Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 nguy hiểm không? Biểu hiện và điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thường có triệu chứng khá nhẹ. Đây cũng là cấp độ nhẹ nhất của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan khi bị chân tay miệng độ 1. Bởi trong thực tế, một số ba mẹ lơ là trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1, dẫn đến bệnh nặng hơn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.
I – Hình ảnh bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Được biết dựa theo mức độ nặng nhẹ, bệnh tay chân miệng được chia thành bốn cấp độ từ 1 đến 4.
Bé bị tay chân miệng độ 1 là thể nhẹ nhất của bệnh tay chân miệng.
Hình ảnh bé bị tay chân miệng cấp độ 1.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có thể kể đến là phát ban ra dưới dạng phỏng nước, loét miệng, có thể sốt nhẹ và ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
II – Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng độ 1
Bệnh tay chân miệng thường gây ra bởi virus đường ruột. Trong đó, có hai chủng virus thường xuyên gây bệnh tay chân miệng là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Thông thường, bệnh tay chân miệng do virus EV71 gây ra nặng hơn và có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, rối loạn cơ quan điều hòa hệ thống hô hấp, tim mạch, thậm chí dẫn tới tử vong.
III – Biểu hiện chân tay miệng cấp độ 1
Trẻ bị chân tay miệng cấp độ 1 có các dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng như là:
– Loét miệng: khiến trẻ cảm thấy đau đớn, chán ăn.
– Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi và sốt nhẹ.
Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 có thể giật mình khi ngủ.
– Phát ban da dưới dạng phỏng nước sẽ xuất hiện sau khi bị tay chân miệng một vài ngày. Thường thì cắt nốt phỏng nước sẽ tự khỏi và không để lại sẹo nếu được chăm sóc phù hợp.
Ngoài ra, bệnh chân tay miệng cấp độ 1 cũng có thể có các dấu hiệu buồn ngủ, khóc nhiều, giật mình, đau đầu, cứng cổ, ngủ không sâu giấc…
IV – Tay chân miệng độ 1 có nguy hiểm không?
Bệnh chân tay miệng độ 1 là mức độ nhẹ nhất, nên gần như không nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu không biết cách điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng hơn thành tay chân miệng độ 1 bội nhiễm, hoặc chuyển dần sang các cấp độ 2, 3, 4.
V – Bệnh tay chân miệng độ 1 mấy ngày thì khỏi?
Qua chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh tay chân miệng độ 1 sẽ khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày.
Tuy nhiên, trẻ bị tay chân miệng dù là cấp độ nhẹ nhất, ba mẹ cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và được hướng dẫn điều trị, đề phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
VI – Cách chữa bệnh tay chân miệng độ 1
Hiện nay chưa có thuốc trị tay chân miệng độ 1 đặc hiệu. Do đó, tay chân miệng độ 1 điều trị triệu chứng là chủ yếu.
Dưới đây là một số lưu ý khi chữa bệnh tay chân miệng độ 1 cho trẻ:
– Ba mẹ chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có bội nhiễm.
– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, ba mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol, liều lượng là 10 đến 15 mg/kg. Sau khoảng 4 đến 6 giờ, nếu trẻ tiếp tục sốt, ba mẹ tiến hành cho trẻ uống liều thứ hai.
Bên cạnh đó có thể chườm khăn ấm để giúp hạ sốt.
Trường hợp trẻ sốt cao liên tục không hạ trong nhiều ngày, cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để uống thuốc hạ sốt đặc biệt dưới sự giám sát của bác sĩ.
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
– Đối với các vết loét miệng, ba mẹ cần nhắc trẻ súc miệng bằng nước muối thường xuyên để làm sạch khoang miệng và làm dịu đau do loét miệng.
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể cho trẻ uống thêm vitamin C và kẽm để thúc đẩy làm lành niêm mạc miệng, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
– Các vết phỏng nước không cần thiết phải bôi thuốc vì chúng có thể tự xẹp xuống sau vài ngày và không để lại sẹo nếu được chăm sóc tốt.
VII – Cách chăm sóc trẻ tay chân miệng độ 1
Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng độ 1, ba mẹ nên:
– Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày để tránh nhiễm trùng da. Trong lúc tắm không nên ma sát mạnh khiến các nốt phỏng nước vỡ ra.
– Chế độ dinh dưỡng rất cần thiết đối với trẻ bị tay chân miệng. Do đó ba mẹ nên chú ý cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất là đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Nên chia nhỏ các bữa ăn và chế biến thực phẩm dưới dạng lỏng, mềm để dễ nuốt.
– Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả và Oresol để bù nước nếu trẻ đi ngoài hoặc nôn ói.
– Theo dõi sát sao các triệu chứng để phát hiện bất thường kịp thời và đưa trẻ tới cơ sở y tế để xử lý nhanh, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Như vậy chúng ta đã hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng cấp độ 1. Nếu ba mẹ cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của kem rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
- Phát ban tay chân miệng nguy hiểm không? Nguyên nhân và xử lý
- Loét miệng trong tay chân miệng phải làm thế nào?
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!