Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 08/09/2023

Phát ban tay chân miệng nguy hiểm không? Nguyên nhân và xử lý

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Tay chân miệng phát ban là triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý này. Tình trạng phát ban này có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!

I – Nguyên nhân phát ban tay chân miệng

Phát ban là sự bùng phát của sưng, sưng đỏ, xuất hiện đột ngột, do phản ứng của cơ thể đối với các chất gây dị ứng.

Đối với bệnh tay chân miệng, phát ban dưới dạng phỏng nước là triệu chứng rất thường gặp.

Nguyên nhân có thể do virus gây bệnh tay chân miệng. Được biết, bệnh tay chân miệng thường do các chủng virus đường ruột gây ra. Điển hình là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

phát ban tay chân miệngTay chân miệng có phát ban không?

Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở tất cả các độ tuổi và giới tính. Trong đó, trẻ em dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh hơn vì hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.

Cho đến nay vẫn chưa có vaccine ngừa tay chân miệng, nên giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt và cách ly người bệnh an toàn là biện pháp phòng ngừa tay chân miệng hiệu quả.

II – Bé bị tay chân miệng phát ban có nguy hiểm không?

Phát ban da dưới dạng phỏng nước chỉ là một triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Các phỏng nước này có thể tự khỏi và không để lại sẹo sau khi cơ thể bình phục.

Do đó có thể thấy tình trạng phát ban không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, khi mắc bệnh tay chân miệng chúng ta không nên chủ quan, vì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, nhiễm độc thần kinh, suy hô hấp…

Do đó, người bị tay chân miệng cần được theo dõi một cách sát sao nhằm phát hiện các triệu chứng bất thường một kịp thời để xử lý nhanh phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

II – Cách xử lý khi bị tay chân miệng phát ban

Khi khi bị phát ban, cha mẹ cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ cho bé. Nên tắm hàng ngày với xà phòng sát khuẩn để da không bị bức bí và ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Các nốt phát ban thường xẹp lại và không để lại thâm sẹo. Do đó người bị tay chân miệng không nhất thiết phải bôi kem làm xẹp bọng nước.

Nếu không may các bọng nước vỡ ra và có nguy cơ để lại thâm sẹo, ba mẹ có thể thoa Yoosun Rau má lên da của bé sau khi vết phỏng nước đã se lại.

bé bị tay chân miệng phát banKem bôi da Yoosun Rau má giúp phục hồi da sau tay chân miệng.

Trong thành phần của Yoosun Rau má có chứa dịch chiết rau má và vitamin E, nên giúp dưỡng da và làm mờ thâm sẹo sau chân tay miệng khá hiệu quả.

III – Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng giúp phục hồi nhanh và ngăn ngừa biến chứng

Trẻ bị tay chân miệng nếu được chăm sóc tốt có thể phục hồi nhanh chóng. Do vậy, ba mẹ có thể lưu ý một số điểm dưới đây để chăm sóc bé bị tay chân miệng:

– Về thuốc điều trị:

Hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, nếu có thì ba mẹ cho bé sử dụng thuốc điều trị triệu chứng là chủ yếu. Ví dụ như: Paracetamol nếu như bé sốt cao trên 38 độ, Oresol để ngăn ngừa mất nước và bổ sung chất điện giải khi bé bị tiêu chảy, vitamin C và kẽm để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ làm lành niêm mạc…

– Về chế độ dinh dưỡng:

Trẻ bị tay chân miệng cần được ăn đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, trẻ không nên sử dụng các thực phẩm khiến cho triệu chứng nặng hơn như gia vị cay, nóng, mặn,…

Nên cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy hoặc nôn ói.

Khi bị tay chân miệng, trẻ rất hay bị loét miệng nên chán ăn. Do đó, mẹ nên chế biến thực phẩm dạng lỏng hoặc dạng nước để bé dễ ăn hơn.

Ngoài ra nên để thức ăn nguội rồi mới cho bé ăn. Có thể chia nhỏ các bữa ăn để không gây áp lực ăn uống đối với trẻ.

tay chân miệng có phát ban khôngNên nấu kỹ và nấu mềm thức ăn trước khi cho trẻ ăn.

– Về vệ sinh cơ thể:

Nhiều bố mẹ thường kiêng tắm cho trẻ vì sợ làm vỡ các bọng nước.

Tuy nhiên, điều này sẽ khiến da trẻ bị bức bí rất khó chịu, thậm chí còn có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Do đó, ba mẹ có thể tắm hàng ngày cho bé với dung dịch sát khuẩn.

Lưu ý là không tắm quá mạnh, vì có thể tạo ma sát với các bọng nước khiến chúng vỡ ra.

– Về cách ly:

Bệnh tay chân miệng là bệnh lây nhiễm do đó trẻ cần được cách ly với cộng đồng và người thân.

Trẻ nên được ở trong một phòng riêng nhưng không gian phải rộng rãi, thoáng mát.

Như vậy chúng ta đã hiểu hơn về các nốt phát ban do tay chân miệng. Nếu ba mẹ cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục