Phát ban đỏ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa phát ban đỏ ở da
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Phát ban đỏ là hiện tượng da liễu do nhiều nguyên nhân gây ra, tìm hiểu khái niệm sẽ giúp chúng ta nhận biết và có cách xử lý đúng đắn khi gặp phải tình trạng này. Dưới đây là những thông tin cần biết về tình trạng nổi phát ban đỏ trên da
I – Phát ban đỏ là bệnh gì?
Nổi ban đỏ là hiện tượng da bị biến đổi về màu sắc và kết cấu. Da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, bong tróc, có thể gây ngứa hoặc không. Triệu chứng phát ban đỏ trên da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân, người bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh phát ban đỏ khác nhau.
Hình ảnh phát ban trên da
Người phát ban đỏ nếu không được điều trị đúng cách có thể biến chứng, dễ nhiễm trùng. Tổn thương trên da lâu dài sẽ làm biến dạng da và để lại sẹo.
II – Nguyên nhân gây phát ban đỏ
Hiện tượng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường gặp nhất dẫn tới phát ban đỏ ở da là:
– Viêm da tiếp xúc: Da bị nổi ban đỏ khi tiếp xúc với các chất lạ hoặc yếu tố dễ gây kích ứng da, phát ban đỏ ngứa khắp người. Những chất này có thể là hóa chất, chất độc hại, lông thú, kim loại…
– Phát ban đỏ toàn thân do dị ứng với thành phần của thuốc hoặc thực phẩm.
– Nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng cũng dẫn đến nổi phát ban trên da.
– Mắc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ cũng gây phát ban đỏ trên da.
Bệnh Lupus gây phát ban đỏ trên mặt
– Do bệnh lý ngoài da: Chàm, vảy nến, mề đay, thủy đậu, ghẻ…gây phát ban đỏ ngoài da.
– Các nguyên nhân khác: Tâm lý bất ổn, Côn trùng đốt, Bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch như HIV…
III – Triệu chứng khi phát ban đỏ ở da
Phát ban đỏ là triệu chứng của một số bệnh hay vấn đề bất thường của cơ thể. Tùy từng nguyên nhân và vấn đề bệnh lý mắc phải phát ban đỏ ở da là bệnh gì sẽ có biểu hiện khác nhau, phát ban đỏ không ngứa hoặc ngứa, phát ban đỏ khắp người nhưng không sốt hoặc phát ban đỏ không sốt không ngứa:
1. Phát ban nhiệt
Phát ban đỏ trên da có thể xuất hiện trong thời tiết nắng nóng. Nguyên nhân phát ban trên da xảy ra khi ống dẫn mồ hôi bị bít tắc khiến mồ hôi không được tiết lên bề mặt da. Khi đó, mồ hôi và bã nhờn bị giữ lại phía dưới gây viêm da nhẹ hoặc phát ban.
Triệu chứng thường gặp:
– Các nốt ban có dạng nốt rộp nhỏ, màu đỏ và hồng xung quanh, phát ban đỏ không sốt ở người lớn.
Triệu chứng khi bị phát ban nhiệt
– Phát ban đỏ dưới da thường xuất hiện nhiều ở vùng nếp gấp da như nách, cổ hoặc vùng da bị bó sát.
– Người bệnh có cảm giác gai, ngứa ở vùng bít tắc mồ hôi.
– Ban đỏ do nhiệt ở mức độ nghiêm trọng sẽ làm tăng nguy cơ kiệt sức, chuột rút hoặc đột quỵ.
2. Mề đay, dị ứng
Người bệnh có thể bị dị ứng phát ban đỏ ở mặt và toàn thân do cơ thể kích ứng với một số yếu tố. Khi đó phản ứng giải phóng histamin và một số hóa chất sẽ xảy ra. Những hợp chất hóa học được sản sinh sẽ làm huyết tương rò rỉ vào da gây viêm và nổi mề đay.
Triệu chứng phát ban đỏ:
– Trên da xuất hiện những nốt sần nhỏ, đỏ ửng.
– Nốt mẩn có thể thay đổi về kích thước và biến mất rồi lặp lại theo thời gian. Vùng ban có thể xuất hiện ở tay, mặt hoặc toàn thân hoặc phát ban đỏ ở chân.
– Phát ban đỏ và ngứa, khó chịu.
– Bệnh nhân phát ban đỏ không sốt hoặc có sốt nhẹ.
3. Phát ban mẩn đỏ do bệnh chàm
Chàm là tình trạng dị ứng da mãn tính. Hiện nay nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định. Đây cũng là hiện tượng phát ban đỏ không sốt ở trẻ em. Khi mắc bệnh, triệu chứng nổi bật là:
– Vùng da bị chàm sạm màu có những vết loang lổ theo vùng.
– Trẻ em phát ban đỏ khi da khô sẽ bong tróc vảy
– Người bệnh có thể bị phát ban đỏ ở mặt, chân tay hoặc những khu vực có ma sát với quần áo như thắt lưng.
Phát ban mẩn đỏ do chàm
4. Phát ban ở da do bệnh thủy đậu
Da bị phát ban trong trường hợp này là do cơ thể bị nhiễm virus varicella-zoster. Virus này lây nhiễm qua đường hô hấp.
Triệu chứng:
– Da có các nốt mẩn nhỏ như hạt đậu dạng bọng nước. Chúng có thể bị vỡ nếu bệnh nhân gãi. Các nốt ban sẽ khô dần lại, tạo thành vảy trong một tuần rồi biến mất.
– Hiện tượng phát ban trên da còn đi kèm sốt, đau nhức khắp cơ thể và đau họng.
5. Bệnh sởi
Sởi cũng là bệnh truyền nhiễm gây nổi ban đỏ trên da. Khi mắc bệnh này, người bệnh có những triệu chứng như:
– Da màu đỏ hoặc ửng hồng. Những đốm đỏ không nổi lên da, chúng có thể dính vào nhau tạo thành vùng đỏ lớn.
– Ngoài nổi ban đỏ, người bệnh còn bị ho, đỏ mắt, sốt và chảy nước mũi.
6. Phát ban đỏ sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có thể gây phát ban đỏ không ngứa ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Bệnh xuất hiện do cơ thể nhiễm virus do muỗi đốt. Khi mắc bệnh, bệnh nhân phát ban đỏ khi bị sốt xuất huyết thường có những triệu chứng như:
– Nốt đỏ xuất hiện do xung huyết dưới da. Dùng tay kéo giãn nốt đỏ sẽ thấy tia máu.
Triệu chứng trên da khi bị sốt xuất huyết
– Bệnh nhân sốt cao khoảng 39 – 40 độ C.
– Người bệnh có thể đau nhức đầu, đau mắt, buồn nôn, đau nhức cơ và xương.
– Có trường hợp phát ban đỏ sau khi sốt xuất huyết.
7. Sốt phát ban đỏ
Đây là bệnh dễ gặp ở trẻ em, thậm chí là phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh do nhiễm virus Parvovirus B19. Khi mắc bệnh sốt phát ban đỏ ở trẻ em có các biểu hiện như:
– Bệnh phát ban đỏ ở trẻ em xảy ra sau 3 ngày sốt.
– Nốt ban có thể là điểm hoặc những mảng nhỏ màu hồng. Quanh những vết ban có quầng trắng.
– Ban thường phát ở ngực, sau lưng, bụng rồi lan đến cổ, canh tay, chân và mặt.
– Hai má của bé sưng lên, đỏ ửng.
– Ngoài ra người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhẹ…
8. Phát ban đỏ HIV
Phát ban đỏ có thể là dấu hiệu ban đầu giúp nhận biết mắc HIV. Trong trường hợp này, phát ban trên da hiv người bệnh có thể có các dấu hiệu sau:
– Hình ảnh phát ban đỏ hiv da hơi sưng, có các đốm màu đỏ hoặc hồng đối với người da trắng và đốm màu tía đậm đối với người có da tối màu.
– Phát ban trên da của người nhiễm hiv có thể đi kèm mụn nước, mụn mủ nhỏ.
– Phát ban đỏ ở da của người nhiễm hiv sờ vào da thấy nốt ban dày, nổi cộm và có ranh giới rõ ràng so với vùng da bình thường.
Hình ảnh phát ban trên da hiv
– Tình trạng phát ban đỏ trên da hiv xuất hiện sau 2 – 3 tuần phơi nhiễm
– Phát ban đỏ ở da hiv thường xuất hiện trên vai, ngực, mặt bàn tay và phần trên cơ thể.
– Ngoài phát ban đỏ ngoài da của người nhiễm hiv còn có các triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn mửa, đau miệng, sốt, đau cơ, đau miệng, mờ mắt, ăn không ngon…
IV – Cách chữa trị khi bị phát ban đỏ
Tùy từng nguyên nhân và tình trạng phát ban mà có các cách chữa bệnh phát ban đỏ khác nhau, một số trường hợp phát ban nhẹ, gây ngứa, có thể áp dụng một số cách tại nhà để cải thiện:
– Chườm lạnh: Nếu trẻ bị phát ban đỏ và ngứa, có thể chườm khăn lạnh lên vùng da tổn thương để giảm viêm, nóng rát và ngứa ngáy. Tuy nhiên cần tránh chườm lạnh lên vùng da lở loét, xây xước và chảy máu.
– Đắp khoai tây: Bệnh phát ban đỏ ở người lớn và trẻ nhỏ, có thể sử dụng những lát khoai tây mỏng để đắp lên vùng da phát ban đỏ mẩn ngứa trong khoảng 20 phút, mỗi ngày 2 lần, sẽ giúp làm dịu da, giảm khô ngứa.
– Thoa kem dưỡng: Ngoài tác dụng cấp ẩm, kem dưỡng còn có khả năng làm dịu da, phục hồi các tế bào hư tổn, cải thiện sưng nóng và phát ban đỏ ngứa. Bên cạnh đó, da được cung cấp đủ ẩm thường có xu hướng ít bài tiết mồ hôi và giảm mức độ kích ứng.
Người bị phát ban đỏ mẩn ngứa có thể tham khảo sử dụng kem Yoosun rau má để dưỡng ẩm da, giúp làm dịu mát da, giảm ngứa và khó chịu trên da.
Thoa kem Yoosun Rau má giúp dưỡng ẩm, dịu da khi bị phát ban mẩn ngứa
Kem Yoosun Rau má thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin, giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, giảm ngứa rát, giúp tái tạo da, thúc đẩy quá trình hình thành da non, làm lành tổn thương khi da bị phát ban.
Đặc biệt, sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành.
Có thể sử dụng kem Yoosun Rau má ngày 2 -3 lần thoa trực tiếp trên da không cần rửa lại với nước.
(>> Xem thêm: Yoosun rau má bôi vết thương hở được không)
V – Nổi phát ban đỏ trên da – Những thắc mắc thường gặp
1. Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt có nguy hiểm không?
Nhiều mẹ khi thấy con có sốt 3-4 ngày bị phát ban đỏ sau sốt thì lo lắng nghĩ con chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Theo bác sĩ Cấn Phú Nhuận – trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương: Với những biểu hiện trẻ sốt xong phát ban đỏ, phụ huynh không còn phải lo lắng bởi bệnh con đã gần khỏi. Song cũng không nên chủ quan khi em bé bị phát ban đỏ bởi bệnh có thể tái phát với nhiều biến chứng.
Phát ban sau sốt tuy không nguy hiểm nhưng cũng không được chủ quan
2. Phát ban đỏ bao lâu thì khỏi?
Ban da thường nổi cấp tính và hết sau một tuần. Tuy nhiên phát ban đỏ bao lâu sẽ khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân phát ban, mức độ phát ban và điều kiện chăm sóc khi phát ban.
3. Phát ban đỏ có được tắm không?
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, việc tắm và vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh là vô cùng cần thiết và quan trọng. Trong y khoa không hề có chống chỉ định tắm cho bất cứ bệnh gì. Ngay cả những bệnh nhân nằm liệt giường thì người bệnh cũng cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ, đúng cách.
Việc tắm khi sốt phát ban cần lưu ý những điều sau:
– Tắm bằng nước ấm, có thể pha thêm một ít muối.
– Khi tắm xong, cần lau khô người trước khi mặc quần áo.
– Tắm ở nơi kín gió để tránh nhiễm lạnh.
Nên tắm đúng cách khi bị phát ban
4. Bị phát ban đỏ không nên ăn gì?
Để các triệu chứng phát ban nhanh khỏi, hãy tránh xa các thực phẩm sau đây:
– Thức ăn dễ gây dị ứng
Hải sản, các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu nành,… là những thứ bạn không nên sử dụng khi đang bị phát ban. Vì chúng có thể làm bạn bị dị ứng, khiến cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da diễn tiến một cách trầm trọng hơn.
– Thức ăn được chế biến sẵn
Thực phẩm được chế biến sẵn luôn chứa nhiều các chất phụ gia và các chất bảo quản. Chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng cho da, làm nặng thêm tình trạng sưng viêm trên da của bạn.
– Các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa có thể kích thích quá trình viêm nhiễm trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, các biểu hiện của phát ban như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ… cũng vì thế mà nặng hơn.
– Thực phẩm nhiều đường
Thức ăn chứa nhiều đường cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị kích ứng cho cơ thể, vì chúng làm cho nồng độ insulin trong máu tăng lên một cách đột biến, dẫn đến viêm. Do đó, bạn nên hạn chế các thực phẩm ngọt, như bánh kẹo, nước ngọt,…
Khi bị phát ban nên tránh xa thực phẩm nhiều đường
– Rượu bia và các chất kích thích khác
Những chất này không những làm tăng nguy cơ mắc các các bệnh khác như viêm họng, viêm phổi… cho cơ thể mà nó còn làm tình trạng viêm da trở nên trầm trọng hơn.
5. Phát ban đỏ có lây không?
Phát ban đỏ do nhiều nguyên nhân gây ra, có những trường hợp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác ví dụ sốt phát ban, thủy đậu,… Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc sốt phát ban đỏ có lây không.
6. Cách phòng tránh phát ban đỏ ở da
Một số lối sống và thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế tình trạng ban da:
– Trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ
– Tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng
– Tránh tiếp xúc với người bệnh
– Hạn chế nơi đông người
– Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, vận động phù hợp để nâng cao sức khỏe
Phát ban da là hiện tượng rất thường gặp, đặc biệt là khi bị dị ứng. Khi có vấn đề về da, phát ban đỏ khi mang thai, sốt siêu vi phát ban đỏ,… bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để có chẩn đoán và điều trị thích hợp. Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.
Tham khảo thêm:
- Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị
- Bệnh chàm khô là gì? Có lây không? Cách chữa bệnh chàm khô tróc vảy
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!