng sang bên phải
– Quấn tiếp phần tã phía bên tay phải sang bên tay trái, trùm lên phần tã đã quấn lúc đầu. Sau đó vòng tiếp qua sau lưng trẻ và cài phần tã thừa vào.
Như vậy là mẹ đã hoàn thành xong công việc quấn tã chéo cho trẻ.
Tã chéo dùng cho trẻ sơ sinh
5. Cách thay tã giấy cho trẻ sơ sinh
Cách mặc tã giấy cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, mẹ chỉ cần đặt giấy dưới mông bé. Giấy lót có tác dụng thấm hút nước tiểu, đỡ phân su của bé và chống thấm lên các bề mặt xung quanh. Mỗi khi bé đi tiểu hay đi phân su, mẹ thay 1 lần giấy lót là xong.
IV – Mặc tã nhiều có tốt không?
Đối với làn da mỏng manh của bé, việc mặc tã bỉm 24/24 sẽ dễ gây kích ứng cho da bé đặc biệt là những trường hợp không thường xuyên thay tã cho bé hoặc vệ sinh không kỹ thì đây là điều kiện rất thuận lợi để các vấn đề như hăm tã, mẩn ngứa xuất hiện.
Chính vì thế, nếu mặc tã cho bé nhiều, mẹ hãy giữ cho vùng đóng tã khô ráo và thoáng mát. Cũng có thể sử dụng miếng lót thay tã dùng 1 lần để thay đổi cho bé nếu không muốn bé dùng quần mặc tã cho bé sơ sinh cả ngày.
Dưới đây là các lưu ý để tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh:
– Thường xuyên thay tã và thay ngay sau khi bé đi vệ sinh.
– Cách mặc tã cho trẻ sơ sinh luôn có bước làm sạch vùng kín và mông bé để đảm bảo vùng đóng tã của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo trước khi thay tã mới.
Vệ sinh sạch sẽ và thấm khô da cho bé trước khi mặc tã mới
– Sử dụng khăn lau không chứa cồn.
– Thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm/kem chống hăm vào mông bé sau mỗi lần thay tã.
Đối với làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn các sản phẩm chống hăm, trị hăm, dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, tính chất dịu nhẹ, thẩm thấu tốt.
Với những tiêu chí này, các mẹ có thể tham khảo kem Yoosun rau má để sử dụng ngừa hăm cũng như cải thiện hăm cho trẻ.
Đây là kem bôi da thành phần chủ yếu là dịch chiết rau má cùng với vitamin E, hoạt chất Chlorhexidinevà D-panthenol giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm ngứa rát, kích thích tái tạo da sau tổn thương.
Kem Yoosun rau má
Sử dụng kem Yoosun rau má bôi ngừa hăm và dùng khi bị hăm không chỉ ngăn ngừa viêm nhiễm mà còn giúp bé giảm đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, giúp cho những vùng da bị tổn thương nhanh lành.
Hơn nữa, dù dưỡng ẩm rất tốt nhưng chất kem Yoosun rau má thẩm thấu rất nhanh, không hề gây bí rít, nhờn dính trên da.
Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép và có mặt ở các hiệu thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc, phù hợp cho làn da mỏng manh nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Qua nội dung bài viết này, hy vọng sẽ cung cấp cho các mẹ những hướng dẫn cụ thể về cách mặc tã cho bé để thao tác thay tã trở nên nhanh gọn nhẹ nhàng hơn.
Nếu cần tìm hiểu thêm về tình trạng hăm tã hoặc thông tin chi tiết về kem bôi da Yoosun rau má, mẹ có thể gọi đến tổng đài 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!