Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 24/04/2024

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Nguyên nhân và điều trị

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bé gái bị hăm vùng kín nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm hoặc suy thận, thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, khi bé gái bị hăm vùng kín, nhiều mẹ lo lắng và không biết làm sao để giúp con khắc phục. Vậy thì, hãy tham khảo ngay bài viết của Yoosun Rau má để biết cách xử lý phù hợp khi bé gái bị hăm đỏ vùng kín nhé các mẹ!

I – Hăm vùng kín là như thế nào?

Vùng kín là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, da của vùng kín lại khá nhạy cảm, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách rất dễ bị kích ứng hoặc mắc bệnh. Trong đó, tình trạng bé gái bị hăm bím không hiếm gặp.

Bé gái bị hăm vùng kín là tình trạng hăm da xảy ra ở vùng kín (vùng bướm). Đây là vùng nhạy cảm trên cơ thể con người, thường được che bằng quần áo.

bé gái bị hăm vùng kínHình ảnh bé gái bị hăm ở vùng kín.

II – Nguyên nhân hăm bím ở trẻ

Vậy tại sao trẻ bị hăm bướm? Cấu tạo vùng kín phức tạp, gần hậu môn, vệ sinh vùng kín chưa phù hợp là 2 nguyên nhân chính khiến bé gái bị hăm vùng kín. Ngoài ra, trẻ bị hăm vùng kín còn do da nhạy cảm và một số yếu tố khác.

1. Cấu tạo vùng kín phức tạp

Cấu tạo của vùng kín của bé gái tương đối phức tạp, lại rất gần với hậu môn. Do đó, dễ bị lây lan vi khuẩn từ phân và nước tiểu từ vùng này sang vùng khác.

Nếu các mẹ không vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách, vi khuẩn sẽ phát triển và khiến trẻ bị hăm da.

2. Vệ sinh vùng kín cho bé gái chưa phù hợp

Một số mẹ lần đầu có con gái còn nhiều bỡ ngỡ, nên đôi khi không biết cách vệ sinh vùng kín cho con, dẫn đến một số sai lầm như: không thường xuyên lau rửa vùng kín, không thay tã, bỉm đúng giờ, cho con mặc quần bó sát… Điều này khiến trẻ rất dễ bị hăm vùng kín.

bé gái bị hăm vùng kín phải làm saoTrẻ bị hăm bím do cha mẹ vệ sinh cho trẻ không đúng cách 

3. Do da nhạy cảm

Làn da của bé sơ sinh và trẻ nhỏ còn non nớt nên rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn, vi rút có hại tấn công gây hăm da và các vấn đề khác liên quan đến da.

Một số trẻ có làn da nhạy cảm do bị chàm da, da dễ bị kích ứng, đề kháng của da suy giảm hoặc viêm da cơ địa có nguy cơ bị hăm cao hơn.

4. Các yếu tố khác

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ khiến bé gái bị hăm vùng kín có thể kể đến là:

– Thường xuyên mặc tã bĩm khiến bím trẻ sơ sinh bị đỏ và hăm. Nguyên nhân là do vùng kín thường xuyên mặc tã bỉm nên bí bách và khó thoát mồ hôi nên luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây hăm.

– Lạm dụng phấn rôm cũng là lý do làm tăm nguy gây hăm bím ở trẻ. Vì phấn rôm khiến da thêm bí bách, nếu lạm dụng và dùng lâu sẽ làm tắc lỗ chân lông gây hăm da.

– Dùng thuốc kháng sinh vô tình diệt vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển gây hăm da.

III – Biểu hiện bé gái bị hăm vùng kín

Biểu hiện bé gái bị hăm vùng kín có thể ở mức độ nhẹ – nặng tùy theo thời gian trẻ bị hăm. Các mẹ nên tìm hiểu để phát hiện sớm con bị hăm vùng kín ở giai đoạn nhẹ giúp việc điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn.

1. Triệu chứng nhẹ

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết bé gái bị hăm vùng kín:

– Bím của bé gái bị đỏ: Dấu hiệu này rất dễ nhận biết, vùng kín thường đỏ hơn rất nhiều so với các vùng da bình thường.

– Có thể xuất hiện các mụn nhỏ li ti, các nốt mụn cũng lan rộng.

– Da có màu ửng hồng, dùng tay sờ vào có cảm giác ấm hơn vùng da không bị hăm.

– Bé cũng có thể cảm thấy đau rát, ngứa ngáy, dẫn đến quấy khóc, không chịu ăn, ngủ.

– Với các bé gái lớn hơn, các bé thường xuyên lấy tay gãi vùng kín.

Việc phát hiện sớm và chữa hăm cho bé gái kịp thời giúp ngăm không cho tình trạng hăm vùng kín lan rộng, đồng thời còn rút ngắn thời gian điều trị.

Bé bị hăm bướm phải làm saoVùng kín của bé khi bị hăm sẽ đỏ hơn rất nhiều so với các vùng da bình thường. 

3. Triệu chứng nặng

Bé bị hăm bím nặng thường có các biểu hiện và triệu chứng sau:

– Vùng da bím bị hăm lan rộng sang các vùng da khác.

– Mụn xuất hiện dày đặc, vùng da bị hăm mọc dày đặc với các nốt mụn màu đỏ đậm hơn.

– Xuất hiện các tổn thương trên vùng bướm bị hăm.

– Trên vùng da bị hăm có nhiều chỗ xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ do nhiễm khuẩn viêm da.

– Da sưng đỏ, lở loét, chảy mủ khiến trẻ rất đau đớn.

Nếu thấy trẻ bị hăm bướm xuất hiện một trong các dấu hiệu kể trên, ba mẹ không nên chần chừ, hãy đưa con đến gặp bác ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng gây biến chứng và khó khăn cho việc chữa trị.

( >> Xem thêm: Cách trị hăm vùng kín cho bé trai )

IV – Hậu quả khi bé gái bị hăm vùng kín

Tùy vào mức độ trẻ bị hăm bím mà hậu quả sẽ khác nhau. Ở mức độ nhẹ và trung bình, bé gái bị hăm đỏ vùng kín luôn cảm thấy khó chịu, thường xuyên cáu gắt, ăn ngủ không ngon. Tình trạng này nếu kéo dài không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của bé.

Đáng nói, nếu không kịp thời chăm sóc và điều trị, tình trạng hăm vùng kín ở bé gái kéo dài có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng kín gây nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thậm chí là viêm (suy thận) và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở các bé gái.

1. Nhiễm khuẩn tiết niệu

Hăm vùng kín kéo dài không điều trị tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển sinh sôi và tấn công cơ thể. Hậu quả là bé gái có thể bị viêm nhiễm gây ra bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu.

2. Nhiễm trùng đường tiểu dưới, viêm hoặc suy thận

Hăm vùng bướm lâu ngày còn dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu dưới, thậm chí có thể lan lên phía trên gây viêm hoặc suy thận.

bím trẻ sơ sinh bị đỏTình trạng hăm vùng kín kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở các bé gái.

3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Đặc biệt, nếu bé gái bị hăm vùng kín do candida nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm âm đạo, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến khác năng sinh sản.

Do đó, trong quá trình vệ sinh vùng kín cho bé gái, nếu phát hiện con bị hăm bướm, các mẹ cần theo dõi sát sao và đưa con đi thăm khám ngay để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

V – Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Cách trị hăm bướm cho bé

Trường hợp dấu hiệu bé gái bị hăm chỉ ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể áp dụng chă sóc và chữa trị tại nhà. Trường hợp bé gái bị hăm vùng kín nặng, tốt nhất các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

1. Cách trị hăm bướm cho bé tại nhà

Khi phát hiện bé gái bị hăm bướm, việc đầu tiên các mẹ cần làm đó là vệ sinh thật sạch sẽ vùng kín cho con nhiều lần trong ngày sau đó lau khô bằng khăn sạch để đảm bảo vùng da này luôn khô ráo.

Đồng thời, các mẹ có thể áp dụng một số cách trị hăm cho bé gái tại nhà dưới đây:

1.1. Cách chữa hăm bướm cho bé bằng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Do đó, ngoài sử dụng để làm đẹp, các mẹ cũng có thể dùng dầu dừa để chữa hăm cho bé gái.

Cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất.

– Bước 2: Tắm rửa và vệ sinh vùng kín cho bé.

– Bước 3: Dùng 1 chiếc khăn thấm khô da, rồi thoa dầu dừa lên khu vực bị hăm, tiến hành massage nhẹ nhàng để dầu dừa thấm vào da.

– Bước 4: Cuối cùng, mẹ để da thông thoáng 1 lúc và mặc bỉm vào cho bé.

1.2. Cách trị hăm bướm cho trẻ sơ sinh bằng lô hội

Nha đam cũng chứa nhiều chất kháng khuẩn và chống viêm, nên các mẹ cũng có thể dùng để chữa hăm vùng kín cho bé gái.

Cách dùng nha đam để chữa hăm bướm cho bé như sau:

Trẻ bị hăm ở vùng kín bé gái

– Bước 1: Chuẩn bị 1 lá lô hội không quá non và không quá già.

– Bước 2: Nha đam đem rửa sạch, loại bỏ vỏ màu xanh và nhựa, chỉ lấy phần thịt bên trong.

– Bước 3: Trước khi thoa nha đam cần vệ sinh da sạch sẽ cho bé.

– Bước 4: Lấy phần thịt màu trắng thoa lên vùng da bị hăm của bé.

– Bước 5: Chờ gel lô hội khô lại, mẹ có thể mặc bỉm cho bé.

1.3. Dùng lá trầu không trị hăm cho bé gái

Lá trầu không chứa chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Mẹ có thể nấu nước lá trầu không để rửa vùng kín cho bé. Cách này sẽ làm dịu hăm khá hiệu quả đó.

– Bước 1: Chuẩn bị 3-4 lá trầu không tươi.

– Bước 2: Rửa sạch lá trầu không, ngâm trong muối loãng khoảng 20 phút sau đó vớt ra.

– Bước 3: Cho lá trầu không vào nồi đung cùng 300ml nước trong khoảng 5-7 phút.

– Bước 4: Chờ nước lá trầu không nguội bớt mẹ dùng nước này rửa vùng kín bị hăm cho con. Mỗi ngày, mẹ có thể rửa vùng kín cho bé bằng nước lá trầu không 1 – 2 lần.

cách chữa hăm bướm cho béCách chữa hăm bướm cho bé gái bằng lá trầu không.

1.4. Vệ sinh vùng kín cho bé bằng nước lá trà xanh

Nước lá trà xanh chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Bởi vậy, mẹ cũng có thể lấy nước lá trà xanh để rửa sạch vùng kín cho bé, nhằm giảm hăm.

Cách thực hiện khá đơn giản như sau:

– Bước 1: Mẹ chuẩn bị một nắm lá trà xanh, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng nước lọc.

– Bước 2: Sau đó, mẹ chắt nước trà xanh ra, pha cùng với nước nguội để rửa cho bé. Mỗi ngày, thực hiện 1 – 2 lần là được.

!Lưu ý: Không nên tắm nước lá cho bé gái bị hăm vùng kín nếu có vết thương hở vì có thể gây nhiễm trùng. Thời gian này chỉ nên tắm nước ấm để an toàn cho da của trẻ.

1.5. Dùng kem bôi da Yoosun rau má

Yoosun Rau má với các thành phần chính là dịch chiết rau má, D- Panthenol, Chlorhexidine Digluconate, vitamin E… Đồng thời, không chứa parabens và corticoid nên các mẹ có thể yên tâm khi sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách dùng Yoosun Rau má để giảm hăm cho bé như sau:

– Bước 1: Mẹ vệ sinh vùng kín cho bé sạch sẽ.

– Bước 2: Dùng khăn bông sạch thấm khô da cho bé.

– Bước 3: Tiếp đến lấy một lượng Yoosun Rau má vừa đủ, thoa lên vùng da bị hăm cần tác động.

Mỗi ngày, mẹ thoa Yoosun Rau má cho bé 2 lần, không cần rửa lại với nước. Sau khoảng vài ngày, vết hăm vùng kín sẽ dịu xuống.

Cách trị hăm bướm cho béKem bôi mát lành làn da Yoosun Rau má.

2. Đưa bé đến gặp bác sĩ

Khi trẻ bị hăm vùng kín nặng ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ và tình trạng hăm bím mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng kem hoặc thuốc trị hăm.

– Kem hăm: Nếu vùng da hăm của bé chưa có biểu hiện bị lở loét, bác sĩ chỉ định dùng kem trị hăm tã. Loại kem này có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, cân bằng độ ẩm, sát khuẩn và tạo lớp màng ngăn chặn vi khuẩn.

– Thuốc trị hăm: Trường hợp bé gái bị hăm vùng kìn có triệu chứng võ mụn mủ, phù hề hoặc sốt bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trị hăm. Tác dụng của thuốc là chống viêm, giảm ngứa để giúp làm giảm cảm giác ngứa ngay và sưng đỏ. Đồng thời, bé cũng có thể cần dùng thuốc sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn và nấm để giảm tình trạng viêm nhiễm, dùng thuốc kháng sinh để ức chế, diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.

!Lưu ý: Các mẹ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị hăm vùng kín cho bé gái bằng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con, cũng không được lấy thuốc của trẻ khác có bệnh tương tự áp dụng cho con mình.

VI – Cách phòng tránh bé gái bị hăm vùng kín

Cấu tạo vùng kín của bé gái khá phức tạp. Vì thế, cha mẹ cần chăm sóc và bảo vệ vùng kín cho bé phù hợp, tránh bị hăm bím. Dưới đây là các cách phòng tránh hăm vùng kín cho bé gái:

1. Vệ sinh vùng kín thường xuyên

Vệ sinh vùng kín cho bé gái thường xuyên hàng ngày bằng nước ấm sạch. Sau khi vệ sinh, dùng khăn bông thấm sạch nước để da được thông thoáng.

Lưu ý khi vệ sinh, các mẹ nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau, tránh lau từ sau ra trước. Vì nếu lau từ sau ra trước sẽ khiến vi khuẩn đi ngược từ hậu môn lên, tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển.

Đặc biệt, các mẹ cần chú ý không được lau sâu vào bên trong vùng kín của con, chỉ nên lau rửa nhẹ nhàng ở bên ngoài.

2. Để da vùng kín luôn khô thoáng

Một bước quan trọng để chữa lành vết hăm vùng kín là giữ cho vùng da đó sạch sẽ và khô ráo. Sau khi bạn đã vệ sinh xong phần mông của bé, hãy vỗ nhẹ cho khô, tuyệt đối không chà xát mạnh.

Tốt hơn hết, hãy cho phép bé không mặc tã trong một thời gian để phần da vùng kín của bé được khô thoáng.

cách trị hăm bướm cho trẻ sơ sinhVệ sinh vùng kín thường xuyên và giữ da khô thoáng giúp phòng ngừa rôm sảy vùng kín cho bé.

3. Tránh lạm dụng khăn ướt

Các mẹ nên hạn chế sử dụng khăn ướt (nhất là các loại có mùi thơm) để vệ sinh vùng kín cho bé. Thay vào đó, các mẹ nên dùng khăn bông sạch sau đó thấm nước ấm để lau vùng kín cho con.

4. Hạn chế đóng tã bỉm

Với bé sơ sinh hoặc còn đang mặc tã bỉm, các mẹ nên hạn chế đóng bỉm trong thời gian dài cho con. Nếu được, không cần đóng bỉm mà hãy để vùng kín của bé được thông thoáng.

Nếu buộc phải đóng bỉm, các mẹ nên thường xuyên thay cho con để hạn chế phân và nước tiểu từ tã bỉm thấm ngược lại vùng kín. Trước khi mặc tã bỉm mới cho con, các mẹ nên rửa sạch vùng kín và lau khô.

Ngoài ra, khi mặc tã bỉm cho trẻ, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Thay tã thường xuyên, lý tưởng nhất là cứ sau 2 giờ và sau mỗi lần ị.

– Thay tã bẩn hoặc ướt cho bé càng sớm càng tốt và vệ sinh sạch sẽ vùng da đó.

– Thỉnh thoảng ngâm mông bé giữa các lần thay tã bằng nước ấm.

– Để da bé khô hoàn toàn trước khi thay tã mới.

– Vỗ nhẹ lên da bằng vải mềm khi lau khô, không chà xát vì có thể gây kích ứng da.

– Mặc tã vừa với bé, không mặc quá chật để tránh bị trầy xước.

5. Mặc quần áo phù hợp

Với các bé lơn hơn, đã bỏ tã bỉm nhưng vẫn bị hăm vùng kín, các mẹ nên chú ý mặc quần rộng rãi, thoáng mát và chất liệu thấm hút tốt cho bé. Điều này giúp tránh được tình trạng da vùng kín của bé liên tục bị cọ sát, bí bách, tắc nghẽn và tích tụ mồ hôi dẫn đến hăm.

Tình trạng bé gái bị hăm vùng kín thường biến mất trong vòng 2 – 3 ngày nếu chăm sóc tại nhà đúng cách, nhưng một số trường hợp cũng có thể kéo dài hơn. Nếu hăm không biết mất hoặc trở nên trầm trọng hơn, da có dấu hiệu bị nhiễm trùng và bé bị sốt, ba mẹ hãy đưa con đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Như vậy, chúng ta đã biết nguyên nhân và cách chữa hăm vùng kín cho bé gái. Nếu ba mẹ còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau má tư vấn trực tiếp.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

4 bình luận cho “Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Nguyên nhân và điều trị”

  1. Bé nhà e bị hăm đỏ ở môi âm đạo có bôi dc kem rau má k ạ

    • Yoosun Rau Má,

      Chào bạn! Yoosun rau má là kem bôi ngoài da dùng cho mọi lứa tuổi, mẹ có thể dùng Yoosun rau má cho con được ạ. Mẹ chú ý vệ sinh cho bé sạch sẽ, sau đó thoa 1 lớp kem Yoosun rau má. Ngày mẹ thoa Yoosun Rau má cho bé 2-3 lần và không cần rửa lại với nước ạ!

      [Đọc tiếp]
  2. Bé nhà e ko mặc bỉm mà 2 bên môi lớn lúc nào cũng bị hăm đỏ và có mùi như nước mắm dù e vừa rửa vệ sinh xong

    [Đọc tiếp]
    • Yoosun rau má,

      Dạ chào bạn, với trường hợp của bé nhà mình, bạn chú ý vệ sinh sạch sẽ cho con đặc biệt sau mỗi lần con đi vệ sinh bằng nước ấm. Có thể rửa vùng hăm cho bé bằng nước trà xanh pha loãng cũng rất tốt bạn nha. Bạn cần tư vấn thêm thì gọi vào Hotline: 1800.1125 (miễn cước) bạn nhé!

      [Đọc tiếp]

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục