Bị sâu cắn phải làm sao? Biểu hiện và cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bị sâu cắn thường gây ra những phản ứng khó chịu, trong đó có tình trạng ngứa ngáy và đau nhức. Dưới đây thông tin chi tiết về dấu hiệu, cách phòng ngừa và hướng dẫn xử lý đúng khi bị sâu cắn.
I – Đặc điểm về loài sâu
Về mặt khoa học, sâu bọ là một nhóm côn trùng thuộc bộ Hemiptera (bộ cánh nửa). Tất cả sâu bọ đều là côn trùng, nhưng không phải tất cả côn trùng đều là sâu bọ. Nói cách khác, sâu bọ chỉ là một phần của côn trùng.
Theo vi.wikipedia.org, sâu bọ là một lớp sinh vật thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin.
– Cơ thể sâu bọ gồm ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu, bụng có nhiều đốt, thường không có chân. Trên đầu có một cặp râu là cơ quan cảm giác, một cặp mắt kép và 3 mắt đơn (ở giai đoạn sâu non có thể là 6 mắt đơn) và một miệng. Ngực có 6 chân (mỗi đốt một cặp chân) và 2 – 4 cánh (ở các loài có cánh). Bụng có cơ quan sinh sản và bài tiết.
– Da thường trơn nhẵn hoặc có lông tơ. Chúng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống, mặc dù chỉ có số ít các loài sống ở biển và đại dương.
– Kích thước chiều dài của loài sâu dao động khoảng từ trên dưới 1mm đến khoảng 180mm. Cơ thể loài sâu phân đốt và được bảo vệ bởi một bộ xương ngoài, một lớp cứng được cấu tạo chủ yếu bởi kitin.
Kích thước chiều dài của loài sâu dao động khoảng từ trên dưới 1mm đến khoảng 180mm.
– Sâu bọ có vòng đời biến thái hoàn toàn, trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn phát triển chính của sâu bọ, chúng ăn nhiều để tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn trưởng thành.
– Sâu bọ có khả năng di chuyển bằng cách bò, leo hoặc trườn. Một số loài sâu bọ có thể bay.
Sâu bọ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái:
– Là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật khác.
– Góp phần phân hủy xác chết và chất thải hữu cơ.
– Thụ phấn cho cây.
Tuy nhiên, một số loài sâu bọ là sâu hại, gây hại cho cây trồng và vật nuôi.
II – Bị sâu cắn là như thế nào?
Côn trùng cắn là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó có không ít trường hợp bị sâu cắn hoặc đơn giản chỉ là tiếp xúc với lông sâu cũng gây ra một số phản ứng trên da.
Bị lông/gai sâu đâm sẽ gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, các triệu chứng khó chịu do nọc độc của sâu hoặc bị nổi mề đay ngứa do dị ứng da.
Một loạt các sẩn xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và có thể tồn tại trong nhiều ngày.
Cả ấu trùng và sâu trưởng thành đều có những sợi lông chứa độc tố gây ngứa.
Hình ảnh sâu róm đốt
III – Sâu tấn công người bằng cách nào?
Các loài sâu thường sống và phát triển ở những nơi có nhiều cây cỏ, những khu vườn ẩm và nơi có nhiều bã thực vật.
Mùa hè là mùa sâu, chúng có thể xuất hiện khắp nơi, di chuyển cả vào nơi ở của con người và bò qua những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với con người như bàn ghế, tường, nền nhà, chăm màn, quần áo,…
Các loài sâu tấn công con người bằng việc bò lên chân tay, cơ thể con người khi có điều kiện thích hợp hoặc ẩn mình trong quần áo, chăn màn hoặc khi có gió, lông sâu róm bay dính vào người.
Các loài sâu tấn công con người bằng việc bò lên chân tay, cơ thể con người khi có điều kiện thích hợp hoặc ẩn mình trong quần áo.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sâu đốt như:
– Mặc quần áo màu sẫm tối.
– Tiếp xúc với ổ hoặc tổ côn trùng.
– Vui chơi, làm việc ngoài trời hoặc đi qua khu vực nhiều sâu.
IV – Những loài sâu nào dễ cắn con người?
Những loài sâu dễ cắn con người là sâu róm, sâu chuối và sâu lông. Dưới đây là thông tin cụ thể về từng loại sâu hay cắn người:
1. Sâu róm
Sâu róm là loại sâu có lông rậm hoặc gai tiết chất làm ngứa rát da khi chạm phải. Bị lông/gai sâu đâm sẽ gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, các triệu chứng khó chịu do nọc độc của sâu hoặc bị nổi mề đay ngứa do dị ứng da.
Một loạt các sẩn xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và có thể tồn tại trong nhiều ngày. Cả ấu trùng và sâu trưởng thành đều có những sợi lông chứa độc tố gây ngứa.
Những chùm lông gai chứa độc tố trên thân giúp sâu róm ngụy trang và tự vệ nhưng rất hại cho sức khỏe con người. Lông gai có khả năng xù lên, chích vào da khi bị chạm đến, lông chích cũng có thể tự gãy rời khỏi thân sâu, bám vào da người gây tổn thương, đặc biệt nguy hiểm khi vào mắt.
Sâu róm là loại sâu hay đốt người nhất.
2. Sâu chuối đốt
Sâu chuối hay bọ nẹt chuối, bọ nẹt xanh là một loại sâu bò gây hại cho cây trồng, nhất là cây chuối. Toàn thân của sâu chuối có màu xanh trông như màu lá chuối nên thường được gọi là bọ nẹt chuối.
Bộ nẹt chuối trên thân có rất nhiều lông nên có thể gây ngứa, tấy đỏ và rát khi con người bị đốt hoặc vô tình sờ phải chúng.
3. Sâu lông cắn
Sâu lông có nhiều ở trên cây cối, thuộc họ Erebidae. Loại sâu này có nhiều ở Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Sâu lông có nhiều màu sắc và các lông có chứa độc tố nên khi bị đốt hoặc chạm vào, con người có thể bị ngứa, nổi mề đay, phù nề tại vị trí da tiếp xúc, chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, nếu lông của sâu lông bay vào mắt có thể dễ bị viêm kết mạc, nếu hít phải lông của sâu lông có thể gây viêm phế quản, lên cơn hen suyễn.
V – Dấu hiệu nhận biết bị sâu cắn
Vết cắn và đốt của sâu thường gây ra phản ứng nhẹ. Cơ thể của bạn phản ứng với lông sâu róm bám vào da, mắt mũi miệng có thể dẫn đến các triệu chứng như:
1. Vết thương
Lông sâu khi bám vào da sẽ gây ngứa, đỏ và đau. Tại vị trí này có hình lằn sâu bò hoặc lan rộng ra xung quanh gây sưng tấy.
Tình trạng này có thể hết trong một vài giờ hoặc một vài ngày. Cũng có một số trường hợp nặng gây nhức đầu, khó thở, co giật.
2. Dấu hiệu toàn thân
– Phản ứng dị ứng: Gây ra mề đay hoặc phù mạch cho cơ thể. Trẻ con bị sâu đốt có biểu hiện khò khè, nôn ói, đau bụng, hoặc sốc phản vệ có thể gặp.
– Tiếp xúc qua mắt: Ngoài bám vào da thì lông sâu còn có thể bay vào mắt hoặc tay có lông dụi vào mắt. Mí mắt sẽ lập tức sưng đỏ và phù kết mạc.
– Tiếp xúc qua miệng: Môi, lưỡi sẽ mẩn đỏ và sưng đau, ngứa khi lông sâu đốt. Nặng hơn vòm họng, thực quản cũng bị ảnh hưởng.
Lông sâu khi bám vào da sẽ gây ngứa, đỏ và đau.
3. Dấu hiệu lây truyền bệnh truyền nhiễm
Trong một số trường hợp, người bị sâu cắn còn bị lây bệnh truyền nhiễm với các dấu hiệu triệu chứng sau:
– Sốt cao.
– Đau đầu, đau lưng.
– Phát ban.
– Đau khớp, đau cơ.
– Xung huyết dưới kết mạc.
– Cứng cổ.
– Chóng mặt hoặc khó thở.
– Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.
4. Dấu hiệu cần thăm khám ngay
Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể được gọi là phản vệ. Nó có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi có các triệu chứng như:
– Phát ban.
– Sưng lưỡi hoặc môi.
– Khó thở hoặc nuốt.
– Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
– Nhức đầu, đổ mồ hôi hoặc chóng mặt.
Người bị sâu đốt nên đi khám ngay nếu bị sưng môi và lưỡi.
VI – Bị sâu cắn phải làm sao? Cách xử lý
Điều quan trọng khi bị sâu đốt là tránh gãi mạnh mặc dù rất ngứa. Vì hành động động này sẽ tạo điều kiện để các chất độc của lông sâu thâm nhập vào da khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn. Sau đó, tùy vào mức độ phản ứng của cơ thể mà sẽ có cách xử lý khác nhau khi bị sâu đốt.
1. Trường hợp có phản ứng nghiêm trọng
Khi phát hiện bị sâu đốt mà có phản ứng nghiêm trọng như sốt, phát ban, nôn ói, đau bụng, đau nhức cơ hoặc sốc phản vệ, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và chữa trị kịp thời.
Không có xét nghiệm nào để chẩn đoán, vì vậy nhà bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và hỏi về các triệu chứng của bạn. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ về vết cắn để được kiểm tra xem có mắc bệnh lây truyền hay không.
Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin để giảm ngứa và giảm các triệu chứng. Tuỳ thuộc vào mức độ bị ngứa hoặc đau nhức, bác sĩ cân nhắc chỉ định dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi.
2. Trường hợp không có phản ứng nghiêm trọng
Nếu dấu hiệu phản ứng không nghiêm trọng, có thể điều trị vết cắn/vết đốt theo cách sau:
– Dùng nhíp, que hoặc kẹp để loại bỏ sâu và lông sâu róm ra khỏi da. Bạn đang băn khoăn làm thế nào khi bị sâu róm đốt thì đây là bước đầu tiên cần làm.
– Có thể dùng băng dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm rồi bóc ra nhẹ nhàng để sợi lông sâu không bị sót lại.
– Rửa vùng da bị sâu róm đốt bằng xà phòng và nước.
– Đặt một miếng gạc lạnh hoặc túi đá lên khu vực này trong khoảng 10 phút mỗi lần để giảm đau và sưng.
– Bôi kem dưỡng da, giảm ngứa lên vết đốt vài lần một ngày.
Nếu đang thắc mắc sâu đốt bôi gì tốt, bạn có thể tham khảo sử dụng kem Yoosun rau má để làm dịu da, giảm ngứa rát.
Với thành phần Asiatic acid, Asiaticosid và Madecassic acid chiết xuất từ cây rau má kết hợp cùng vitamin E, hoạt chất D- panthenol, chlorhexidine, kem Yoosun rau má giúp giảm ngứa, sưng viêm, tấy đỏ do côn trùng cắn nhanh chóng, đồng thời làm nhanh lành tổn thương trên da, ngăn ngừa thâm sẹo.
Kem Yoosun rau má giúp làm dịu da, giảm sưng ngứa do sâu cắn.
Kem Yoosun rau má đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng kem Yoosun rau má khi bị côn trùng đốt như sau: Rửa sạch vết thương, chườm đá để giảm sưng, lau khô da sau đó bôi một lượng kem Yoosun rau má lên vết đốt và xung quanh vùng da đó. Giữ nguyên trên da không cần rửa lại với nước.
Mỗi ngày có thể sử dụng kem Yoosun rau má 2-3 lần để nhanh chóng khắc phục vết thương do sâu cắn.
Nếu cần tìm hiểu thêm về sản phẩm kem bôi da khi bị côn trùng cắn, có thể liên hệ tổng đài 18001125 để được dược sĩ tư vấn.
VII – Cách phòng tránh bị sâu đốt
Đối tượng dễ bị sâu róm cắn nhất chính là trẻ em vì chúng hay chơi ngoài trời, đi dã ngoại hoặc vào các vườn cây vì thế ngoài việc nắm rõ bị sâu đốt bôi thuốc gì và xử lý ra sao, chúng ta cần chú ý một số cách phòng tránh sâu như sau:
1. Sử dụng thuốc chống côn trùng đã đăng ký EPA
Khi đến nơi có nhiều sâu, nên sử dụng thuốc chống côn trùng đã đăng ký với Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) với một trong các hoạt chất dưới đây:
– DEET.
– Picaridin (được gọi là KBR 3023 và icaridin bên ngoài Hoa Kỳ).
– IR3535.
– Tinh dầu bạch đàn chanh (OLE).
– Para-menthane-diol (PMD).
Khi sử dụng theo chỉ dẫn, thuốc chống côn trùng đã đăng ký với EPA đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Nếu cũng sử dụng kem chống nắng, hãy luôn bôi thuốc chống côn trùng sau kem chống nắng.
2. Tránh khu vực sâu sinh sống
Sâu thường sống ở khu vực có cây cối rậm rạp hoặc nhiều cỏ. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết, bạn hãy tránh xa khỏi các khu vực này để tránh không bị sâu bám vào.
3. Mặc quần áo phù hợp
Nếu bạn biết mình sẽ ra ngoài vào ban đêm hoặc đi bộ đường dài ở khu vực có nhiều cây cối rậm rạp, hãy ăn mặc phù hợp để tránh bị sâu cắn.
Cụ thể, nên che chắn vùng da hở càng nhiều càng tốt bằng cách mặc áo sơ mi dài tay, quần dài, tất và giày kín thay vì dép. Để bảo vệ thêm, hãy kéo tất lên trên quần và nhét áo vào quần.
Bạn cũng có thể xử lý trước các lớp quần áo bên ngoài bằng thuốc chống côn trùng có chứa hoạt chất Permethrin. Hãy làm theo hướng dẫn cẩn thận và để quần áo khô ít nhất hai giờ trước khi mặc.
4. Sử dụng màn ngủ
Nếu ngủ ngoài trời, hãy sử dụng màn để chống sâu. Hãy tìm loại màn đã được xử lý trước bằng thuốc trừ sâu pyrethroid. Nếu màn không chạm tới sàn, hãy nhét màn dưới nệm để được bảo vệ tối đa.
5. Đóng cửa, vệ sinh thiết bị điều hòa
Thường xuyên đóng cửa sổ, cửa ra vào và vệ sinh các thiết bị điều hòa không khí để lông sâu không có cơ hội phát tán trong không khí.
6. Hạn chế phơi áo quần ngoài vườn
Hạn chế phơi áo quần ngoài vườn vì sâu có thể bò lên và lông sâu róm có thể dính vào quần áo. Khi thu dọn quần áo, cần kiểm tra xem quần áo có bị sâu hoặc côn trùng bò lên không.
7. Vệ sinh sân vườn, nhà ở
Vệ sinh nhà cửa, phát quang cây cỏ xung quanh quanh nhà để sâu không có môi trường sinh sôi và phát triển.
Cẩn trọng khi cho trẻ vui chơi ở khu vực nhiều cây cối trong mùa sâu hoành hành.
8. Không chơi bắt sâu
Ba mẹ cần cảnh báo trẻ không chơi bắt sâu, không sờ vào sâu ngay cả khi chúng đã chết vì vẫn có độc tố.
Đồng thời, dạy trẻ cách xử lý thích hợp bị sâu đốt làm thế nào như không dụi mắt, không gãi dí lông sâu trên da, không đưa tay lên miệng.
Như vậy, tình trạng bị ngứa do sâu cắn hay tiếp xúc với sâu nếu không xử lý đúng cách có thể gây ngứa kéo dài rất khó chịu. Hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh và tham khảo gợi ý trên, nắm được khi bị sâu róm đốt phải làm sao để giảm thiểu tác hại do côn trùng gây ra.
Tham khảo thêm:
- Kiến ba khoang đốt sẽ như thế nào?
- Ruồi trâu là con gì? Bị ruồi trâu đốt có sao không? Xử lý khi bị ruồi trâu cắn
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!