Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 19/04/2024

Bị bọ bạp bắn phải làm sao? Cách sơ cứu và xử lý đúng

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bọ cạp là loài động vật nguy hiểm với nọc độc có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con người. Khi bị bọ cạp cắn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc trang bị kiến thức về bọ cạp cắn và cách sơ cứu kịp thời là vô cùng quan trọng.

I – Bọ cạp là con gì?

Bọ cạp là loài chân đốt ăn thịt, có 8 chân và có ngòi độc ở đuôi. Ước tính hiện có khoảng 1500 loài bọ cạp, phân bố ở khắp nơi trên thế giới, nhưng phổ biến là ở các vùng sa mạc.

Khi bị bọ cạp cắn phải làm saoBọ cạp thuộc lớp nhện, sống nhiều ở các vùng sa mạc, có ngòi độc ở đuôi

Các loài bọ cạp khác nhau sẽ có nọc độc khác nhau. Các loài bọ cạp nguy hiểm nhất là Centruroides exilicauda, Androctonus australis, Centruroides spp, Leiurus quinquestriatus và Tityus spp. Các loài bọ cạp nguy hiểm chết người tập trung chủ yếu ở châu Phi, Bắc Mỹ, Trung Đông và Ấn Độ.

1. Đặc điểm sinh học

Bọ cạp có một số đặc điểm sinh học như sau:

1.1. Cấu tạo cơ thể

Bọ cạp có cấu trúc cơ thể được phân chia thành 3 phần chính đó là: Đầu, ngực và bụng. Mỗi phần sẽ có một vai trò riêng trong việc hoạt động của bọ cạp:

– Đầu: Đầu của bọ cạp chứa các bộ phận quan trọng như hai cặp râu cảm giác, đôi mắt phức hợp và chiếc hàm nghiến. Râu của bọ cạp có tác dụng giúp chúng phát hiện môi trường xung quanh, tìm kiếm thức ăn. Đôi mắt giúp chúng nhìn rõ hơn trong bóng tối và phản ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài. Chiếc hàm, có thể cắn mạnh và phát ra độc tố để bảo vệ bản thân.

– Ngực: Ngực của bọ cạp gồm có 6 chân và các cặp móng vuốt. Chân giúp bọ cạp di chuyển nhanh hơn. Móng vuốt là công cụ quan trọng giúp chúng cắt, bám và tấn công con mồi.

– Bụng: Bụng của bọ cạp có một số đặc điểm đáng chú ý như: Có các múi cơ phục vụ cho việc di chuyển và các chiếc vòi hút để hít thở. Bụng cũng chứa các loại lỗ thông hơi để bọ cạp có thể thở dưới nước. Ngoài ra, một số loài bọ cạp có đuôi dài chứa nọc độc để sử dụng tự bảo vệ hoặc tấn công.

1.2. Hình dạng

Bọ cạp có cơ thể hình oval hoặc dạng hình tam giác khi nhìn từ trên xuống. Cơ thể của chúng sẽ được phân chia thành 2 phần đó là thùy vào đuôi, được nối lại với nhau bằng một khớp linh hoạt.

1.3. Kích thước

Kích thước của bọ cạp có thể đa dạng từ nhỏ như hạt cà phê cho đến lớn như bàn tay người. Những loại bọ cạp có kích thước nhỏ thường dài từ vài mm cho đến vài cm. Trong khi đó, có những loài lớn hơn có thể đạt đến vài chục cm.

1.4. Màu sắc

Bọ cạp có màu sắc đa dạng từ màu đen, nâu, xám, đến vàng, cam, đỏ. Màu sắc này sẽ phụ thuộc vào môi trường sống cũng như khả năng lẩn trốn khỏi mắt săn mồi.

1.5. Môi trường sống

Bọ cạp thường sống ở môi trường khô hạn, dưới đất, đá và trong hang động. Có một số loài sống ở sa mạc, rừng nhiệt đới, đồng cỏ khô, đáy biển và vùng núi. Ngoài ra, cũng có một số loại sống ở khu vực tối tắm, ẩm ướt như hang động, dưới các tảng đá.

1.6. Phân loại

Phân loại học và quá trình phân loại và nhóm hóa các loài sống dựa vào đặc điểm chung. Trên thế giới hiện nay có khoảng 2000 loài bọ cạp được phân loại và chia thành nhiều nhóm dựa vào các đặc điểm cụ thể. Dưới đây là một số nhóm bọ cạp phổ biến:

Bọ cạp đuôi kép: Đây là nhóm bọ cạp có một đôi càng có chức năng như móc để bắt mồi và tự phòng thủ. Đôi càng này có thể gập lại dưới cơ hoặc kéo ra nhằm tấn công. Bọ cạp đuôi kép thường có kích thước lớn và thường sinh sống tại các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Bọ cạp đuôi xòe: Nhóm này có đuôi xòe rộng, giúp chúng cảm nhận được môi trường xung quanh tốt hơn và di chuyển dễ dàng. Chúng thường sống ở những nơi có nước ngọt như sông, hồ, ao, bãi đá.

Bọ cạp đuôi nhọn: Nhóm bọ cạp này có phần đuôi dài, thường được sử dụng với mục đích phòng thủ. Đuôi nhọn có thẻ cắm vào mục tiêu và gây nên những thương hoặc phản ứng độc hại. Loài này thường tìm thấy ở những môi trường khô cằn và thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

2. Nọc độc của bọ cạp

Nọc độc của bọ cạp đa số vô hại với con người. Tuy nhiên, chúng có thể gây nên nhiều phản ứng như: Sưng nề, đau, tế cứng hoặc hoại tử tế bào.

Bị bò cạp chíchMột số loài bọ cạp chứa nọc độc mạnh.

2.1.Thành phần nọc độc

Tất cả các loại bọ cạp cảm đều chứa độc tố thần kinh là chlorotoxin có thể gây tê liệt khi bị chích. Thời gian bị liệt sẽ phụ thuộc vào liều lượng ochratoxin được tiêm vào cơ thể.

Ngoài ra, trong nọc độc của bọ cạp còn chứa một lượng nhỏ kali, protein, natri.

Một số loài bọ cạp sẽ có nọc độc khác nhau như:

– Loại Hemiscorpius lepturus có chứa nọc độc gây hoại tử tế bào.

– Loài C exilicauda có nọc độc chứa nhiều enzyme tiêu hóa cùng một số độc tố thần kinh.

– Loài Buthus, Androctonus, Tityus Leiurus có chứa nọc độc gây phù phổi, trụy tim mạch, rối loạn đông máu, viêm tụy… thậm chí là tử vong.

2.2. Cơ chế hoạt động

Nọc độc của hầu hết các loài bọ cạp thường nằm ở đốt cuối cùng trên thân bọ cạp. Đốt này có một túi chứa, một cặp tuyến độc và mũi tiêm nọc độc vào con mồi.

Về liều nọc độc, mỗi lần bọ cạp châm có thể đưa toàn bộ nọc độc từ 0.1 đến 0.6mg vào cơ thể nạn nhân hoặc không có chút nọc độc nào.

Bọ cạp có 2 loại nọc: Loại nhẹ chỉ khiến cho đối phương bị choáng váng và loại mạnh để giết chết kẻ thù. Bọ cạp có thể mất đi khá nhiều năng lượng cho loại độc này đến nỗi nó phải mất vài ngày mới có thể phục hồi sau khi dùng hết số độc có sẵn.

II – Nguyên nhân bị bò cạp cắn

Bọ cạp thường không chủ động tấn công con người. Do đó, khi bạn bị bọ cạp cắn có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

Bọ cạp cắn phải làm saoBọ cạp chỉ cắn người khi cảm thấy bị đe dọa.

– Tự vệ: Bọ cạp thường cảm thấy bị đe dọa khi bị chạm hoặc quấy rầu. Phản ứng tự nhiên của chúng là cắn để tự vệ. Điều này đặc biệt đúng khi chúng cảm thấy bị nghi ngờ hoặc xâm nhập vào nơi chúng gọi là lãnh thổ.

– Tình cờ tiếp xúc: Sự tiếp xúc vô tình với bọ cạp trong môi trường tự nhiên là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến con người bị cắn. Điều này xảy ra khi chúng ta không nhận ra sự hiện diện của chúng trong cỏ rậm, gỗ thậm chí là trong nhà.

III – Dấu hiệu bị bọ cạp chích là như thế nào?

Thông thường, vết cắn của bọ cạp chỉ gây đau đớn, hiếm khi gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, cần nhận biết sớm để kịp thời sơ cứu và áp dụng một số biện pháp điều trị để tránh cho các dấu hiệu biến chứng nguy hiểm.

Bạn có thể nhận biết bọ cạp cắn qua một số dấu hiệu sau đây:

1. Triệu chứng bọ cạp cắn thông thường

Tùy vào độ độc của mỗi loài bọ cạp mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Những loài ít độc thường chỉ gây nên những dấu hiệu tại chỗ như những loại côn trùng khác. Trong khi đó, những loài độc hơn có thể gây ra một số triệu chứng toàn thân.

Bị bọ cạp cắn có sao khôngBọ cạp cắn gây sưng nhẹ ở xung quanh vết cắn

Bị bọ cạp cắn có nguy hiểm khôngVết bọ cạp cắn sưng đỏ.

Thời gian để xuất hiện triệu chứng toàn thân khoảng 5 phút đến 4 giờ sau khi cắn.

Khi bị bọ cạp cắn bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng thông thường như:

– Cảm giác đau hoặc bỏng rát tại chỗ bị cắn.

– Ngứa ngáy và tê xung quanh chỗ đốt.

– Sưng, đỏ vùng đốt.

2. Dấu hiệu bọ cạp đốt ở mức độ nặng

Đối với một số trường hợp bị bọ cạp cắn có nọc độc cao có thể gặp phải một số triệu chứng như:

– Nhịp tim nhanh hoặc đập không đều, thường xuất hiện đầu tiên.

– Huyết áp không ổn định có thể bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.

– Khó thở, ngưng thỏ, sốt hoặc mất phản xạ bảo vệ đường thở như ho.

– Co giật.

– Chuyển động bất thường ở vùng đầu, cổ và mắt.

– Chảy mồ hôi.

– Buồn nôn, nôn mửa.

– Cảm giác bồn chồn và kích động.

Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu tương tự như người lớn nhưng thường nặng và kéo dài hơn. Một số trẻ nhỏ còn có biểu hiện khóc nhiều, khó dỗ, co giật chân tay không kiểm soát.

Cách trị bọ cạp đốtTrẻ em bị bọ cạp cắn thường bồn chồn, khó chịu và quấy khóc

IV – Bị bọ cạp cắn có sao không? Có nguy hiểm không?

Bị bọ cạp cắn có sao không? Bọ cạp cắn có nguy hiểm không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu khi không may bị bọ cạp cắn.

Khi bị bọ cạp cắn, vết thương sẽ có triệu chứng sưng và đau nhẹ, hiếm khi gây chết người. Chỉ có khoảng 30 trong số 1500 loài bò cạp có nọc độc có thể gây tử vong, sống chủ yếu là Trung Đông, châu Mỹ và châu Phi.

Đối tượng bị con bọ cạp cắn có nguy cơ gặp nguy hiểm cao nhất là trẻ em dưới 10 tuổi. Ước tính, mỗi năm có khoảng 2.000 người thiệt mạng, phải cấp cứu hoặc nhập viện vì bị bọ cạp tấn công.

Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có 2 loài bọ cạp chính là bọ cạp nâu và bọ cạp đen. Hai loài bọ cạp này có độ tín không cao, vết cắn chỉ gây nóng, sưng, đỏ và đau nhức trong khoảng 12 giờ nhưng không gây chết người.

Một số người chỉ cảm thấy hơi ngứa rát, nhưng một số người lại có thể bị chảy nước mũi, nước mắt, đổ mồ hôi, chóng mặt, cứng chân tay, buồn nôn. Nặng hơn, nạn nhân bị bọ cạp cắn có thể bị rối loạn nhịp tim hoặc co giật toàn thân.

Bị bọ cạp cắn làm sao cho hết đauChỉ có khoảng 30 trong số 1500 loài bò cạp có nọc độc có thể gây tử vong

(→ Xem thêm: Bị nhện cắn có sao không? Dấu hiệu và cách xử lý khi bị con nhện cắn)

Do đó, khi bị bọ cạp đốt hoặc cắn phải tiến hành xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với trẻ nhỏ, người bị suy giảm hệ miễn dịch và người cao tuổi.

V – Bị bọ cạp cắn phải làm sao cho hết đau? Cách xử lý

Phần lớn, các trường hợp bọ cạp đốt không cần điều trị đặc biệt mà chỉ cần xử lý ban đầu và theo dõi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già có thể phải nhập viện.

1. Sơ cứu khi bị bọ cạp cắn

Mẹo chữa bọ cạp cắnTiến hành sơ cứu đúng cách ngay sau khi bị bọ cạp cắn

Khi bị bọ cạp cắn bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Bước 1: Trước tiên, bạn cần sử dụng cụ sơ cứu vết thương càng sớm càng tốt. Bởi nếu như để sau quá 6 giờ, nguy cơ bị nhiễm khuẩn tương đối cao, đặc biệt đối với người già và người có hệ miễn dịch suy giảm.

– Bước 2: Bạn cần làm sạch vết thương, sát trùng vết cắn bằng cồn 70 độ hoặc Povidine 10%. Bạn tuyệt ddoois không được chích hoặc rạch ở chỗ bị bọ cạp cắn.

– Bước 3: Sau khi đã sơ cứu xong bạn có thể dùng đá để chườm hoặc đặt túi nước đá lên vết cắn trong khoảng 20 phút. Việc làm này sẽ giúp giảm tình trạng lây lan của nọc độc.

– Bước 4: Sau đó, bạn hãy nghỉ ngơi trong vòng 10 phút và chườm mát nếu như thấy khó chịu

( >> Xem thêm cách xử lý khi bị bọ chét cắn TẠI ĐÂY)

2. Đưa đến cơ sở y tế

Như đã nói trên, bọ cạp ở Việt Nam thường không độc, do đó với một người khỏe mạnh việc sơ cứu như trên là đủ. Tuy nhiên, có một số trường hợp như trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc các triệu chứng ở mức độ nặng lên, xuất hiện triệu chứng toàn thân thì việc đến cơ sở y tế là điều hoàn toàn cần thiết.

Đưa người bệnh tới cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng toàn thân.

Tại cơ sở y tế, tùy vào tình trạng vết cắn và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau như:

– Bác sĩ có thể sử dụng thuốc chữa rắn cắn (antivenin) cho những vết thương nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Đồng thời kết hợp thêm một số loại thuốc khác để giảm đau cơ bắp.

– Các loại thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol,… và thuốc kháng sinh histamin H1 làm dịu như diphenhydramin, phenergan, clorpheniramin,…

– Một số trường hợp người bệnh cần phải sử dụng corticosteroid, dapson nhằm cải thiện tình trạng tổn thương da.

VI – Cách phòng tránh bọ cạp cắn

Thay vì tìm cách trị bọ cạp cắn và cách làm giảm đau khi bị bọ cạp chích, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bọ cạp cắn. Loài động vật này thường có xu hướng ẩn nấp và tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nếu bạn đang sinh sống khu vực có bọ cạp, để tránh bị bọ cạp chích, cần chú ý một số điều sau:

1. Giữ nhà cửa, không gian sống được sạch sẽ

Tuy bọ cạp không thường chủ động tấn công con người, tuy nhiên chúng ta cần thận trọng khi vô tình chạm phải loài có nọc độc này. Vì vậy, bạn hãy giữ cho nhà cửa, không gian sống của mình luôn sạch sẽ, thoáng đãng, để bọ cạp không có điều kiện thuận lợi trú ngụ.

Cách xử lý khi bị bọ cạp cắnGiữ sạch nhà cửa.

– Nhà cửa nên dọn dẹp thường xuyên, hút bụi, kiểm tra các vết nứt, khe nứt trên cửa chính, cửa sổ. Để tránh cho bọ cạp hoặc các loại côn trùng khác gây hại có thể vào trong nhà.

– Bạn nên di chuyển thùng rác hoặc các tấm bảng cũ không dùng đến hoặc dọn dẹp sạch sẽ. Để chúng cách xa nơi sinh sống, bởi đây thường là những nơi trú ngụ lý tưởng của bọ cạp.

– Không nên dự trữ củi trong nhà, vì sẽ tạo thành nơi cư trú gây hại.

– Cắt gọn cỏ xung quanh ở nơi ở. Những cành cây nhô ra ở trên mái nhà nên được cắt bỏ để tránh tạo đường cho bọ cạp đi vào nhà ở.

2. Kiểm tra đồ dùng cá nhân kỹ lưỡng trước khi dùng

Đây cũng là cách giúp bạn tránh bị bọ cạp cắn. Mỗi khi đi đường bộ, đi cắm trại hay đơn giản là dọn dẹp nhà cửa nên mặc đồ dài tay.

Ngoài ra, nên kiểm tra quần áo, giày trước khi đi. Kiểm tra gối, giường, các gói hành lý cẩn thận trước khi dùng. Bởi bọ cạp có thể lẩn trốn trong đồ dùng này khi bạn không biết vô tình chạm phải có thể khiến chúng tấn công.

3. Sử dụng thuốc xịt hoặc bôi chống côn trùng

Trong một vài trường hợp cần thiết như đi du lịch bạn có thể trang bị thêm cho mình một loại thuốc xịt hoặc bôi chống côn trùng để phòng ngừa bị chúng tấn công cơ thể. Khi thấy bọ cạp xuất hiện ở khu vực sinh sống bạn hãy sử dụng thuốc xịt côn trùng để xua đuổi chúng. Tránh dùng tay hoặc chân giẫm đạp, bởi hành động này có thể khiến bọ cạp tấn công cắn ngược trở lại.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn triệu chứng khi bị bọ cạp cắn, cách sơ cứu an toàn và điều trị khi không may bị bọ cạp đốt.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

3.7/5 - (11 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục