Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 12/10/2023

Bị ong tò vò đốt có độc không? Cách xử lý khi bị tò vò cắn

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Tò vò là loại côn trùng quen thuộc ở nước ta. Chúng giúp tiêu diệt các loại côn trùng gây hại cho hoa màu. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hại cho con người. Ví dụ, bị tò vò đốt rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

I – Tò vò là con gì?

Tò vò không phải là ong hoặc kiến mặc dù chúng là côn trùng thuộc bộ Hymenoptera và phân bộ Apocrita.

Các loại côn trùng gây hại cho hoa màu đều sẽ có một loại tò vò ăn nó hoặc sống ký sinh trong nó.

Đặc điểm sinh sản của tò vò rất đặc biệt. Đa phần chúng dùng ống đẻ trứng để đặt trứng vào cơ thể côn trùng mồi.

Bị tò vò cắn có sao khôngHình ảnh con tò vò.

Khi tò vò con nở ra, côn trùng mồi sẽ là thức ăn để tò vò con sinh trưởng.

Tò vò có hình dạng dễ bị nhầm lẫn với con ong. Chúng thường làm tổ ở những nơi yên tĩnh.

Ở nước ta, tò vò xuất hiện ở nhiều địa phương nên rất quen thuộc với người dân.

II – Nguyên nhân bị tò vò đốt

Không phải ngẫu nhiên mà tò vò đốt người. Con tò vò đốt người chủ yếu là do chúng nghĩ mình bị tấn công hoặc phá hại tổ.

Vì thế, dễ hiểu vì sao khi con người đến gần hoặc chọc phá tổ tò vò sẽ bị đốt.

III – Ong tò vò đốt có độc không?

Tò vò cắn có đáng sợ không? Bị tò vò đốt là một trong những tai nạn cần được cấp cứu ngay.

Để lâu có thể dẫn đến nhiễm độc nặng và cần rất nhiều thời gian để điều trị.

Thậm chí, khi nọc độc của tò vò tích tụ quá nhiều trong cơ thể còn dẫn đến suy đa tạng, đe dọa tính mạng của con người.

Ngoài nhiễm độc, khi bị tò vò đốt người bệnh còn bị sốt. Mức độ sốt phụ thuộc vào một số yếu tố như loại tò vò đốt, vị trí bị đốt, số lượng nốt tò vò đốt…

Bị ong tò vò đốt có độc khôngCon tò vò đốt có sao không?

Số lượng nốt đốt càng nhiều ở các vị trí như đầu, mặt, cổ… thì mức độ nguy hiểm càng lớn.

Dù bị đốt một – hai nốt nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Cần theo dõi sát sao các triệu chứng hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu sớm.

IV – Cách xử lý khi bị tò vò đốt

Khi bị tò vò đốt, chúng ta nên xử lý như sau:

– Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có tò vò càng nhanh càng tốt.

– Dùng kim để lẩy hoặc dùng nhíp để gắp nọc độc của tò vò ra khỏi da.

– Rửa sạch khu vực bị tò vò đốt bằng nước ấm và xà phòng, sau đó sát khuẩn bằng dung dịch cồn 70 độ.

– Chườm đá lạnh sẽ giảm sưng đau tại vị trí bị tò vò đốt.

– Cho nạn nhân uống nhiều nước. Việc này giúp đào thải độc tố từ nọc tò vò ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

– Có thể thoa kem bôi da Yoosun rau má lên đốt đốt của tò vò. Với thành phần chính là dịch chiết rau má, Yoosun rau má sẽ giúp làm mát và làm dịu sưng tấy cho da.

bị con tò vò cắnKem bôi da Yoosun rau má, giúp làm dịu sưng nóng.

Sau khi bị tò vò đốt, chúng ta cần theo dõi sát sao các triệu chứng. Cần đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay lập tức nếu có các dấu hiệu sau:

– Tò vò đốt ở rất nhiều vị trí, đặc biệt là cổ, mặt, đầu…

– Tò vò rừng hoặc tò vò cái đốt sẽ có độc tính rất mạnh. Người bệnh nên được đưa tới bệnh viện cấp cứu sớm.

– Người bệnh cảm thấy đau nhiều, mệt mỏi, đi tiểu có máu, khó thở, phù mặt…

V – Cách phòng tránh bị con tò vò cắn

Để hạn chế nguy cơ bị tò vò cắn, chúng ta nên chú ý:

– Không nên đến gần các tổ của tò vò hoặc chọc phá, tấn công tổ tò vò. Nếu bạn muốn đuổi tổ tò vò hãy dùng lửa hoặc khói.

– Nếu tò vò có đến gần thì nên bất động, không nên bỏ chạy.

Như vậy chúng ta đã biết bị tò vò đốt có sao không. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục