Hăm sữa ở trẻ là gì? Nguyên nhân, giải pháp, phòng ngừa
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Yoosun Rau má
Hăm sữa ở trẻ là tình trạng da trẻ bị hăm do tiếp xúc với sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng không được vệ sinh đúng cách. Khi mới bị hăm sữa, trẻ chỉ bị ngứa ngáy và khó chịu, nhưng nếu không được điều trị kịp thời đúng cách và để kéo dài, trẻ có thể bị giật mình khi ngủ, ăn không ngon, sụt cân, nghiêm trọng hơn là bị nhiễm nấm, nhiễm trùng da.
I – Hăm sữa ở trẻ là gì?
Hăm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được hiểu là tình trạng da của trẻ da bị tổn thương hoặc kích ứng do tiếp xúc với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hăm sữa gây ngứa, đỏ, sưng và có thể gây ra vết loét hoặc nứt nẻ trên da. Tình trạng này thường xảy ra ở mặt và cổ – đây là các vị trí có nguy cơ cao tiếp xúc với sữa.
Hăm sữa ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở vùng cổ và mặt.
II – Nguyên nhân khiến bé bị hăm sữa
Trong lúc bú mẹ hoặc ti bình, sữa có thể chảy xuống khu vực mặt và cổ. Nếu không được lau và vệ sinh lỹ sau khi bú, sữa sẽ đọng lại khiến da bị ẩm ướt dẫn đến hăm.
Đặc biệt, vùng da ở cổ không được khô thoáng như các vùng da khác, lại có nhiều nếp gấp, bụi bẩn và mô hôi tích tụ. Vì vậy nếu không được vệ sinh và làm sạch kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển gây tình trạng nổi đỏ, mẩn ngứa và hăm.
Sữa chảy xuống, đọng lại và tích tụ trên da nếu không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến hăm.
III – Triệu chứng trẻ bị hăm sữa
Triệu chứng trẻ bị hăm sữa có thể dễ dàng nhận biết, ba mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây để có hướng xử lý phù hợp:
1. Triệu chứng hăm sữa nhẹ
Các triệu chứng trẻ bị hăm sữa nhẹ gồm:
– Da xuất hiện các mảng hoặc đốm hồng/đỏ.
– Xuất hiện các mảng hoặc đốm da khô.
– Cảm giác ngứa, châm chích.
– Có mụn nhỏ màu đỏ nổi lên bề mặt da.
– Phát ban.
2. Triệu chứng hăm sữa nghiêm trọng
Các triệu chứng trẻ bị hăm da do sữa nghiêm trọng gồm:
– Da bị đỏ cả một mảng lớn.
– Da có dấu hiệu bị sưng và viêm.
– Vùng da bị hăm sữa tổn thương và chảy dịch.
– Ngứa và rát dữ dội tại vùng da bị hăm sữa.
– Đau ở vùng da bị hăm do sữa.
– Trẻ quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, bỏ ăn, bỏ bú.
Khi trẻ bị hăm sữa, da sẽ xuất hiện các mảng hoặc đốm hồng/đỏ.
Nếu hăm da do sữa có xuất hiện nhiễm trùng, trẻ có thể gặp các triệu chứng dưới đây:
– Bé bị sốt.
– Mọc mụn nước, mụn mủ trên vùng da bị hăm sữa.
– Đau nhức toàn thân.
– Suy nhược, mệt mỏi.
IV – Trẻ bị hăm sữa có nguy hiểm không?
Thông thường, hăm sữa ở cổ và hăm sữa ở mặt trẻ sơ sinh không phải là một tình trạng nguy hiểm. Khi trẻ bị hăm sữa ở cổ và trẻ bị hăm sữa ở mặt thường chỉ bị khó chịu và ngứa ngáy.
Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, da có thể bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thậm chí có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
1. Bé bị giật mình khi ngủ
Bị hăm sữa khiến trẻ khó chịu và quấy khóc, nặng hơn là bị giật mình trong khi ngủ. Khi giấc ngủ không đủ chất lượng và số lượng bé dễ cáu gắt, đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe của trẻ giảm sút, chậm phát triển chiều cao và cân nặng.
2. Ăn không ngon, sụt cân
Bé bị hăm sữa nặng gây đau rát khiến bé ăn không ngon miệng, gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Một số trường hợp trẻ bị hăm nặng còn bị sụt cân vì biếng ăn trong giai đoạn bị hăm sữa.
3. Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men (Candida) có thể phát triển nếu hăm da không được điều trị trong hơn một vài ngày. Dấu hiệu nhận biết gồm các vùng da màu đỏ sẫm có hoặc không nổi lên các mụn mủ chứa đầy chất lỏng màu vàng, có thể vỡ và bong tróc.
4. Nhiễm khuẩn da
Hăm da gây ngứa ngáy khiến người bệnh liên tục cào, gãi để giảm cảm giác ngứa. Tuy nhiên, hành động lại diễn ra liên tục có thể làm rách da, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập. Hậu quả là có nguy cơ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn.
Để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm ở trên, khi bé có dấu hiệu bị hăm sữa, ba mẹ nên áp dụng ngay các biện pháp khắc phục và chăm sóc da tại nhà. Nếu tình trạng hăm sữa ở trẻ không thuyên giảm sau khoảng 2-3 ngày, hãy đi thăm khám ngay.
Hăm sữa ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng da.
V – Khi nào trẻ bị hăm sữa cần thăm khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp hăm sữa ở trẻ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và ít khi cần điều trị tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu trẻ rơi vào một trong các trường hợp dưới đây, ba mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng xử trí phù hợp và hiệu quả:
– Tình trạng hăm sữa không thuyên giảm sau 3-5 ngày dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
– Vùng da bị hăm sữa có xu hướng lan rộng sang các vùng da khác của cơ thể.
– Vùng da bị hăm sữa có dấu hiệu nhiễm trùng như: chảy mủ, rỉ dịch, đóng vảy.
– Da nổi mẩn đỏ kèm theo sốt hoặc bị tiêu chảy trên 48 giờ.
– Ngứa ngáy dữ dội kèm sưng tấy và đau đớn ở vùng da bị hăm sữa.
Ba mẹ nên đưa con đi thăm khám nếu tình trạng hăm sữa không thuyên giảm sau 2-3 ngày điều trị tại nhà.
VI – Cách chữa hăm sữa cho bé hiệu quả
Hăm sữa ở trẻ có thể tự điều trị tại nhà khi các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Trường hợp trẻ bị hăm sữa nặng cần đi thăm khám bác sĩ để được điều trị đúng cách và kịp thời.
1. Nguyên tắc cần nhớ
Các nguyên tắc ba mẹ cần nhớ trong quá trình chăm sóc, trị hăm da cho con gồm:
– Đảm bảo vùng da bị hăm sữa luôn thông thoáng, khô ráo, không bị bám sữa hay đọng mồ hôi.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm sữa để tránh bị kích ứng da.
– Loại bỏ tác nhân gây kích ứng da có trong: mồ hôi, chất thải cơ thể, quần áo, bụi vải…
– Dùng kem trị hăm để loại bỏ và phòng ngừa hăm sữa tái phát.
– Dùng kem dưỡng để tái tạo và phục hồi vùng da bị hăm sữa cho trẻ.
2. Chăm sóc và điều trị tại nhà
Khi trẻ bị hăm sữa ở mức độ nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc và khắc phục dưới đây:
– Giữ vùng da sạch sẽ và khô ráo: Nhẹ nhàng rửa vùng da bị hăm sữa bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không mùi thơm dành cho trẻ em. Lau khô vùng da bị hăm sữa bằng khăn mềm hoặc để khô hoàn toàn trước khi mặc quần áo hoặc tã lót.
– Chườm lạnh: Chườm lạnh lên vùng da trẻ bị hăm có thể giúp giảm đau và ngứa cho bé. Phương pháp này giúp làm dịu da và giảm viêm. Ba mẹ có thể thực hiện chườm lạnh cho con 2-3 lần/ngày, và đừng quên lau khô da của bé sau khi chườm.
– Giảm thiểu đổ mồ hôi: Tình trạng hăm sữa có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bé bị đổ nhiều mồ hôi do nắng nóng. Do đó, ba mẹ nên giảm bớt hoặc cởi bỏ một số lớp quần áo mẹ đang mặc cho bé; chọn quần áo và khăn cổ cho con bằng chất liệu vải cotton, ưu tiên chọn loại vải mềm và thoáng khí; cho bé ở nơi thoáng mát, sử dụng máy điều hòa hoặc quạt để làm mát da cho bé…
– Tránh chà xát vùng da bị hăm sữa: Giữ vùng tã của trẻ sơ sinh sạch sẽ và khô ráo là điều quan trọng, đặc biệt là khi trẻ bị mẩn ngứa, nhưng ba mẹ nên nhớ rằng vệ sinh nhẹ nhàng là tốt nhất. Chà xát khu vực này trên cơ thể hoặc chà xát khô có thể gây kích ứng thêm phát ban và làm tổn thương làn da nhạy cảm.
– Thử tắm bột yến mạch: Nghiên cứu cho thấy, bột yến mạch dạng keo có thể làm giảm viêm, giảm kích ứng, giảm đau và ngứa do hăm sữa. Ba mẹ có thể muang bột yến mạch ở nhiều hiệu thuốc về hòa vào nước và tắm cho con, chú ý tắm kỹ hơn ở những da bị hăm sữa.
– Dùng kem bôi hăm sữa cho trẻ: Sử dụng kem chống hăm là cách hiệu quả để giúp bé loại bỏ tình trạng hăm sữa. Ba mẹ nên mua kem trị hăm cho bé của các thương hiệu uy tín tại các hiệu thuốc hoặc các cửa hàng bán đồ cho mẹ và bé uy tín.
Để giúp vùng da bị hăm sữa nhanh khỏi, ba mẹ có thể cân nhắc và sử dụng kem bôi Yoosun Rau má thoa cho con. Yoosun Rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, D- Panthenol, Chlorhexidine Digluconate, vitamin E, không chứa parabens và corticoid nên ba mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Mỗi ngày, ba mẹ nên thoa kem Yoosun Rau má cho con 2 lần, không cần rửa lại với nước. Sau khoảng vài ngày, vết hăm sữa sẽ dịu xuống.
Cách dùng Yoosun Rau má để giảm hăm sữa cho trẻ như sau:
– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm.
– Bước 2: Dùng khăn bông sạch thấm khô da.
– Bước 3: Tiếp đến lấy một lượng Yoosun Rau má vừa đủ, thoa lên vùng da bị hăm cần tác động.
Kem bôi mát lành làn da Yoosun Rau má.
Nếu tình trạng hăm sữa ở trẻ vẫn không thuyên giảm, ba mẹ hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám và điều trị chuyên sâu để chấm dứt tình trạng này.
3. Điều trị y tế
Nếu hăm sữa ở trẻ kéo dài, không thuyên giảm hoặc trầm trọng hơn, có dấu hiệu bị nhiễm trùng (sốt, sưng tấy, có mủ, dịch chảy ra) thì ba mẹ nên đưa con đi thăm khám ngay để được điều trị y tế phù hợp.
Sau khi thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng hăm sữa, bác sĩ đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. Các loại thuốc thường được dùng để trị hăm sữa cho trẻ là:
– Kem chống viêm corticoid nồng độ thấp: Có tác dụng giảm sưng, giảm dị ứng. Thuốc thường dùng là Cortisol, Methylprednisolone, Prednisolon. Mỗi ngày bôi cho con từ 1 – 2 lần, duy trì 5 – 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ bị hăm sữa nặng cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Thuốc kháng sinh đường bôi: Loại thuốc này chỉ dùng khi vùng da bị hăm lở loét nghiêm trọng và bội nhiễm. Thuốc thường dùng là Amoxicillin, Gentamicin, Cefazolin. Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ, duy trì 7 – 10 ngày.
– Thuốc kháng sinh đường uống: Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc dùng kết hợp thuốc bôi với thuốc kháng sinh uống để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thuốc kháng sinh đường uống điều trị hăm sữa có thể kể đến như thuốc: Erythromycin, Flucloxacillin.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh, ba mẹ cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng hoặc tự tăng liều vì có thể tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm như: phù, suy thận cấp, chức năng ức chế miễn dịch của da không hoạt động…
VII – Biện pháp phòng ngừa hăm sữa ở trẻ
Ba mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa hăm sữa cho con bằng cách thực hiện và tuân thủ một số lưu ý dưới đây:
1. Tránh để da tiếp xúc với sữa
Để tránh bị chảy sữa vào cổ khi bú mẹ hoặc ti bình, ba mẹ hãy sử dụng yếm mềm để giữ cho vùng cổ của bé khô ráo.
Trường hợp không may bị sữa chảy vào da, ba mẹ nên chú ý lau rửa sạch cho con ngay, tránh để sữa đọng lại quá lâu trên da. Khi vệ sinh, ba mẹ nên dùng khă sạch và nước ấm lau vùng cổ cho bé.
2. Giữ da sạch sẽ, khô thoáng
Giữ cho da sạch sẽ và khô thoáng là điều quan trọng để phòng ngừa hăm sữa ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý thường xuyên vệ sinh vùng da cổ, nhất là sau khi cho con uống sữa
Ba mẹ nên chú ý vệ sinh và tắm rửa cho con hàng ngày với nước cùng loại xà phòng dành riêng cho trẻ em. Sau khi tắm xong nên dùng khăn sạch để lau khô da, tránh da bị ẩm ướt và hầm bí.
Ngoài ra, khi vệ sinh tắm rửa cho bé, ba mẹ cần tránh sử dụng xà phòng có chất tẩy hoặc chà xát mạnh lên da. Vì điều này có thể gây kích ứng và tổn thương da.
Trường hợp không may bị sữa chảy vào mặt và cổ, ba mẹ nên chú ý lau rửa sạch cho con ngay, tránh để sữa đọng lại quá lâu trên da.
3. Biện pháp khác
Ba mẹ cũng có thể phòng ngừa hăm sữa ở trẻ bằng cách chủ động loại trừ một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hăm sữa. Cụ thể là:
– Tắm lá: Một số loại lá như lá ổi, lá trầu không, lá khế, khổ qua có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm mát và dịu da, ba mẹ có thể dùng để nấu nước tắm cho con mỗi ngày để phòng ngừa hăm sữa.
– Tránh các chất gây kích ứng: Kiểm tra yếm cổ, quần áo, chăn và chất tẩy rửa của trẻ để tìm các chất gây kích ứng tiềm ẩn. Sử dụng bột giặt không có mùi thơm và không gây dị ứng, đồng thời tránh sử dụng chất làm mềm vải hoặc giấy sấy vì chúng có thể chứa các hóa chất mạnh có thể gây kích ứng.
– Mặc quần áo phù hợp: Tránh mặc quần áo chật hoặc vải tổng hợp có thể giữ nhiệt và ẩm. Thay vào đó, hãy chọn quần áo rộng rãi, thoáng khí làm từ chất liệu tự nhiên như cotton.
– Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho da bé, nên chọn sản phẩm có độ pH tốt nhất là trong khoảng 4,5 – 5,5.
– Giặt sạch và phơi khô quần áo của trẻ, chú ý xả nhiều lần với nước để không còn tồn đọng bột giặt.
– Tránh đưa trẻ tới các môi trường nóng ẩm, có nhiều bụi bẩn khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi.
– Cho bé uống đủ nước; ăn uống khoa học và lành mạnh để duy trì làn da khỏe mạnh.
Hăm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể điều trị khỏi hoàn toàn tại nhà. Điều quan trọng là ba mẹ cần phát hiện và điều trị kịp thời, tránh chủ quan để kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng da, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của trẻ. Ba mẹ cũng có thể chủ động hăm sữa cho con bằng cách tránh để sữa chảy, đọng lại và tích tụ trên da quá lâu kết hợp vệ sinh tắm rửa cho bé sạch sẽ đồng thời giữ da luôn khô thoáng.
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diaper-rash/diagnosis-treatment/drc-20371641
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322472#causes
https://www.verywellhealth.com/baby-rash-on-face-8610483
https://www.bldgactive.com/handling-baby-rash-on-neck-essential-tips/.
https://www.parents.com/baby/health/rashes/infant-neck-rashes/
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!