Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 16/10/2023

Mò đỏ đốt có thể gây bệnh sốt mò: Hãy cẩn trọng!

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bệnh sốt mò có thể điều trị sớm bằng kháng sinh. Nhưng nếu không điều trị đúng cách từ đầu có thể gây bệnh nguy hiểm. Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh này, cách tốt nhất là phòng ngừa bị mò đỏ đốt.

I – Tìm hiểu về mò đỏ

Mò đỏ là một loại tiết túc, kích thước khá nhỏ, màu đỏ cam.

Mò đỏ sống ký sinh trên một số loài động vật như chuột, chó…

Mò đỏ đẻ trứng. Vòng đời của mò đỏ phát triển qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng, con mò trưởng thành. Loài vật này sinh sôi, nảy nở rất mạnh vào mùa mưa.

bị mò đỏ đốtHình ảnh con mò đỏ.

Mò thường sống tập trung thành ổ, trong bán kính khoảng 3m. Tuy nhiên, mò vẫn có thể phát tán đến nơi mới khi mà vật chủ di chuyển hoặc do điều kiện thời tiết như bão, lũ…

Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, các ổ mò mới sẽ được hình thành và phát triển.

Ổ mò thường được tìm thấy ở các vùng núi, cụ thể là các vùng thấp, trũng, các thung lũng ven suối. Đây đều là nơi có độ ẩm cao, râm mát và nhiều chuột hoạt động.

II – Nguyên nhân bị mò đỏ đốt

Ở Việt Nam, nhiều nơi có địa hình thuận lợi để ấu trùng mò phát triển rồi đốt người.

Tình trạng mò đỏ cắn diễn ra phổ biến hơn ở các vùng nông thôn vì có nhiều bãi đất, bụi rậm ẩm thấp…

Đặc biệt, trẻ em thích vui chơi, khám phá và người lớn thường xuyên phải làm việc ở các khu vực ẩm thấp là các đối tượng có nguy cơ cao bị mò đỏ đốt.

III – Mò đỏ đốt có nguy hiểm không?

Được biết, ấu trùng mò đốt có thể khiến chúng ta mắc bệnh sốt mò. Vì chúng chính là trung gian truyền bệnh này.

Mỗi ấu trùng mò chỉ hút máu trên vật chủ một lần duy nhất. Sau khi trưởng thành, nó không hút máu trên động vật khác và người.

Những ấu trùng mò đã hút máu vật chủ chứa mầm bệnh sốt mò vẫn chưa thể truyền bệnh cho người. Khi trưởng thành, chúng sản sinh ra thế hệ mò mới có chứa mầm bệnh.

Và thế hệ mới này chính là nguyên nhân truyền bệnh sốt mò cho con người.

Khi vi khuẩn gây bệnh sốt mò thâm nhập vào hệ bạch huyết, chúng có thể gây nên triệu chứng sưng hạch, sưng viêm ở vết thương.

Sau đó, dẫn đến viêm hạch và viêm nội mạc mạch máu toàn thân. Cuối cùng gây ra một tình trạng rất nghiêm trọng là viêm nhiễm toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Cụ thể hơn, triệu chứng sốt mò qua từng giai đoạn như sau:

– Giai đoạn ủ bệnh: Không có nhiều triệu chứng, thời gian ủ bệnh trung bình là 9 – 12 ngày. Tùy cơ địa và điều kiện mà thời gian ủ bệnh có thể ngắn hoặc dài hơn.

– Giai đoạn khởi phát: Vị trí bị mò đỏ đốt xuất hiện các nốt phỏng nước to như hạt đậu.

Tuy vậy, lúc này người bệnh vẫn chưa có bất kỳ triệu chứng nào khác như bỏng, rát, ngứa… nên gần như không phát hiện được bệnh.

Đa phần chỉ phát hiện mình mắc bệnh khi vết đốt đã bị loét kèm theo sốt, mệt mỏi. Lúc này thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn toàn phát.

mò đỏ cắnBị con mò đỏ đốt có nguy hiểm không?

– Giai đoạn toàn phát: Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc.

Người bệnh có thể sốt cao đến 40 độ C. Thậm chí, còn có triệu chứng sốt rét đột ngột. Tình trạng sốt có thể kéo dài tới 15 – 20 ngày.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, kiểu sốt và mạch đập có thể phân ly như sốt thương hàn.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị đau nhức đầu, đau khóe mắt, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược…

Trong trường hợp nặng hơn, các hội chứng nghiêm trọng rất dễ xuất hiện, như là:

– Các hội chứng tim mạch

– Viêm phổi, viêm phế quản…

– Vết loét sưng lên thành hạch, phát ban.

– Một số hội chứng liên quan đến tiêu hóa và tiết niệu.

Như vậy, có thể thấy bị mò đỏ đốt gây bệnh sốt mò có thể gây rất nhiều vấn đề sức khỏe toàn thân. Bị con mò đỏ cắn phải làm sao? Dưới đây là cách xử lý, theo dõi ngay bạn nhé.

IV – Bị con mò đỏ cắn phải làm sao?

Sau khi đến nơi có nguy cơ sốt mò, kèm theo các triệu chứng như sốt cao không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, sốt rét, phát ban, da xung huyết, cơ thể phù nhẹ… người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám ngay.

Qua đó, bác sĩ sẽ xác định xem bệnh nhân có bị sốt mò không và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Thực tế, thuốc kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả cao khi bệnh sốt mò chưa tiến triển nặng.

Vì thế, đừng chần chừ tới bệnh viện khi bạn có các triệu chứng giống như sốt mò nhé.

V – Cách phòng tránh bị mò đỏ cắn

Hiện tại, chưa có vaccine phòng bệnh sốt mò. Để phòng tránh bị mò đỏ đốt, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

– Thường xuyên dọn dẹp và phát quang môi trường sống cũng như các khu vực lân cận.

– Sát khuẩn và tiêu diệt các loại côn trùng bằng thuốc diệt côn trùng xung quanh khu vực sống.

– Hạn chế phơi quần áo trong điều kiện khí hậu ẩm ướt để tránh ấu trùng bò vào.

– Nếu phải vào rừng hoặc khu vực rậm rạp, hãy trùm kín toàn thân và xử lý quần áo sau khi mặc một cách phù hợp.

– Dọn dẹp các vùng nước tụ.

bị con mò đỏ cắn phải làm saoNên thường xuyên dọn dẹp và phát quang môi trường sống.

Như vậy chúng ta đã hiểu rõ hơn về tình trạng sốt mò do bị con mò đỏ đốt. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục