Bệnh tay chân miệng có ngứa không? Mẹo giảm ngứa khi bị tay chân miệng
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ của Yoosun rau má, liên quan đến bệnh tay chân miệng tôi có một câu hỏi như sau: nốt tay chân miệng có ngứa không? Rất mong dược sĩ giải đáp giúp tôi băn khoăn này. Xin cảm ơn!”
Bị tay chân miệng có ngứa không?
Xin chào các độc giả của Yoosun rau má. Sau đây, dược sĩ sẽ giải đáp câu hỏi bệnh tay chân miệng có bị ngứa không, nếu có làm thế nào để hết ngứa. Bạn cùng đón đọc nhé!
I – Bệnh chân tay miệng có ngứa không?
Mụn chân tay miệng có ngứa không? Không giống như các bệnh lý ngoài da khác, trong một hoặc hai ngày đầu, bệnh chân tay miệng không gây ra cảm giác ngứa ngáy.
Thay vào đó, bệnh chủ yếu biểu hiện ở các vết loét ở niêm mạc miệng, phát ban ra dưới dạng nốt phỏng nước chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, mông…
Bệnh tay chân miệng có gây ngứa không?
Trong trường hợp bé bị chân tay miệng mà ngứa, đau rát, gãi nhiều thì mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra. Bởi những cái loét không đơn thuần là biểu hiện của bệnh chân tay miệng nữa mà có thể đã nhiễm trùng.
(>> Xẽm thêm: Bệnh tay chân miệng có lây không? Dược sĩ giải đáp )
II – Làm thế nào để giảm tình trạng ngứa khi bị chân tay miệng?
Như vậy, chúng ta đã biết bệnh chân tay miệng có bị ngứa không rồi. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa da bị nhiễm trùng gây ngứa hoặc giảm ngứa cho bé.
– Không nên ủ bé quá kỹ: Một số quan niệm cho rằng, ủ kỹ hoặc không tắm cho bé sẽ giúp bệnh tay chân miệng nhanh lành hơn. Tuy nhiên, da không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, gây ngứa rát cho bé.
Do đó, khi bé bị chân tay miệng ba mẹ nên cho bé ở trong môi trường thoáng khí, không nên ủ bé quá kỹ, có thể tắm hàng ngày một cách nhẹ nhàng để không làm vỡ bọng nước.
– Không nên tự ý bôi kem giảm ngứa cho bé: trong những ngày đầu bị tay chân miệng, bé thường không có cảm giác ngứa. Do đó, ba mẹ cũng không nên tự ý thoa thuốc giảm ngứa cho bé khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
– Nếu bé bị ngứa ngáy trong một thời gian dài, bác sĩ có thể kê cho bé thuốc giảm ngứa đường uống như thuốc kháng histamin. Việc uống thuốc trong thời điểm này cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc.
– Các vật dụng tiếp xúc với da như đồ chơi, quần áo, tã bỉm… nên được sát khuẩn kỹ càng để không làm nhiễm trùng da.
Sau khi bị tay chân miệng, cha mẹ có thể lo lắng thêm một vấn đề nữa là các vết thâm khiến em bé mất tự tin.
Lúc này, ba mẹ có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun rau má cho bé.
Trong thành phần của Yoosun rau má có dịch chiết rau má và Vitamin E, giúp làm mờ thâm và dưỡng da rất tốt.
Mẹ có thể thoa Yoosun rau má nên vùng da cần tác động 2 đến 3 lần mỗi ngày để các vết thâm sau khi khỏi tay chân miệng nhanh mờ nhé.
Yoosun rau má không chứa các thành phần gây hại cho da như Corticoid, paraben nên mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé.
Kem bôi da Yoosun rau má giúp phục hồi da sau khi bị tay chân miệng.
Qua bài viết trên đây, dược sĩ đã giúp bạn biết được mụn nước tay chân miệng có ngứa không? Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
- Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Những biến chứng hay gặp
- Bà bầu bị tay chân miệng có sao không?
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!