Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 14/10/2021

Bị nhện cắn có sao không? Dấu hiệu và cách xử lý khi bị con nhện cắn

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nhện rất hiếm khi cắn người trừ khi bị đe dọa. Vậy dấu hiệu bị nhện cắn là gì? Nếu không may bị nhện cắn có sao không? Có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây!

Con nhện cắn có sao khôngNhện rất hiếm khi cắn người trừ khi bị đe dọa

I – Nhện cắn là như thế nào?

Bị nhện cắn là tình trạng khá phổ biến và thường gặp, đặc biệt ở những người làm vườn, nông nghiệp, thường xuyên làm việc ngoài trời… Khi bị nhện đốt, vùng da thường bị sưng, đau, đỏ và ngứa.

Nhện hiếm khi cắn người trừ khi bị đe dọa hoặc tấn công. Đa phần vết nhện cắn thường là vô hại nhưng thỉnh thoảng có thể gây dị ứng. Đặc biệt, nếu bị nhện độc cắn thì có thể rất nguy hiểm.

Vết cắn của nhệnHình ảnh vết nhện cắn.

II – Dấu hiệu bị nhện cắn là gì? Hình ảnh người bị nhện cắn

Các dấu hiệu và triệu chứng bị nhện không độc cắn:

– Sưng ở chỗ vết cắn.

– Nóng hoặc ngứa ở vết cắn.

– Có cảm giác tê ở vết cắn.

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhện độc cắn:

– Đau dữ dội tại vết cắn.

– Khớp cứng hoặc đau.

– Cơ bắp co thắt.

– Đau bụng, nôn mửa hoặc buồn nôn.

– Ớn lạnh hoặc sốt.

– Nuốt khó và khó thở.

– Vết thương loét lan rộng hoặc hoại tử.

– Nói lắp bắp.

– Co giật.

– Chóng mặt.

– Vùng da xung quanh vết nhện cắn có màu tím hoặc màu xanh.

– Đổ nhiều mồ hôi.

Dấu hiệu bị nhện cắnNhện độc cắn có thể làm vết thương loét lan rộng hoặc hoại tử

Các dấu hiệu bị nhện cắn nên đến gặp bác sĩ:

– Không chắc chắn là bị nhện độc hay nhện không độc cắn.

– Đau dữ dội, xuất hiện lở loét ở vùng da bị cắn.

– Đau bụng.

– Không thở được.

– Sốt.

– Phát ban.

– Nôn và buồn nôn.

– Sưng môi, họng hoặc mặt.

– Sốc.

– Vết thương nghiêm trọng hơn và lây lan sang vùng khác trên cơ thể dù đã tiến hành sơ cứu.

Dưới đây là một số hình ảnh của người bị nhện cắn:

Bị nhện cắn có độc kNhện cắn ở chân

Bị nhện cắn có sao khôngNhện độc cắn gây lở loét da

(>> Xem thêm cách chữa kiến cắn TẠI ĐÂY)

III – Bị nhện cắn có sao không? Có nguy hiểm không?

Vậy con nhện cắn có độc không? Bị nhện cắn có sao không? Nhện cắn có nguy hiểm không?

Hầu hết các vết cắn của nhện không được thường chỉ gây thương tích nhẹ. Vết nhện cắn thường đau và sưng trong vòng 1 tới 2 ngày, giống như khi bị ong đốt.

Tuy nhiên, nếu bị nhện độc cắn như nhện góa phụ đen, nhện nâu ẩn dật thì có thể  rất nguy hiểm. Do đó, cần sơ cứu đúng cách và kịp thời ngay khi bị 2 loại nhện độc này cắn.

→ Nhện góa phụ đen sống chủ yếu ở miền Nam Hoa Kỳ và một số nơi thuộc phía Tây bán cầu. Các dấu hiệu bị nhện góa phụ đen cắn có thể xuất hiện sau 1 đến 2 tiếng gồm:

Vết cắn sưng nhẹ và đỏ sau đó sưng cứng và đau dữ dội; đau bụng quằn quại; chuột rút; có thể buồn nôn, sốt và ớn lạnh.

Dù là loại nhện nguy hiểm và cực độc nhưng vết cắn của nhện góa phụ đen chỉ gây ra các phản ứng dị ứng, hiếm khi làm chết người.

Bị nhện cắn có nguy hiểm khôngNhện nâu cắn hiếm khi gây ra tử vong nhưng có thể đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

→ Nhện nâu ẩn dật có nhiều ở Hoa Kỳ. Khi bị nhện nâu cắn sẽ có các dấu hiệu như:

Đau nhẹ, sau khoảng 8 giờ thì vết cắn tấy đỏ và đau dữ dội; xung quanh vết cắn da chuyển thành mầu tím đậm hoặc xanh; đôi khi làm một vòng màu đỏ bao quanh vết cắn; buồn nôn, phát ban, sốt nhẹ; vết cắn phồng rộp có dịch bên trong sau đó bong ra để loại vết loét sâu.

Nhện nâu cắn hiếm khi gây ra tử vong nhưng có thể đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

→ Bị nhện nhà cắn có sao không?

Câu trả lời cho thắc mắc vết nhện nhà cắn có sao không là: Thường không quá nguy hiểm nhưng có thể gây sưng và đau nhức trong vài ngày. Việc nắm rõ cách sơ cứu đúng cách khi bị nhện nhà cắn sẽ  giúp bạn xử lý vết thương nhanh chóng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

IV – Cách xử lý khi bị nhện cắn an toàn, hiệu quả nhất

1. Nhện nhà cắn

Dưới đây là một số bước chăm sóc vết cắn và cách sơ cứu khi bị con nhện cắn, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

– Làm sạch vết cắn bằng xà phòng và nước sạch.

– Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da bị cắn.

–  Buộc băng ép chặt ngay phía trên vết thương nếu nhện cắn vào một vùng ở tay, chân. Không nên băng quá chặt để tránh làm cắt đứt lưu thông máu trong cánh tay hoặc chân.

– Bọc đá lạnh trong một chiếc khăn sạch rồi chườm lên vết cắn để giảm sưng và đau.

Sau khi đã tiến hành sơ cứu, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ xác định xem loại nhện cắn có độc hay không để có hướng điều trị phù hợp.

Trong trường hợp xác định bị nhện không độc cắn, bạn có thể sử dụng kem bôi da rau má Yoosun để làm giảm tình trạng sưng, ngứa, nóng rát và làm dịu vết nhện cắn.

Kem rau má Yoosun có thành phần chính gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất chlorhexidine và D- panthenol có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng và mát da hiệu quả; đồng thời ngăn ngừa thâm sẹo tại vùng da bị nhện cắn.

Kem Yoosun rau má là sản phẩm của Công ty TNHH Đại Bắc – đơn vị có hơn 20 năm trong ngành dược mỹ phẩm với nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao và đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành.

Đặc biệt, thành phần của kem rau má không chứa paraben và corticoid, nên rất an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Con nhện cắn có độc khôngKem Yoosun rau má giúp giảm sưng, giảm ngứa và làm dịu vết nhện cắn

(>> Xem thêm: Review kem Yoosun rau má)

Cách sử dụng rất đơn giản: Làm sạch vùng da bị nhện cắn, dùng khăn sạch thấm khô da. Lấy một lượng kem Yoosun rau má vừa đủ ra tay rồi thoa đều lên vùng da bị nhện cắn và không rửa lại bằng nước. Nên thực hiện 3-4 lần/ngày để làm mát da, giảm sưng và ngứa.

Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

2. Nhện độc cắn

Trường hợp xác định bị nhện độc cắn với các biểu hiện như đau dữ dội tại vết cắn, cơ bắp co thắt, nôn mửa, khớp cứng hoặc đau, co giật, khó thở… thì nên đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ xử lý kịp thời và tư vấn cách chữa nhện cắn đúng cách.

Không có cách điều trị chung cho tất cả các trường hợp khi bị nhện cắn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nhện cắn mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều khác nhau.

Cách chữa nhện cắn gồm việc xem xét các triệu chứng xuất hiện. Nếu người bệnh bị hoại tử thì phải dùng các thuốc chống hoại tử lan rộng. Trường hợp người bệnh có dấu hiệu của nhịp tim nhanh thì có thể sử dụng thuốc trợ tim….

V – Các phòng tránh bị nhện cắn

Để phòng tránh nhện cắn vào tay, chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bạn nên:

– Dọn sạch nhện và mạng nhện khi nhìn thấy chúng làm tổ trong nhà.

– Bịt kín cửa ra vào, cửa sổ, hàn lại các vết nứt hoặc khe hở trên tường nhà để ngăn không cho nhện vào nhà.

– Đội mũ nón, mặc quần áo dài tay khi làm vườn, làm nông nghiệp hoặc dọn dẹp nhà cửa…

Cách chữa nhện cắnDọn dẹp và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp phòng tránh nhện cắn hiệu quả.

– Kiểm tra quần áo, găng tay, giày, bốt trước khi đi.

– Loại bỏ hết thùng chứa hoặc các món đồ không sử dụng ra khỏi nhà.

– Nên đặt các dụng cụ/đồ vật muốn lưu trữ ở những vị trí xa tường và sàn nhà.

– Phá bỏ các đống gỗ/đá xung quanh nhà.

– Không tích trữ củi ở trong nhà.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4.1/5 - (10 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục