Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 02/04/2025

Rệp giường cắn: Nguyên nhân, dấu hiệu, xử lý từ A đến Z

Tác giả:

Nội dung chính
[Hiện]
12 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nếu bạn từng trải qua những đêm tỉnh giấc với cảm giác ngứa ngáy, có thể bạn đang gặp phải vấn đề với rệp giường. Những sinh vật nhỏ bé này không chỉ làm phiền giấc ngủ của bạn mà còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những hiểu biết và mẹo vặt hữu ích để giúp bạn nhận biết và xử lý rệp giường cắn hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa chúng không làm phiền bạn nữa. Hãy cùng tìm hiểu cách để bảo vệ không gian riêng tư và yên bình của bạn khỏi những vị khách không mong muốn này.

I – Tìm hiểu thông tin về Rệp giường 

Rệp giường (tên khoa học: Cimex lectularius) là một loài côn trùng ký sinh nhỏ, hút máu người và động vật. Chúng thường sống trong các khe giường, đệm, nệm, ghế sofa, đồ gỗ, khe tường, và nhiều khu vực khuất tối khác.

1. Đặc điểm nhận dạng

– Kích thước: Nhỏ bằng hạt táo (khoảng 4-7 mm khi trưởng thành).

– Hình dáng: Thân hình dẹt, hình bầu dục, cánh tiêu giảm và không có khả năng bay.

– Màu sắc: Màu nâu nhạt đến nâu đỏ (khi đã hút no máu).

– Vòng đời: Gồm 5 giai đoạn từ trứng đến trưởng thành, trung bình từ 5 tuần đến vài tháng tùy nhiệt độ và nguồn thức ăn.

Bị rệp đốt

2. Tập tính và sinh thái

– Rệp giường hoạt động chủ yếu vào ban đêm khi con người ngủ.

– Chúng bị thu hút bởi nhiệt độ cơ thể, khí CO₂ do con người thở ra và mùi cơ thể.

– Chúng có thể sống hàng tháng mà không cần hút máu nhưng thường tìm kiếm vật chủ để hút máu từ 5-10 phút, sau đó quay về nơi ẩn náu.

– Mỗi con rệp cái có thể đẻ từ 200-500 quả trứng trong suốt cuộc đời.

II – Vết rệp cắn như thế nào? Hình ảnh người bị rệp giường cắn

Dấu rệp cắn có thể khác nhau tùy thuộc vào phản ứng của từng người, nhưng dưới đây là một số đặc điểm phổ biến mà bạn có thể nhận thấy:

– Vết cắn thường xuất hiện thành từng dãy hoặc cụm: Các vết cắn có thể sắp xếp theo hàng thẳng hoặc đường zic-zac trên cơ thể, đặc biệt là trên các phần cơ thể tiếp xúc trực tiếp với giường hoặc nệm trong khi ngủ.

– Dạng vết cắn: Mỗi vết cắn thường là một nốt sẩn đỏ nhỏ, có thể sưng lên và gây cảm giác ngứa dữ dội.

Rệp giường vết rệp cắn như thế nàoRệp là loài côn trùng ký sinh nhỏ, màu nâu nhạt đến nâu đỏVết rệp giường đốt như thế nàoBị rệp đốt ở lưngDấu hiệu bị rệp giường cắn là gìCác đốm đỏ ngứa liên quan đến vết rệp cắn sẽ tự biến mất trong vòng 1 – 2 tuần

III – Nguyên nhân bị rệp cắn

Các nguyên nhân khiến bạn bị rệp giường cắn chủ yếu liên quan đến môi trường sống và cách thức rệp tiếp cận vật chủ như:

1. Môi trường không được vệ sinh thường xuyên

– Rệp giường ẩn nấp trong các nếp gấp, đường chỉ, và mặt dưới của nệm, ga trải giường. Nếu không giặt định kỳ bằng nước nóng, mồ hôi, tế bào chết và bụi bẩn sẽ tích tụ, tạo mùi cơ thể thu hút rệp. Rệp giường không thích ánh sáng, nên khu vực giường ít được giặt giũ, lật lên sẽ trở thành ổ cư trú lý tưởng.

– Những nơi như khe tủ, cạnh giường, góc tường khi lâu ngày không lau dọn sẽ tích tụ bụi và tạo môi trường ẩm thấp. Đây là nơi rệp giường trú ngụ ban ngày, sau đó bò ra vào ban đêm để tìm người hút máu. Đặc biệt nếu nhà có sàn gỗ hoặc vách tường gỗ, các khe nhỏ rất dễ trở thành nơi rệp lẩn trốn.

– Sofa, tủ đầu giường, ghế nệm… khi lâu ngày không vệ sinh, đặc biệt ở các khe rãnh, viền bọc vải sẽ là nơi rệp đẻ trứng và ẩn mình. Chúng có thể sinh sản hàng trăm trứng, nằm rải rác trong nội thất nếu không phát hiện kịp.

– Rệp giường không chỉ sống trong giường mà còn di chuyển quanh nhà, trú trong rèm, gối tựa, tấm trải, kệ sách. Việc không dọn dẹp thường xuyên khiến ta không kịp phát hiện dấu vết (vỏ rệp, phân, trứng), dẫn đến bị cắn liên tục mà không biết nguồn gốc.

2. Mang rệp từ bên ngoài 

– Khách sạn, nhà nghỉ, homestay… là nơi có lượt người ra vào liên tục, nên nguy cơ có rệp giường rất cao, đặc biệt ở những nơi không vệ sinh kỹ.

– Khi bạn ngủ trên giường, ghế nệm, sử dụng chăn gối đã bị nhiễm rệp mà không hay biết, chúng có thể: Chui vào vali, túi xách, balo hay bám vào quần áo, mũ nón.

– Mượn chăn, gối, vali, balo từ người thân/bạn bè có rệp giường mà không biết, bạn cũng có thể vô tình mang theo trứng hoặc rệp trưởng thành về nhà.

3. Điều kiện môi trường lý tưởng

Rệp giường là loài côn trùng có khả năng thích nghi rất cao. Khi gặp môi trường thuận lợi, chúng có thể sinh sản nhanh chóng, khó kiểm soát và dễ gây ra tình trạng bị cắn liên tục trong thời gian dài:

– Nhiệt độ phòng ấm áp (20–30°C):

Đây là mức nhiệt lý tưởng để rệp giường sống, phát triển và sinh sản nhanh chóng. Ở nhiệt độ này, trứng có thể nở trong vòng 6–10 ngày, và rệp con sẽ trưởng thành sau khoảng 5–6 tuần nếu có đủ thức ăn (máu người). Mùa hè hoặc phòng dùng máy điều hòa, máy sưởi, luôn giữ nhiệt độ ổn định chính là điều kiện vàng cho chúng phát triển mạnh mẽ.

Vết cắn của rệp giường là gì

– Độ ẩm cao, không gian kín, thiếu thông thoáng:

Những căn phòng ẩm thấp, ít ánh sáng, ít gió là nơi rệp giường ưa thích. Trong không khí ẩm, trứng rệp ít bị khô, dễ sống sót hơn.

Những nơi có nhiều vải vóc, đệm mút, sofa, rèm cửa – vốn giữ ẩm lâu – sẽ là nơi trú ngụ và sinh sản lý tưởng.

4. Sự thu hút của vật chủ

Rệp giường là loài côn trùng ký sinh hút máu, và con người là nguồn thức ăn chính của chúng. Chúng không hút máu vì “ghét” mình, mà vì phản ứng sinh học tự nhiên bị thu hút bởi một số yếu tố liên quan đến cơ thể con người. Dưới đây là các lý do cụ thể:

– Nhiệt độ cơ thể:

Cơ thể người có nhiệt độ trung bình khoảng 36,5–37°C, phát ra hơi ấm rõ rệt, đặc biệt là khi nằm ngủ yên. Rệp giường có thể phát hiện sự thay đổi nhiệt độ từ cách xa 1–2 mét, và tự định hướng bò về phía nguồn nhiệt để tìm nơi hút máu. Khi mình trùm chăn hoặc nằm lâu một chỗ, hơi ấm lan tỏa càng mạnh, càng khiến rệp dễ xác định mục tiêu.

– Khí CO₂ (carbon dioxide) khi thở ra

Khi ngủ, con người thở đều đặn, liên tục thải ra khí CO₂. Rệp giường rất nhạy với nồng độ CO₂ trong không khí, và thường bò ra khỏi chỗ ẩn nấp khi nhận thấy dấu hiệu có người ngủ gần đó.

Mức CO₂ cao là dấu hiệu cho thấy “vật chủ đang nằm yên”, không hoạt động mạnh, tức là thời điểm thích hợp để chúng cắn mà không bị phát hiện.

– Mùi cơ thể và mùi mồ hôi:

Rệp giường bị thu hút bởi axit lactic, amoniac và các axit béo có trong mồ hôi người. Ngoài ra, chúng cũng bị hấp dẫn bởi mùi tóc, da, dầu nhờn tự nhiên, đặc biệt khi không tắm rửa vào buổi tối.

Cơ thể người tiết mồ hôi nhiều vào ban đêm, tạo điều kiện lý tưởng để rệp tìm thấy mục tiêu nhanh hơn.

! Lưu ý: Rệp không bị hấp dẫn bởi nước hoa hay mỹ phẩm, mà chủ yếu bởi mùi sinh học tự nhiên của con người.

– Thời gian ngủ ban đêm – thời điểm “săn mồi” lý tưởng

Rệp giường hoạt động nhiều nhất từ 1 giờ đến 5 giờ sáng, khi người ngủ sâu nhất, không di chuyển nhiều. Chúng có thể bò từ các khe giường, gầm tủ, vách nệm… ra cắn trong im lặng, sau đó quay về nơi trú ẩn ngay sau khi hút máu xong.

Cơ thể không có phản ứng ngay tức thì (vì nước bọt rệp có chất gây tê nhẹ), nên nạn nhân chỉ phát hiện vết cắn vào sáng hôm sau.

– Mục tiêu dễ tiếp cận: da hở

Rệp thích cắn những vùng da: Không có lông nhiều (tay, cổ, lưng, vai, chân); Không được che phủ bằng quần áo dày. Nếu bạn mặc đồ ngủ mỏng, quần đùi, áo ngắn tay khi ngủ thì vùng da hở sẽ trở thành nơi rệp cắn đầu tiên.

IV – Dấu hiệu bị rệp cắn

Rệp giường thường cắn vào ban đêm khi con người đang ngủ. Vì vậy, người bị cắn thường không hề biết, chỉ nhận thấy các dấu hiệu sau khi thức dậy vào sáng hôm sau. Các dấu hiệu phổ biến sau và đặc trưng nhất:

1. Vết cắn đỏ, ngứa – thường theo cụm hoặc thành hàng

– Vết cắn thường là nốt nhỏ, tròn, đỏ, có thể hơi sưng, giống vết muỗi cắn nhưng ngứa nhiều hơn.

– Rệp có xu hướng cắn nhiều lần dọc theo đường máu dưới da, nên vết cắn thường:

+ Xếp thành hàng ngang, hàng dọc, hoặc

+ Thành cụm 3–5 nốt gần nhau, gọi là dấu hiệu “breakfast-lunch-dinner” (ăn sáng – trưa – tối).

– Vết cắn có thể lan rộng và sưng nhiều ở người có làn da nhạy cảm hoặc bị dị ứng.

– Vị trí phổ biến: cổ, vai, lưng, cánh tay, đùi, chân – những vùng da hở khi ngủ.

Những dấu hiệu bị rệp cắn

2. Ngứa dữ dội về đêm và sáng sớm

– Ngứa thường không xuất hiện ngay sau khi bị cắn, mà sau vài giờ hoặc 1 ngày, do phản ứng với nước bọt rệp (chứa chất chống đông và gây tê nhẹ).

– Càng gãi thì vết ngứa càng lan rộng, đỏ rát, dễ trầy xước và nhiễm trùng.

3. Vết cắn lâu lành, tái phát liên tục

– Vết cắn của rệp thường mất 7–10 ngày mới hết hẳn, thậm chí lâu hơn nếu bị gãi mạnh hoặc dị ứng.

– Nếu liên tục có vết cắn mới mỗi sáng, khả năng cao là rệp giường vẫn đang hoạt động quanh khu vực ngủ.

4. Chỉ một vài người trong nhà bị cắn

Trong cùng một căn phòng, có thể chỉ một người bị cắn nhiều, người kia không bị – do rệp ưu tiên người có mùi cơ thể phù hợp, hoặc ngủ gần khu vực ẩn nấp của rệp.

5. Phát hiện dấu vết rệp trên giường

Ngoài vết cắn trên da, bạn có thể thấy các dấu hiệu đi kèm trên giường:

– Chấm đen li ti (phân rệp) trên ga giường, vỏ gối, viền nệm.

– Đốm máu nhỏ – do rệp bị đè khi hút máu hoặc do máu rỉ từ vết cắn.

– Vỏ xác rệp: rệp trưởng thành lột xác nhiều lần, để lại vỏ màu nâu nhạt.

– Mùi hôi nhẹ: nếu số lượng rệp lớn, có thể ngửi thấy mùi hôi ngái khó chịu, như mùi nấm mốc hoặc quả hạnh đắng.

V – So sánh vết cắn của rệp giường với các vết cắn

Đặc điểmRệp giườngMuỗiKiến (kiến lửa)Bọ chétGhẻ
Hình dạng vết cắnNốt đỏ tròn, hơi sưng. Thường xếp thành hàng hoặc cụm 3–5 nốtNốt đỏ nhỏ, rời rạcNốt đỏ, sưng cứng, đôi khi có mủ, rất đauNốt đỏ nhỏ, rất ngứa, có thể đóng vảyMụn nước li ti, rải rác, có đường hầm nhỏ dưới da
Vị trí phổ biếnVùng da hở khi ngủ: cổ, vai, tay, chân, lưngTay, chân, mặt (phơi ra ngoài)Chân, tay, thắt lưng – nơi kiến bò quaCổ chân, kẽ chân, bụng dướiKẽ tay, kẽ chân, bụng, bẹn, mông
Thời điểm xuất hiệnSáng sớm, sau khi ngủ dậyChiều tối hoặc ban đêmSau tiếp xúc bề mặt có kiếnSau tiếp xúc với thú nuôiBan đêm, ngứa dữ dội khi nằm
Mức độ ngứaNgứa vừa đến nhiều, có thể lan rộngNgứa nhẹ, thường tự hếtRát, đau, ngứa dữ dộiNgứa dữ dội, dễ trầy xướcNgứa cực kỳ nhiều, đặc biệt vào đêm
Thời gian tồn tạiVài ngày – 1 tuần, lâu hơn nếu dị ứng1–2 ngày3–5 ngày hoặc lâu hơn nếu nhiễm trùngNhiều ngày, dễ tái phátNhiều tuần nếu không điều trị
Dấu hiệu đi kèmCó thể thấy phân rệp, đốm máu, vỏ xác trên giườngKhông có dấu hiệu khácThấy kiến bò quanh vùng bị cắnCó thú nuôi quanh khu vực cắnCó đường hầm dưới da, mụn nước, vết gãi sâu

 

Con rệp cắn có nguy hiểm không

VI – Rệp giường cắn có nguy hiểm không?

Về cơ bản, rệp giường không truyền bệnh nguy hiểm qua vết cắn, nhưng chúng vẫn có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày, đặc biệt nếu bị cắn nhiều lần hoặc không xử lý dứt điểm.

1. Ảnh hưởng đến da và sức khỏe thể chất

– Ngứa dữ dội: Vết cắn gây ngứa liên tục, đặc biệt là ban đêm, khiến người bị khó ngủ, mệt mỏi kéo dài.

– Phản ứng dị ứng: Một số người (đặc biệt là người có làn da nhạy cảm hoặc cơ địa dị ứng) có thể:

+ Nổi mẩn đỏ toàn thân.

+ Sưng viêm mạnh, ngứa rát không dứt.

+ Phản ứng phản vệ (rất hiếm nhưng có thể xảy ra).

– Nhiễm trùng da thứ phát: Do gãi nhiều, vùng da bị cắn dễ trầy xước, nhiễm vi khuẩn → có thể dẫn đến:

+ Viêm da mủ.

+ Viêm mô tế bào.

+ Mưng mủ, lở loét.

2. Ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống

– Rối loạn giấc ngủ: Cảm giác bị cắn hoặc ngứa khiến người bệnh khó ngủ, thức giấc giữa đêm liên tục.

– Tâm lý căng thẳng, sợ hãi: Lo lắng mỗi khi đi ngủ, ám ảnh việc bị rệp cắn, đặc biệt là trẻ em hoặc người lớn tuổi.

– Giảm hiệu suất làm việc, học tập: Mất ngủ kéo dài gây mệt mỏi, giảm tập trung, dễ cáu gắt.

3. Tái phát liên tục nếu không xử lý triệt để

– Rệp giường sống ẩn, đẻ trứng sâu trong khe hở, rất khó tiêu diệt hết nếu chỉ vệ sinh thông thường.

– Nếu không dùng đúng phương pháp hoặc thuốc diệt, chỉ sau vài tuần, rệp lại sinh sôi và cắn trở lại.

– Một số người bị cắn suốt nhiều tháng mà không biết nguyên nhân, dẫn đến tình trạng stress và trầm cảm nhẹ.

VII – Rệp cắn phải làm gì? Cách xử lý tránh da bị nhiễm trùng

khi bị rệp giường cắn, bạn cần xử lý theo 2 hướng: (1) chăm sóc da để giảm ngứa và tránh nhiễm trùng, và (2) xử lý môi trường để loại bỏ rệp tận gốc. Dưới đây là các bước cần làm khi bị rệp giường cắn, nhằm điều trị vết cắn và xử lý nguồn gốc để ngăn chặn việc cắn tái diễn:

1. Xử lý vết cắn trên da 

1.1. Rửa sạch vùng da bị cắn

Dùng xà phòng dịu nhẹ và nước ấm để rửa sạch, giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

1.2. Giảm ngứa và sưng

– Chườm lạnh lên vùng bị cắn khoảng 10–15 phút để giảm sưng và ngứa.

– Thoa kem giảm ngứa như kem bôi da Yoosun Rau má

Bị rệp cắn phải làm gì

1.3. Sử dụng thuốc kháng histamin (nếu cần)

Nếu ngứa quá mức gây khó chịu, có thể dùng thuốc kháng histamin (như loratadine, cetirizine) theo chỉ dẫn để giảm phản ứng dị ứng.

1.4. Tránh gãi mạnh

Không gãi quá mạnh vì có thể làm tổn thương da, gây nhiễm trùng và để lại sẹo thâm.

2. Xử lý nguồn gốc – Diệt rệp giường

2.1. Kiểm tra và làm sạch giường, nệm, đồ nội thất

– Kiểm tra kỹ các khu vực như mép ga giường, dưới nệm, gầm giường, sofa…

– Nếu phát hiện dấu hiệu rệp (phân rệp, vỏ xác, đốm máu), cần xử lý ngay.

2.2. Hút bụi, giặt chăn, ga, gối và đồ dùng bằng nước nóng (trên 60°C)

– Việc này giúp tiêu diệt rệp và trứng rệp có thể ẩn nấp trên quần áo và chăn gối.

– Hút bụi toàn bộ phòng ngủ, đặc biệt là các khu vực ẩn nấp như khe tủ, góc giường. Sau khi hút, hãy vứt túi bụi ra ngoài ngay để ngăn rệp tái sinh.

2.3. Sử dụng thuốc diệt rệp chuyên dụng

Xịt thuốc diệt rệp (ví dụ như Permethrin hoặc Deltamethrin) vào các vùng dễ bị nhiễm như viền nệm, gầm giường, khung giường…

Lưu ý: Đeo khẩu trang và mở cửa sổ thông gió khi sử dụng, sau đó chờ vài giờ trước khi quay lại phòng.

2.4. Cách ly hành lý (nếu vừa đi du lịch):

Kiểm tra và giặt quần áo, hành lý trước khi mang vào nhà, có thể phơi nắng để tiêu diệt rệp ẩn.

VIII – Thắc mắc thường gặp khi bị rệp cắn 

Bạn có thắc mắc về các vết cắn của rệp giường? Chúng tôi đã tổng hợp một danh sách các câu hỏi phổ biến cùng với câu trả lời giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách xử lý hiệu quả.

1. Vết cắn của rệp giường có nhận ra ngay được không?

Thông thường, vết cắn không xuất hiện ngay mà có thể mất vài giờ đến một ngày mới thấy được. Điều này là do phản ứng dị ứng chậm của da với nước bọt của rệp.

2. Tại sao vết cắn của rệp giường thường xuất hiện theo hàng hoặc cụm?

Rệp giường thường cắn liên tiếp trong quá trình tìm kiếm nguồn máu. Do đó, nhiều vết cắn nhỏ thường xuất hiện gần nhau, tạo thành hàng hoặc cụm, đặc biệt là ở những vùng da hở khi ngủ

3. Bị rệp cắn bao lâu thì khỏi?

Thông thường, vết cắn của rệp giường có thể mất từ vài ngày đến khoảng 1 tuần để khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào:

– Phản ứng dị ứng của cơ thể: Một số người có thể chỉ có phản ứng nhẹ và vết cắn sẽ giảm sưng, ngứa chỉ sau vài ngày. Những người có cơ địa dị ứng có thể cần thời gian lâu hơn để khỏi.

– Mức độ bị cắn: Nếu bị cắn nhiều lần hoặc liên tục, vết cắn có thể lan rộng và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.

– Chăm sóc và điều trị: Việc rửa sạch, giảm ngứa và tránh gãi có thể giúp da phục hồi nhanh hơn. Ngược lại, nếu gãi mạnh gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng thì quá trình chữa lành có thể bị kéo dài.

Nếu vết cắn không khỏi sau 1-2 tuần, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ, nóng xung quanh vùng da bị cắn), bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

vết rệp đốt

4. Vết rệp giường cắn có để lại sẹo không? 

Vết cắn của rệp giường thường không để lại sẹo nếu được chăm sóc đúng cách và không gãi quá mạnh. Tuy nhiên, nếu vùng da bị tổn thương do gãi liên tục hoặc nhiễm trùng, có thể để lại sẹo mờ hoặc vết thâm.

5. Rệp giường cắn có thể gây dị ứng nặng không?

Ở một số người có cơ địa nhạy cảm, vết cắn có thể kích thích phản ứng dị ứng mạnh, dẫn đến nổi mẩn hoặc sưng to. Tuy nhiên, phản ứng dị ứng toàn thân hay sốc phản vệ rất hiếm gặp, nhưng cần được lưu ý và theo dõi kỹ lưỡng.

6. Có nên dùng thuốc bôi mạnh hoặc kháng sinh ngay từ đầu khi bị rệp giường cắn không?

Thông thường, chỉ cần chăm sóc tại nhà với kem chống ngứa và các biện pháp làm dịu da là đủ. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu vết cắn không giảm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ), bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

7. Tại sao vết cắn lại ngứa dữ dội đến vậy?

Rệp giường tiết ra một loại enzyme qua nước bọt khi cắn, gây ra phản ứng dị ứng ở da. Phản ứng này dẫn đến ngứa, sưng và đỏ, với mức độ ngứa thay đổi tùy vào cơ địa của từng người.

Bằng cách thực hiện đều đặn các biện pháp phòng ngừa, bạn sẽ giảm thiểu đáng kể rủi ro bị rệp giường cắn, đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và sức khỏe của gia đình. Điều này không chỉ giúp tránh được những vấn đề sức khỏe do rệp giường cắn gây ra mà còn giúp duy trì một môi trường sống sạch sẽ và yên bình.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. Bed Bugs: Get Them Out and Keep Them Out

https://www.epa.gov/bedbugs

2. Bed Bugs: Clinical Relevance and Control Options

https://journals.asm.org/doi/full/10.1128/cmr.05015-11

3. Bed Bug Infestations in an Urban Environment

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3320350/

4. Bed Bugs

https://www.cdc.gov/dpdx/bedbugs/index.html

banner bộ sản phẩm Yoosun Rau má mới

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

3.8/5 - (6 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.