Con rết cắn có sao không? Dấu hiệu, cách sơ cứu và xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Rết – loài bò sát đa chân với vẻ ngoài gớm ghiếc và nọc độc chết người, luôn là nỗi ám ảnh dai dẳng trong những ngày hè oi ả. Vết cắn của rết không chỉ gây ra đau đớn dữ dội mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em và người già. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về rết cắn, bao gồm đặc điểm nhận biết, dấu hiệu và triệu chứng khi bị rết cắn, cách xử lý ban đầu và phòng ngừa hiệu quả.
I – Con rết là con gì? Hình ảnh
Rết là động vật chân đốt có nọc độc săn mồi, ăn thịt hầu hết các động vật không xương sống khác. Một số loài rết còn có thể tấn công và giết chết các loài động vật có vú nhỏ, động vật lưỡng cư, dơi và rắn.
Cơ thể rết phân đoạn gồm 15 đến gần 200 đoạn với một đôi chân trên mỗi đoạn. Răng nanh của rết là một cặp có chứa các tuyến nọc độc. Rết ưa khí hậu ấm áp và thích hoạt động về đêm. Do đó, bệnh nhân thường bị rết cắn vào các đêm mùa hè.
Rết là động vật săn mồi và chúng sử dụng râu để dò tìm con mồi. Hệ tiêu hóa có dạng một đường ống đơn giản với các tuyến tiêu hóa kết hợp cùng với miệng. Giống như côn trùng, rết hô hấp thông qua hệ thống khí quản với mỗi đốt sẽ có một cặp lỗ thở.
Con rết
Hiện nay có khoảng 8.000 loại rết có lông được biết đến trên thế giới, trong đó có 3000 đã được mô tả.
Quá trình sinh sản của rết không cần đến hoạt động giao phối. Con đực chỉ đơn giản tạo nên một bao tinh cho con cái đến tự lấy. Ở các khu vực ôn đới, thời gian sinh sản của rết thường diễn ra vào mùa xuân, mùa hè. Còn ở các khu vực cận nhiệt đới và ôn đới dường như loài rết không có chu kỳ sinh sản theo mùa.
Mỗi lứa rết đẻ khoảng 15 đến 60 trứng trong một cái tổ ở một thân cây mục hoặc đất mụn. Sau khi đẻ, rết cái ở lại bên cạnh tổ, canh chừng trứng và liếm sạch trứng nhằm bảo vệ chúng không bị nhiễm nấm. Sau khi trứng đã nở chúng lại tiếp tục ở lại canh chừng cho tới khi rết con có thể tự lập được.
II – Nguyên nhân bị rết cắn
Rết là loại vật hung dữ và dễ tấn công nếu như chúng ta vô tình chạm phải. Con người bị rết cắn có thể do một số nguyên nhân sau đây:
1. Xâm nhập khu vực sinh sống của rết
Rết thường trú ẩn trong những nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh, thoát nước bồn rửa, góc cạnh tường hoặc những nơi bị ẩm lâu ngày, các hốc gạch. Nếu như bạn xâm nhập vào khu vực sinh sống của rết, chúng có thể cắn lại vì rết cảm thấy bị đe dọa.
2. Gây tổn thương hoặc kích thích đến rết
Nếu bạn cố tình hoặc không may chạm vào hay làm tổn thương một con rết, chúng có thể phản ứng bằng cách cắn để tự vệ. Có không ít người bị con rết cắn do nguyên nhân này.
3. Nhầm lẫn với thức ăn
Cũng có một số trường hợp, rết có thể nhầm lẫn người với thức ăn. Đặc biệt là khi có mùi hương thức ăn bám trên da hoặc quần áo.
Rết chỉ cắn người khi cảm thấy bị đe dọa hoặc bị tấn công.
4. Tình trạng môi trường
Đôi khi, tình trạng môi trường thời tiết nóng ẩm hay lũ lụt cũng có thể khiến cho rết cần tìm nơi trú ở mới. Nếu không gian sống của bạn có một số đặc điểm như ẩm thấp thì chúng có thể lựa chọn sinh sống, từ đó tăng nguy cơ bị rết cắn.
III – Dấu hiệu bị rết cắn
Khi rết cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ chuyển qua qua người bằng các đầu nhọn của chân châm gần phần đầu nhất. Vết rết cắn sẽ trông như hai vết đỏ tạo thành hình chữ V trên da bởi những vị trí của các đốt của con rết.
Khi bị rết cắn, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu tại chỗ và triệu chứng toàn thân trong vòng vài phút hoặc vài giờ.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bị rết nhỏ cắn:
1. Những dấu rết cắn thường gặp
Khi bạn bị rết cắn có thể gặp phải một số dấu hiệu sau đây:
– Sau khi bị rết cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy rất đau, khi vừa cắn xong thường là cảm giác đau nhói sau đó là đau nóng do sưng, đỏ tại vị trí vết cắn và xung quanh vết cắn. Đây là triệu chứng bị rết cắn thường gặp.
– Một dấu hiệu của rết cắn khác đó là tại vị trí bị cắn có thể chảy máu. Tuy nhiên, lượng máu chảy ra thường không nhiều.
– Người bị cắn cũng có thể cảm nhận được cảm giác tê ngứa, đau nhức hoặc nóng rát.
Vết rết cắn ở chân
– Tại vị trí vết cắn, có thể nhiễm trùng cục bộ thậm chí là hoại tử. Đây là dấu hiệu bị rết cắn bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và được can thiệp kịp thời.
– Một số trường hợp bị rết cắn có thể sưng hạch bạch huyết tại gần vị trí cắn.
( >> Xem thêm hình ảnh bị nhện cắn TẠI ĐÂY )
2. Dấu hiệu vết cắn của rết ở mức độ nặng
Khi bị rết cắn ngứa ở mức độ trung bình cho đến nặng, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân. Điển hình là sốc phản vệ chỉ sau khi bị rết cắn vài phút. Sốc phản vệ trong trường hợp này cũng được phân thành nhiều cấp độ như:
– Cấp độ I: Người bệnh sẽ bị mẩn ngứa, nổi mề đay, phù mạch.
– Cấp độ II: Ở cấp độ này, ngoài những triệu chứng như ngứa ran, nổi mề đay và phù mạch người bệnh còn gặp phải một số dấu hiệu hác như: Thở rít, khó thở, tức ngực… Nếu như kiểm tra huyết áp chưa thấy sự thay đổi bất thường nào, không có dấu hiệu rối loạn ý thức. Tuy nhiên, nạn nhân nôn nhiều kèm theo hiện tượng đau quặn bụng.
– Cấp độ III: Ở cấp độ nặng này, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái rối loạn ý thức. Cơ quan hô hấp xuất hiện tình trạng thở rít thanh quản, khàn tiếng hoặc rối loạn nhịp tim. Khi nạn nhân thấy thở mạnh sẽ thấy những tiếng khò khè, thở nhanh. Một số trường hợp người bệnh còn bị tím tái, da nhợt nhạt, lạnh toàn thân. Người bệnh sẽ bắt đầu hạ huyết áp, rối loạn cơ tròn, có nhiều hiện hôn mê.
Vết cắn sưng đỏ, đau nhói.
Ngoài dấu hiệu sốc phản vệ, khi chất độc của rết tấn công hệ thần kinh, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh. Mở mức độ nặng là hoảng sợ, mất ý thức, rối loạn ý thức, hưng cảm.
Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng nêu tên cần liên hệ ngay với dịch vụ ứng cứu khẩn cấp hoặc nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ cấp cứu, điều trị kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
IV – Bị rết cắn có sao không? Có nguy hiểm không?
Vậy người bị rết đốt có sao không? Tùy thuộc vào kích thước của con rết và số lần bị rết cắn mà mức độ ngộ độc và nguy hiểm sẽ khác nhau. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
1. Rết nhỏ cắn có sao không?
Đối với rết có kích thước nhỏ khi cắn thường chỉ gây dị ứng da, sau đó có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
2. Rết lớn cắn có sao không?
→ Theo các bác sĩ, nếu người bị rết đốt có biểu hiện như:
Vết cắn sưng đỏ, đau nhức dữ dội, phù, nổi hạch, ngứa; mệt mỏi, buồn nôn, sốt, đau nhức toàn thân, tê liệt cơ thể, mất cảm giác, đau họng và thở gấp mà không được đưa đến bệnh viện ngay, chất độc sẽ nhanh chóng đi vào cơ thể gây co giật, thậm chí là hôn mê sâu.
Rết cắn có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Tuy nhiên, nọc độc của rết chỉ có thể làm tê liệt hệ thần kinh đối với những loài côn trùng nhỏ, không đủ mạnh để gây chết người.
Hơn nữa, phần lớn các vết thương do rết cắn là lành tính, thường tự khỏi và hiếm khi để lại di chứng. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng khi đã được các bác sĩ chăm sóc và điều trị.
V – Bị rết cắn phải làm sao? Bị rết cắn cách chữa khỏi đau
Rết cắn khiến cho nạn nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu. Tất cả các loài rết đều sử dụng nọc độc để giết chết con mồi nhưng vết cắn của rết rất hiếm khi gây biến chứng về sức khỏe con người. Vì vậy, vết rết cắn thường không gây nghiêm trọng hoặc không ảnh hưởng tới tính mạng của người bị cắn.
Tuy nhiên, cũng có một vài loài rết có thể tạo nên nhiều độc tố bao gồm các chất như histamin, serotonin và độc tố S gây suy tim. Mặc dù rất hiếm khi có vết cắn của rết có tác dụng toàn thân, nhưng chất độc này có thể gây nên những phản ứng nghiêm trọng
Do đó, khi bị rết cắn bạn hãy thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
1. Sơ cứu khi bị rết cắn
Không có thuốc giải đặc hiệu cho điều trị nọc độc của rết. Vì vậy, khi người bệnh xuất hiện những dấu hiệu phản vệ cần nhanh chóng xử lý theo phác đồ phản vệ.
Sơ cứu đúng cách khi bị rết cắn.
Sau khi bị rết cắn, người bệnh cần được sơ cứu như sau:
Người bệnh cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn, nước muối, cồn sát khuẩn hay bất cứ loại nước sát khuẩn nào bạn có để sát khuẩn tại chỗ nhằm phòng ngừa nhiễm trùng.
Không được đắp lá hoặc bôi dầu hỏa, bôi rượu thuốc… lên vết thương.
Dùng đá lạnh bọc vào một chiếc khăn mềm để chườm lên vết căn để giảm sưng, giảm đau, giảm phù nề. Đồng thời, làm chậm quá trình chất độc theo dòng máu tấn công lên hệ thần kinh.
Nếu người bị rết cắn đau nhiều, có thể sử dụng Lidocain để gây tê cục bộ tại vị trí vết cắn.
!Lưu ý: Sau khi sơ cứu xong, nếu chỗ bị rết cắn có các dấu hiệu như ngứa, nổi mề đay toàn thân, phù mí mắt, thở rít, khó thở… cần nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế để xin thuốc chống phản vệ.
Trong trường hợp nặng hơn, khi bạn đã suy hô hấp, tuần hoàn máu kém, khó thở, lơ mơ, mất ý thức phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Sau khi đã sơ cứu xong, tùy thuộc vào mức độ mà người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn một số cách sau:
2. Mẹo chữa rết cắn trong dân gian
Rết cắn thì phải làm sao? Khi bị con rết cắn, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu bị rết nhỏ cắn và không chứa chất độc, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa rết cắn trong dân gian dưới đây:
– Thoa một ít dầu gió vào vết rết cắn, sau vài tiếng vết thương sẽ khỏi.
– Nếu bạn không biết bị rết cắn bôi gì tốt thì hãy giã nát vài nhánh tỏi rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị rết cắn. Cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
– Giã nát hạt cây hoa mào gà rồi hòa với nước lọc. Chắt lấy nước cốt để uống, còn phần bã để đắp vào vết rết đốt. Nếu không may bị bị rết cắn sưng và ngứa thì bạn đừng quên sử dụng hoa mào gà nhé.
– Cho mướp đắng và giấm ăn vào xay nhuyễn. Vệ sinh vết rết cắn sạch sẽ rồi đắp lên.
Lá ớt trị rết cắn hiệu quả
– Lá ớt đem giã nhỏ rồi đắp vào chỗ rết cắn. Mỗi ngày đắp 1 lần cho tới khi khỏi hẳn. Nến bạn đang không biết bị rết cắn thì làm thế nào thì đừng bỏ qua mẹo dân gian chữa rết cắn bằng lá ớt nhé.
!Lưu ý: Nếu áp dụng cách mẹo chữa rết cắn dân gian trong 2-3 ngày mà thấy vết rết cắn không thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời vì rất có thể bạn đã bị nhiễm độc rết.
(>> Xem thêm: Cách xử lý kiến ba khoang đốt)
3. Cách trị khi bị rết cắn khi mang thai
Các mẹ bị rết cắn khi mang thai tuyệt đối không được chủ quan. Nếu bị rết nhỏ cắn, các mẹ có thể áp dụng cách xử lý như chúng tôi chia sẻ ở trên.
Nhưng nếu bị rết to cắn, các mẹ nên đến ngay có sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
4. Rết cắn bôi gì? Xử lý khi bị rết cắn
Bị rết cắn thì bôi gì tốt? Con rết cắn bôi thuốc gì?? Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi trị rết cắn ngứa nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm thuốc bôi trị dấu rắn cắn khi có sự chỉ định của bác sĩ.
5. Cách chữa rết cắn của người Dao
Để xử lý vết cắn của rết, người Dao thường sử dụng 1 trong 2 cách sau:
– Dùng nước dãi gà: Nước dãi gà có thể vô hiệu hóa được nọc độc của rết. Chính vì vậy, khi bị rết cắn người Dao thường sử dụng nước dãi gà thoa lên vị trí bị cắn.
– Sử dụng chất nhờn của con ốc: Tương tự, phần nhớt của ốc cũng có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của con rết nên có thể sử dụng để thoa lên vết rết cắn.
Người Dao thường dùng nước dãi gà để chữa vết rết cắn.
!Lưu ý: Trường hợp phải đi gặp bác sĩ
Các dấu hiệu bị rết cắn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời:
– Nhiễm trùng cục bộ, hoại tử.
– Sưng hạch bạch huyết.
– Mày đay, ngứa, phù mạch.
– Khó thở, tức ngực, thở rít, khàn tiếng.
– Đau bụng quặn, nôn.
– Tím tái, rối loạn nhịp
– Da nhợt, lạnh, ẩm, huyết áp hạ.
– Hôn mê.
– Cảm giác mất ý thức.
6. Dùng kem bôi da Yoosun Rau má
Ngoài những cách trị vết rết cắn nêu trên bạn có thể kết hợp sử dụng thêm kem Yoosun Rau má để làm dịu vết đỏ, mẩn ngứa mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Kem bôi da Yoosun Rau má có bảng thành phần an toàn, lành tính nên được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Thoa kem Yoosun rau má giúp làm dịu vết mẩn ngứa.
Thành phần chính của kem rau má là chiết xuất rau má, vitamin E, D-panthenol, Hoạt chất Chlorhexidine… giúp: Ngăn ngừa tác nhân rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da, vết côn trùng cắn. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng kích thích lên da non làm nhanh liền các vết thương, tránh để lại sẹo.
Cách sử dụng kem Yoosun Rau má rất đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rết cắn. Sau đó, lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên có thể kết hợp massage nhẹ nhàng và không cần rửa lại với nước.
VI – Cách phòng tránh bị rết cắn
Để ngăn chặn sự trú ngụ và gây hại của rết nhỏ trong ngôi nhà của bạn, hãy tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
1. Sử dụng các loại tinh dầu đuổi rết khỏi nhà
Rết sống trong nhà luôn là mối đe dọa trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Chúng thường xuất hiện ẩn náu trong nhà và có thể tấn công chúng ta bất cứ khi nào. Vì vậy, để phòng rết cắn cắn bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu.
Dùng tinh dầu đuổi rết ra khỏi nhà.
Bạn mua một chai tinh dầu chanh hoặc sả ớt hòa cùng với một chút nước và đổ vào bình xịt. Xịt hỗn hợp này đều trên nền nhà và tường. Đặc biệt, nên tập trung xịt vào những nơi có độ ẩm cao như giường, gầm tủ, nhà bếp, nhà vệ sinh,…
Mùi tinh dầu chanh, sả ớt sẽ làm cho rết sợ và thường khiến chúng rời khỏi nhà bạn nhanh chóng. Nếu như xịt trúng rết chúng có thể chết sau khoảng 10 phút.
2. Tạo rào cản quanh nhà
Thêm một cách phòng bị rết cắn đó chính là trồng cây cỏ xạ hương, bạc hà hoặc húng quế, oải hương trong nhà. Những loại cây chứa tinh dầu này mà loài rết thường sợ.
Cách này không chỉ mang lại hiệu quả mà còn an toàn không đòi hỏi quá nhiều thời gian, công sức. Loài rết thường tránh xa những loại cây có tinh dầu này và đây là một trong những cách đuổi rết mà người dân đã áp dụng từ lâu. Bạn hãy thử cách này để đuổi rết ra khỏi căn nhà của bạn.
3. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
Để ngăn chặn sự trú ngụ của rết trong nhà bạn hãy dọn dẹp nhà cửa, lau chùi và vệ sinh các khu vực ẩm ướt thường xuyên. Điều này giúp loại bỏ môi trường lý tưởng cho rết.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra kỹ các lỗ nhỏ hay vết mục bên trong giấy dán tường. Nếu như phát hiện lỗ hoặc vết mục hãy lấp đầy hay có thể thay thế chúng.
Nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và thoáng mát để tránh rết làm tổ.
Không nên để trẻ chơi đùa tại những khu vực ẩm thấp, nhiều đồ đạc, gạch mục, ngói cũ… dễ bị cắn… Đặc biệt cần tổng vệ sinh khu vực xung quanh cũng như lấp kín cống rãnh để ngăn chặn rết.
4. Phun thuốc diệt côn trùng
Nguồn thức ăn chính của những con rết đó chính là gián, nhện, mối… Để hạn chế sự phát triển của chúng, bạn nên ngăn chặn nguồn thức ăn này.
Do đó, bạn có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng phun xung quanh nhà. Khi rết không kiếm được thức ăn tại đây sẽ tự bỏ đi tìm nguồn lương thực mới. Hy vọng với những thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xử lý khi bị rết cắn. Nếu vẫn còn thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết
Tham khảo thêm:
- Khi bị bọ cạp cắn phải làm sao? 4 Mẹo chữa bọ cạp cắn ngay tại nhà
- Bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì? Nguyên nhân và cách xử lý vết muỗi cắn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!