Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 16/04/2024

Bị bọ chét cắn có nguy hiểm không? Cách sơ cứu và xử lý

12 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bọ chét là những con bọ nhỏ, không có cánh nên di chuyển xung quanh bằng cách nhảy từ nơi này sang nơi khác. Chúng thường xuất hiện ở môi trường có vật nuôi như chó, mèo và gây ra các vết cắn trên người. Vậy làm thế nào để nhận biết và đối phó với tình trạng bọ chét cắn?

I – Bọ chét là còn gì?

Bọ chét là loại côn trùng hút máu nhỏ, không cánh. Chúng thuộc bộ Siphonaptera có đặc điểm chuyển động nhảy và thường hút máu ở động vật. Khi bị chúng cắn thường gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, thậm chí bị đau rát, xuất hiện mủ trên da.

Tại sao bọ chét cắn ngườiHình ảnh con bọ chét.

Bọ chét có thể không hút máu trong vòng vài tháng. Chúng di chuyển nhanh và có thể nhảy, một số con có thể nhảy cao lên đến 30cm.

Bọ chét sống bằng cách bám vào da và hút máu của những vật chủ như mèo, chó, chim, con người… Chúng được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có: Bọ chét chó, bọ chét chuột, bọ chét mèo…

Bọ chét sợ ánh sáng, chúng thường lẩn trốn trong đám lông của động vật. Tuy nhiên, cũng có lúc chúng xuất hiện ở trên giường ngủ, quần áo của con người.

Vòng đời của bọ chét sẽ trải qua 4 giai đoạn đó là: Trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Vòng đời của chúng thường kéo dài trong khoảng 20 đến 35 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Bọ chét thường phát triển trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, thích hợp với nhiệt độ từ 21 đến 35 độ C và độ ẩm từ 70-85%. Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhiệt độ hạ thấp đột ngột bọ chét chết và ngừng phát triển kéo dài vài tháng hoặc 1 năm.

Ấu trùng dài từ 4-10mm, màu trắng, chúng không có chân nhưng rất cơ động. Kén được ngụy trang tốt bởi vì rất dính và nhanh chóng được các hạt bụi, cát mịn bao xung quanh.
Bọ chét trưởng thành có chiều dài khoảng 1-4mm và thân dẹt hai bên, không có cánh, chân phát triển mạnh để nhảy. Màu sắc cũng có sự thay đổi từ màu nâu đến đen.

II – Tại sao bị bọ chét cắn người?

Có rất nhiều người băn khoăn tại sao bị bọ chét đốt? Bởi thực tế, con người không phải là mục tiêu chính của bọ chét, vì chúng thích lựa chọn các loài động vật khác làm vật chủ. Bọ chét cắn người có thể do một số nguyên nhân dưới đây gây nên như:

1. Do bạn nuôi thú cưng trong nhà

Việc bạn nuôi và chăm sóc thú cưng trong nhà cũng có thể làm tăng khả năng bị bọ chét cắn. Bởi bọ chét thường thích sống bám vào lông của các động vật như chó, mèo, chuột…

Khi bạn nuôi thú cưng nếu không tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho chúng sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho bọ chét phát triển. Khi bạn ôm thú cưng bọ chét có thể di chuyển sang và cắn người.

Bị bọ chét đốt ngứa Bọ chét cắn người do bạn nuôi thú cưng.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ bị bọ chét cắn do chơi trong sân vườn. Loại côn trùng này không chỉ xuất hiện ở thú cưng mà chúng còn có thể có mặt ở nhiều nơi khác như sàn nhà, thảm cỏ hoặc thú cưng của người khác.

2. Do bọ chét chưa tìm được vật chủ thích hợp

Bọ chét sẽ xem con người là sự lựa chọn thứ 2 của mình. Bởi con người không phải là vật chủ thích hợp dành cho loại côn trùng ký sinh này.

Một số trường hợp người bị bọ chét cắn là do bọ chét đói, chưa tìm thấy động vật để làm vật chủ thích hợp.

3. Sinh sống trong khu vực tối tăm, ẩm thấp

Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao bọ chét đốt người. Bởi bọ chét thường sống trong môi trường ẩm thấp, tối tăm,… Nếu không gian sống của bạn có những yếu tố trên bị bọ chét đốt là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, bọ chét cũng thích sống tại những nơi có cỏ cao, khu vực bóng râm như đống gỗ hoặc khu vực chứa đồ. Trong nhà, chúng thường trốn trong thảm, kẽ bàn ghế, các khe nứt ở tường, sàn… Khi bạn tiếp xúc với những nơi này sẽ dễ dàng bị bọ chét cắn.

III – Dấu hiệu bị bọ chét cắn

Vết bọ chét cắn sẽ có một số đặc trưng nhất định. Bạn nên biết về những triệu chứng này để sớm nhận biết và có cách xử lý kịp thời để giảm cảm giác khó chịu, ngăn ngừa vết cắn trở nên nặng, gây biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết vết cắn của bọ chét:

1. Những dấu hiệu thường gặp

– Vết bọ chét đốt sẽ có những hình dạng cụ thể. Vết cắn nhỏ trên da và kèm theo một chấm đỏ ở tâm hoặc xuất hiện 3 đến 4 vết cắn để tạo thành một dãy chấm đỏ. Một số trường hợp còn có thể xuất hiện vảy cùng với một vòng tròn màu đỏ nhạt bao quanh vết cắn.

Dấu hiệu bị bọ chét cắnVết cắn bọ chét

– Dấu hiệu bọ chét cắn thường ở quanh mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân… nếu như bạn thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì bọ chét có thể di chuyển khắp cơ thể, đặc biệt là tại những khu vực có nhiều lông rậm rạp như vùng bụng, lưng quần, cổ chân…

– Con bọ chét chắn còn khiến cho bạn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát hoặc đau nhói. Thậm chí, có một số trường hợp bị nổi mẩn ngứa, phát ban sau một khoảng thời gian ngắn.

– Nốt bọ chét đốt có thể xuất hiện liên tục 2-3 lần cùng một chỗ.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp người bị bọ chét đốt không có dấu hiệu nào.

2. Dấu hiệu nặng

Kích thước bọ chét tuy nhỏ bé bằng hạt vừng nhưng vết cắt mà chúng gây nên lại rất nguy hiểm. Ngoài những dấu hiệu thường gặp nêu trên, khi tình trạng chuyển sang mức độ nặng bạn có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:

– Bọ chét có phần nóng rất khỏe giúp bám chặt vào vật chủ và miệng của chúng có một vòi nhỏ để đâm thủng da vật chủ và hút máu. Khi bị bọ chét cắn chúng sẽ tiết nước bọt vào máu của vật chủ, cơ thể chúng ta nhận diện đây là chất dị ứng và giải phóng histamin gây ngứa, đau nhức và sưng đỏ.

Dấu hiệu bọ chét cắn là như thế nàoBọ chét cắn gây nên cảm giác ngứa ngáy, đau rát.

– Khi bạn dùng tay gãi quá nhiều có thể khiến cho vết cắn bị nhiễm trùng gây đau nhức, khó chịu.

– Bọ chét cắn rất ngứa và da xung quanh vết cắn có thể bị đau hoặc nhói, có thể gây phát ban hoặc nổi mẩn gần vết cắn.

IV – Bọ chét cắn bao lâu thì khỏi?

Phần lớn các trường hợp bị bọ chét cắn không cần phải đến bệnh viện để điều trị vết bọ chét cắn. Tuy nhiên bạn vẫn cần theo dõi các vết cắn để tìm ra dấu hiệu của phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng như mụn nước trắng hoặc phát ban để có cách trị bọ chét cắn người phù hợp.

Vết cắn bọ chét khỏi trong bao lâu tùy thuộc vào mức độ vết cắn và cơ địa của người bị cắn và việc sử dụng thuốc trị bọ chét đốt.

V – Bị bọ chét cắn có nguy hiểm không?

Nhiều người cho rằng bọ chét cắn không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo những vết côn trùng cắn như bọ chét có khả năng nhiễm khuẩn rất cao.

Đặc biệt khi bạn ngứa và gãi vết thương hở bằng các ngón tay, móng tay không sạch sẽ. Vết thương bị nhiễm khuẩn nên sưng tấy, khiến bạn đau rát, khó chịu.

Khi bị bọ chét cắn có nguy hiểm khôngTránh gãi vết côn trùng cắn dễ gây nhiễm khuẩn

Mức độ nguy hiểm của vết bọ chét cắn phụ thuộc vào một số yếu tố:

– Mức độ nhạy cảm của cơ thể: Một số người có thể chỉ cảm thấy ngứa ngáy nhẹ sau khi bị bọ chét cắn, trong khi những người khác có thể bị sưng tấy, mẩn đỏ hoặc phản ứng dị ứng nặng.

– Loại bọ chét: Một số loài bọ chét có thể truyền bệnh cho con người, chẳng hạn như bệnh dịch hạch, sốt phát ban chuột, vi khuẩn tularemi và sán dây.

– Vị trí bị cắn: Vết cắn ở mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục có thể nguy hiểm hơn do nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

VI – Bị bọ chét cắn phải làm sao? Cách trị bọ chét cắn tại nhà 

Lông chó mèo là nơi cư trú của loài bọ ký sinh này, điều đó khiến không ít người gặp phải tình trạng bị bọ chét cắn. Mặc dù vết cắn khiến cho bạn cảm thấy ngứa ngáy, thậm chí là đau nhức nhưng hầu hết các trường hợp không cần điều trị.

Tuy nhiên, người bị cắn cũng nên theo dõi vết cắn để nhận biết sớm các phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng như phát ban, nổi mụn nước trắng để có biện pháp xử lý kịp thời.

1. Sơ cứu khi bị bọ chét cắn

Để tránh trường hợp bọ chét cắn để lại sẹo hoặc các bệnh truyền nhiễm thứ phát bạn nên sơ cứu ngay sau khi bị cắn. Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các bước dưới đây:

– Bước 1: Rửa vết cắn bằng xà phòng sát khuẩn mục đích là giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

-Bước 2: Dùng một số loại kem trị ngứa có chứa hydrocortisone, chất kháng sinh histamin hay các nguyên liệu thiên nhiên như

2. Chườm túi đá lạnh nên vết bọ chét cắn

Bị bọ chét cắn làm sao hết sưng ngứa? Trước tiên cần rửa vùng da bị bọ chét cắn với nước xà phòng ấm. Chườm túi đá lạnh lên vùng da bị đốt để giảm sưng.

Đặt túi đá lên da trong 10 phút, rồi nghỉ trong 10 phút. Lặp lại cách trị vết bọ chét cắn này hai lần trong một giờ.

3. Thoa gel lô hội 

Thoa một ít gel lô hội lên vết bọ chét cắn ngứa: cũng có thể sử dụng nha đam làm mát da, dịu cơn đau và giảm ngứa. Hãy thoa một ít gel nha đam lên vết cắn trên da bé sẽ có tác dụng làm dịu da khá nhanh chóng.

Người bị bọ chét cắn phải làm saoBọ chét cắn người phải làm sao? Thoa gel lô hội giúp giảm ngứa

(>> Xem thêm cách xử lý khi bị rết cắn TẠI ĐÂY)

4. Dùng trà xanh 

– Dùng trà xanh để rửa vết bọ chét đốt: Có thể rửa bằng trà xanh, trà đen, trà hoa chuông hoặc trà từ hoa oải hương tươi hoặc khô. Bạn cũng có thể thay thế bằng cách đặt trực tiếp túi trà đã sử dụng lên vết cắn.

5. Cách chữa bọ chét cắn bằng tinh dầu tràm trà

Tràm trà có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, khắc phục tình trạng ngứa và mẩn đỏ trên da tốt. Do đó, nếu không may bị bọ chét đốt bạn hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để khắc phục tình trạng này.

Vết bọ chét cắn ngườiNên làm gì khi bọ chét cắn? Hãy thoa tinh dầu tràm trà.

Thay vì dùng thuốc bôi bọ chét cắn, bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà theo hướng dẫn sau:

Vệ sinh vết cắn của bọ chét và vùng da xung quanh sạch sẽ.

Lấy 1-2 giọt tinh dầu tràm trà rồi thoa đều lên trong khoảng vài phút, cảm giác ngứa sẽ thuyên giảm đáng kể. Bạn nên thực hiện cách trị vết bọ chét cắn bằng tràm trà đều đặn hàng ngày để vết cắn bọ chét mau biến mất.

6. Cách trị vết cắn của bọ chét bằng baking soda

Không chỉ là “vũ khí” chăm sóc và làm đẹp da của nhiều chị em phụ nữ, baking soda còn được sử dụng nhiều trong trường hợp bị con bọ chét cắn. Không chỉ người lớn mà trẻ con cũng có thể sử dụng baking soda để loại bỏ vết bọ chét cắn.

Sở dĩ bạn có thể sử dụng baking soda để trị nốt bọ chét cắn vì nguyên liệu tự nhiên này có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp giảm đau, giảm ngứa hiệu quả và an toàn. Sử dụng baking soda trị vết bọ chét cắn trên người còn giúp chữa lành vết thương, ngăn chặn tổn thương do thói quen gãi ngứa.

cách trị bọ chét cắn ngườiCách trị vết thâm bọ chét cắn bằng baking soda.

Người lớn và trẻ con bị bọ chét cắn phải làm sao có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: Trộn đều 2 thìa cà phê bột baking soda với nước ấm rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bị chét cắn. Để lưu lại trên da khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát. Nên thực hiện đều đặn 1 lần/tuần.

7. Xử lý vết bọ chét cắn bằng kem Yoosun rau má

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi bọ chét đốt, thuốc bôi côn trùng cắn, trong đó kem bôi da Yoosun rau má được tin dùng nhờ khả năng giúp giảm sưng đau ngứa khi bị côn trùng cắn.

Sản phẩm có chứa thành phần chủ yếu là dịch chiết từ cây rau má, vitamin E, D-panthenol, hoạt chất Chlorhexidine giúp chống sưng viêm, giảm ngứa rát cho da, kích thích lên da non, tránh để lại sẹo thâm sau khi bị côn trùng cắn.

Bị bọ chét đốt ngườiBọ chét đốt bôi gì? Bôi kem Yoosun rau má để làm dịu mẩn ngứa, sưng đau

Kem Yoosun rau má do công ty TNHH Đại Bắc sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, đã được sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành, chứng nhận không gây kích ứng với mọi loại da nên có thể yên tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn.

Với những trường hợp vết cắn nhỏ, bị bọ chét đốt ngứa không nghiêm trọng có thể rửa sạch vết thương bằng xà phòng, thấm khô và bôi một lớp kem mỏng Yoosun rau má lên vết cắn, thoa nhẹ nhàng để kem thẩm thấu hết vào da. Bôi 2-3 lần/ngày để nhanh lành vết thương.

>> Xem VIDEO B/S giải đáp nên bôi gì khi bị côn trùng cắn <<

Video bị bọ chét cắn phải làm sao

8. Bọ chét cắn bôi thuốc gì? Thuốc trị bọ chét đốt

Khi bị bọ chét đốt ngứa có thể bôi kem kháng histamin hoặc corticoid hoặc DEP. Nếu có viêm tấy, bội nhiễm thì dùng thuốc sát khuẩn hoặc kem kháng sinh. Trường hợp ngứa nhiều có thể kết hợp dùng kháng histamin toàn thân.

Lưu ý: Bị bọ chét cắn bôi thuốc gì cũng cần có chỉ định của bác sỹ, không tùy tiện mua thuốc trị bọ chét cắn ở người về bôi hoặc uống.

9. Gặp bác sĩ

Bọ chét đốt thường không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, vết cắn có thể bị nhiễm trùng nếu như bạn gãi quá nhiều.=

Ngoài ra, bọ chét cũng được xem là tác nhân truyền nhiễm bệnh sốt phát ban, bệnh dịch hạch, viêm da dị ứng, bội nhiễm… Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nêu trên cùng với một biểu hiện bất thường dưới đây bạn nên nhanh chóng đi thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời:

– Sau khi bị bọ chét cắn nhưng tình trạng ngứa ngáy, đau nhức không thuyên giảm.

– Người bị cắn sốt cao hoặc xuất hiện tình trạng phát ban.

– Buồn nôn, bị nôn.

– Khó thở, chóng mặt…

– Sưng môi hoặc mặt.

– Nhiễm trùng nặng và dịch hạch…

Đây đều là những dấu hiệu bất thường, nếu không thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn không nên chủ quan, thay vào đó hãy đến cơ sở y tế.

VII – Cách phòng tránh bọ chét đốt

Bọ chét đốt gây nên những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, bạn nên chủ động tìm cách phòng tránh để bảo vệ bản thân cũng như vật nuôi.

1. Biện pháp phòng ngừa cho bản thân

Con người không phải là mục tiêu chính của bọ chét. Tuy nhiên, nếu bạn sống trong môi trường ẩm thấp, nuôi thú cưng cũng có nguy cơ cao bị bọ chét đốt.

Do đó, để phòng ngừa cho bản thân không bị bọ chét đốt bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

1.1. Ăn nhiều tỏi để hạn chế bị bọ chét cắn

Tỏi được xem là một trong những loại gia vị tốt cho sức khỏe được các chuyên gia khuyên dùng. Không chỉ vậy, trong Đông y, tỏi còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Cách trị vết cắn của bọ chét tại nhàĂn tỏi để tránh bị bọ chét cắn.

Ngoài ra, ăn tỏi còn giúp bạn tránh bị bọ chét cắn. Bởi chúng ghét mùi hương của tỏi.

Với tỏi bạn có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau mà không lo bị ngán. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách này với vật nuôi bởi tỏi có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thú cưng của bạn.

1.2. Phòng tránh bọ chét cắn bằng nước chanh, cam

Một trong những mùi thơm mà bọ chét rất ghét đó chính là tinh dầu thơm của nhà họ chanh, cam. Do đó, để phòng ngừa bọ chét đốt bạn có thể tự làm nước xịt.

Để làm một chai nước xịt hương chanh không quá khó. Bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

– Bước 1: Chọn mua những loại quả chanh còn tươi, càng mọng nước càng tốt.

– Bước 2: Cắt chanh thành những lát mỏng rồi cho vào trong nồi.

– Bước 3: Cho một chút nước vào đun sôi lên. Tiếp đến, tắt bếp và để nguyên dung dịch này qua đêm.

-Bước 4: Đổ phần nước chanh đã đun vào trong một chiếc bình xịt sạch rồi xịt chúng lên da của bạn.

1.3. Ngăn bọ chét cắn bằng tinh dầu

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh về vấn đề này, nhưng nhiều người đã khẳng định họ thành công trong việc chống bọ chét bằng tinh dầu. Bạn có thể hòa 2-3 giọt tinh dầu thông hoặc oải hương với 2 thìa nước. Sau đó, dùng hỗn hợp này thấm vào khăn và xoa đều lên da.

Cách phòng chống bọ chét cắn ngứaXịt phòng tránh bọ chét cắnXịt phòng tránh bọ chét cắn

2. Biện pháp phòng ngừa cho vật nuôi

Ngoài việc tìm cách phòng tránh bọ chét cắn ở người, bạn cũng nên đặc biệt chú ý tới thú cưng. Bởi con người không phải là vật chủ yêu thích để bọ chét bám vào ký sinh trên đó.

Thông thường, bọ chét chỉ cắn khi chúng cảm thấy đói và chưa tìm được vật chủ phù hợp. Những thú cưng trong nhà như chó, mèo mới là điều bạn cần quan tâm.

– Tắm cho thú cưng: Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày giúp cho vật nuôi cảm thấy dễ chịu và loại bỏ bọ chét hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng để làm sạch và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, bọ chét hiệu quả hơn.

Cách xử lý vết bọ chét cắnTắm cho thú cưng thường xuyên.

Thêm giấm táo vào thức ăn của chó: Để phòng bọ chét cắn thú cung bạn có thể dùng 1 thìa giấm táo tự nhiên hòa vào nước cho chó uống. Dường như giấm có thẻ giúp đuổi bọ chét khi chúng lan tỏa ra máu và tiết ra qua da.

3. Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh

– Hút bụi, vệ sinh nhà thường xuyên: Ngoài những cách nêu trên bạn cũng cần vệ sinh nhà cửa xung quanh sao cho sạch sẽ, thoáng mát. Bởi nhà quá bẩn cũng sẽ là môi trường tốt để bọ chét trú ngụ, tiếp tục sinh sôi nảy nở.

Do đó, bạn cần lau nhà thường xuyên và hút bụi mỗi ngày để loại bỏ hết bọ chét trong nhà. Bọ chét đẻ trứng và chúng có thể nở ra sau khi bạn đã xử lý cho thú cưng. Do đó, bạn hãy hút bụi mỗi ngày để đảm bảo chu kỳ mới của bọ chét không làm phiền bạn.

Trứng và ấu trùng bọ chét cũng có thể bám vào vật liệu bọc ghế sofa hoặc các món đồ nội thất khác. Hãy hút bụi vật liệu bọc ghế mỗi ngày trong vài tuần.

– Sử dụng đất tảo cát trong nhà: Đất tảo cát là biện pháp tự nhiên và an toàn để phòng tránh và tiêu diệt bọ chét trong nhà. Bạn có thể rải tảo cát lên thảm, sàn và một số khu vực khác trong nhà. Để trong đó vài ngày rồi hút sạch bằng máy hút bụi.

Trên đây là những thông tin về các cách xử lý vết thương khi bị bọ chét cắn, nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

3.7/5 - (3 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục