Bị dị ứng son môi phải làm sao? Cách trị môi bị dị ứng với son
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trong các loại dị ứng mỹ phẩm thì dị ứng son môi là hiện tượng rất phổ biến, nếu không có khắc phục đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tổn thương môi nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý hiệu quả vấn đề này?
I – Hiện tượng dị ứng son môi là như thế nào?
Dị ứng son môi là tình trạng da môi bị viêm đỏ, nứt nẻ, ngứa ngáy, khô ráp do dị ứng với các thành phần có trong son môi. Các phản ứng dị ứng thường xảy ra ngay khi sử dụng son hoặc sau vài giờ.
Mức độ dị ứng son môi phụ thuộc vào cơ địa của người dùng, thành phần và thời gian sử dụng son. Trường hợp nhẹ, dị ứng son chỉ gây ngứa ngáy nhẹ, viêm đỏ và nứt nẻ môi.
Một số trường hợp bị nặng, dị ứng có thể khiến da môi kích ứng mạnh, phù nề, nổi mụn nước, viêm đỏ kèm đau nhức,..
Dị ứng son môi hình ảnh
II – Nguyên nhân gây dị ứng với son môi
Cơ chế hình thành dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với các thành phần có trong son môi. Khi tiếp xúc với các thành phần này, da bị kích thích, dẫn truyền tín hiệu đến cơ quan miễn dịch. Hệ miễn dịch sản sinh ra Histamin và các chất chống lại những thành phần đó.
Nguyên nhân thường gặp gây tình trạng môi bị dị ứng với son:
– Cơ địa dị ứng
Người có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ cao bị dị ứng mỹ phẩm cũng như các loại son môi.
– Sử dụng son kém chất lượng
Sử dụng son kém chất lượng thường có nguy cơ dị ứng cao. Thành phần trong các sản phẩm này còn khiến da môi thâm sạm, nứt nẻ, khô ráp và chảy máu.
Bên cạnh đó, một số loại son môi còn chứa hàm lượng chì lớn nếu sử dụng trong thời gian dài không chỉ gây kích ứng môi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Son môi kém chất lượng rất dễ gây dị ứng
– Son chứa thành phần dễ kích ứng
Hầu hết các loại son môi đều chứa một lượng chất bảo quản, hương liệu, chì nhất định,… là thành phần dễ gây ra các biểu hiện dị ứng son môi.
Ngoài ra, một số loại son môi còn chứa hoạt chất chống có thể gây dị ứng và mẫn cảm ở một số đối tượng.
– Dùng son môi quá hạn sử dụng
Hầu hết các loại son môi đều chỉ nên sử dụng trong 6 – 12 tháng tính từ thời điểm mở nắp. Son quá hạn sử dụng có thể bị biến đổi về tính chất và trạng thái, làm tăng nguy cơ dị ứng, nứt nẻ và thâm sạm môi.
– Không làm sạch son môi sau khi sử dụng
Nếu không làm sạch đúng cách, lượng chì và một số thành phần trong son có thể tích tụ ở vùng da môi khiến môi bị dị ứng, viêm đỏ, phù nề, nổi mụn nước, nứt nẻ và ngứa ngáy.
III – Dấu hiệu dị ứng son môi
Dị ứng son môi có biểu hiện khá đa dạng, triệu chứng không có tính điển hình và đồng nhất. Các hình thái tổn thương phụ thuộc phần lớn vào cơ địa người dùng, nguyên nhân gây dị ứng và một số yếu tố khác.
Một số biểu hiện thường gặp bao gồm:
– Da môi có cảm giác nóng rát bất thường và ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội
Da môi bị kích ứng sau khi dùng son
– Dị ứng son môi sưng, viêm, phù nề.
– Xung quanh viền môi có thể nổi các mụn nước nhỏ li ti.
– Da môi thâm sạm, xỉn màu, nứt nẻ, bong tróc cũng là những triệu chứng dị ứng son môi.
– Trong trường hợp có bội nhiễm, da môi có dấu hiệu dị ứng son sưng nóng, mưng mủ, đau rát và khó chịu
IV – Dị ứng son môi bao lâu thì khỏi?
Thống kê cho thấy, hầu hết các trường hợp dị ứng son đều có mức độ nhẹ, chỉ gây ngứa ngáy, viêm đỏ và nứt nẻ. Nếu xử lý và chăm sóc đúng cách, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau 3 – 5 ngày.
Tuy nhiên một số trường hợp dấu hiệu bị dị ứng son môi nặng, thương tổn có thể phát triển nghiêm trọng dần làm tăng nguy cơ bội nhiễm và để lại sẹo thâm sẽ mất thời gian dài để khắc phục.
V – Bị dị ứng son môi phải làm sao? Cách trị môi bị dị ứng với son
Ngay khi phát hiện biểu hiện của dị ứng son môi cần phải ngưng sử dụng sản phẩm đang dùng, làm sạch vết son.
Bị dị ứng son môi nên làm gì? Nên ngưng sử dụng và làm sạch vết son trên môi
Nếu biểu hiện nhẹ thì không đáng lo ngại và có thể xử lý khắc phục tại nhà. Trường hợp phản ứng mức độ nặng cần đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị.
( >> Xem thêm cách xử lý khi bị dị ứng nước rửa chén TẠI ĐÂY)
1. Dị ứng son môi dùng thuốc gì?
Những trường hợp cần phải bôi thuốc chữa dị ứng phải có sự chỉ định của bác sĩ. Qua kiểm tra, xét nghiệm bác sĩ sẽ kê thuốc bôi và cách trị môi bị dị ứng với son phù hợp cho bệnh nhân.
– Trường hợp da môi viêm và phù nề nhiều, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi chứa corticoid có hoạt tính nhẹ để giảm viêm, kháng dị ứng và giảm ngứa.
– Thuốc ức chế calcineurin giảm viêm, kháng dị ứng, giảm ngứa.
– Thuốc kháng histamin H1 là thuốc trị dị ứng son môi dùng khi kháng dị ứng, giúp giảm tổn thương và cải thiện làn da.
– Thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị dị ứng son môi dùng khi bị bội nhiễm hoặc có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ
2. Cách chữa bị dị ứng son môi nhẹ
Đối với trường hợp dị ứng nhẹ có thể xử lý tại nhà bằng một số biện pháp sau:
– Thoa son dưỡng cho môi
Son dưỡng môi cần chọn loại có chiết xuất từ thiên nhiên như dầu thực vật, sáp ong, mật ong, bơ hạt mỡ hoặc các loại vitamin để làm giảm dấu hiệu kích ứng giúp môi được mềm mại vừa an toàn lành tính. Điều này là rất quan trọng vì cũng có một số trường hợp bị dị ứng son dưỡng môi.
– Đắp mặt nạ môi từ thiên nhiên
Có thể đắp mặt nạ cho môi bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên cũng là cách chữa dị ứng son môi để cải thiện triệu chứng dị ứng. Một số mặt nạ lành tính như lô hội, mật ong, dưa leo, bơ,…
Đắp mặt nạ dưỡng môi
– Bổ sung dinh dưỡng tốt cho môi
Người bị dị ứng với son môi nên ăn nhiều thực phẩm có chứa khoáng chất và vitamin như rau xanh, sinh tố hoa quả.
Bên cạnh đó cần uống đủ nước sẽ giúp môi tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng dị ứng. Đồng thời không ăn đồ dễ bị dị ứng, đồ cay nóng để tránh bị kích ứng.
Bên cạnh các cách xử lý dị ứng son môi phải làm sao? Để phòng tránh tình trạng dị ứng với các sản phẩm son môi, người dùng cần chú ý:
– Kiểm tra chất lượng son môi xem có thành phần dị ứng hay không trước khi dùng.
– Bỏ thói quen liếm môi vì sẽ khiến cho môi bị khô và viêm nhiễm.
– Nên lựa chọn son có thành phần tự nhiên, có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nội dung trên về nguyên nhân, dấu hiệu của dị ứng son môi, cách trị dị ứng son môi và hướng xử lý nên làm gì khi bị dị ứng son môi hy vọng sẽ giúp ích cho nhiều người.
Dị ứng son môi là hiện tượng không hiếm gặp, dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe, tinh thần. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng, người dùng cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sỹ chuyên khoa.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn giải đáp.
Tham khảo thêm:
- Bị dị ứng kem đánh răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
- Dị ứng dung dịch vệ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!