Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 15/08/2020

Bị dị ứng nhộng tằm phải làm sao? Cách chữa dị ứng nhộng tằm

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nhộng tằm là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng vì nguy cơ dị ứng và ngộ độc khi ăn là rất cao. Vậy dị ứng nhộng tằm là gì? biểu hiện của tình trạng này ra sao? Dưới đây là những thông tin về tình trạng này.

I – Dị ứng nhộng tằm là như thế nào?

Dị ứng tằm là hiện tượng cơ thể phản ứng tiêu cực với một thành phần nào đó trong nhộng tằm tương tự với hiện tượng dị ứng các thức ăn khác như đậu phộng, trứng, sữa, thịt bò, hải sản…

Trong nhộng tằm có nhiều đạm, khoáng chất như canxi, photpho và các vitamin A, B1, B2, C…. Đặc biệt, có tới 73,5 hàm lượng protein chứa nhiều axit amin quan trọng.

Đây chính là nguyên nhân gây dị ứng hàng đầu do cơ thể sinh ra histamin phản ứng với một hoặc một số axit amin có trong đạm của nhộng tằm.

bị dị ứng nhộng tằm Nhộng tằm có thể gây dị ứng do hàm lượng protein cao

Ngoài ra, cũng có trường hợp dị ứng với chất bảo quản natri sunfit, được dùng để bảo quản nhộng.

Nguyên nhân dị ứng với nhộng tằm còn có thể là do mua phải nhộng tằm để lâu đã bị ôi hỏng, chất đạm bị phân hóa trở nên độc hại.

Cũng có thể do ăn phải nhộng tằm bị ngâm hóa chất hoặc do chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng cách. Tình trạng dị ứng thường gặp ở người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng.

II – Dấu hiệu khi bị dị ứng nhộng tằm

Phản ứng dị ứng ở mỗi trường hợp có thể ở mức nhẹ hoặc nặng, biểu hiện cũng khác nhau:

1. Dị ứng nhẹ

Ở người bị dị ứng nhộng mức độ nhẹ thường xuất hiện các triệu chứng về hệ tiêu hóa như nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau quặn bụng,… và biểu hiện ngoài da như nổi mề đay, phát ban, mặt đỏ bừng.

Bên cạnh đó, một số trường hợp sẽ xuất hiện các biểu hiện về hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản.

Bị dị ứng nhộng tằm phải làm saoDị ứng mẩn ngứa, kích ứng ngoài da

2. Dị ứng nặng

Ngoài hiểu hiện trên, một số trường hợp dị ứng còn có thể xảy ra hiện tượng sốc phản vệ, trụy tim mạch, đe dọa tính mạng.

Các biểu hiện sốc phản vệ điển hình là: co thắt đường hô hấp, khó thở, cổ họng bị sưng, tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mạch đập nhanh, mất ý thức, ngất xỉu,…

III – Dị ứng nhộng tằm phải làm sao? Cách chữa dị ứng nhộng tằm

Tùy vào số lượng thực phẩm, mức độ mẫn cảm mà ở từng người sẽ có những phản ứng khác nhau. Để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra, có thể tham khảo các cách chữa dị ứng tằm tùy theo tình trạng dị ứng như sau:

1. Bị dị ứng nhộng tằm nhẹ

Đối với trường hợp nhẹ, khi có biểu hiện dị ứng, trước hết cần cố gắng nôn đẩy thức ăn chưa tiêu hóa ra ngoài cải thiện tình trạng dị ứng và học hỏi cách chữa dị ứng nhộng tằm đơn giản sau:

– Uống một cốc nước ấm pha mật ong hoặc uống một cốc nước chanh ấm.

Học cách chữa dị ứng nhộng tằmUống nước ấm pha chanh hoặc mật ong để giảm triệu chứng

– Khi da nổi ban đỏ mề đay, có thể đập dập 1 nhánh gừng hoặc lấy vài lát gừng pha với nước ấm, uống từng ngụm nhỏ để xoa dịu bụng. Đây cũng là một mẹo trị dị ứng nhộng tằm hiệu quả.

– Bệnh nhân bị nôn có thể sử dụng dung dịch oresol để bù nước và điện giải.

– Dị ứng mẩn ngứa có thể thoa kem Yoosun rau má để làm dịu da, giảm triệu chứng. Với thành phần chính là dịch chiết rau má cùng vitamin E, kem Yoosun rau má giúp dưỡng ẩm da, giảm ngứa hiệu quả đồng thời hỗ trợ làm lành nhanh những tổn thương trên da.

Mẹo trị dị ứng nhộng tằmBôi kem chống ngứa, dịu da

Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép và phù hợp với mọi làn da, kể cả da nhạy cảm và trẻ sơ sinh.

( >> Xem thêm cách xử lý khi bị dị ứng khẩu trang y tế TẠI ĐÂY)

2. Bị dị ứng nhộng tằm nặng

Nếu phản ứng dị ứng tằm nặng hơn, cần thăm khám bác sỹ để có cách điều trị chuyên sâu hơn. Bác sỹ có thể kê thuốc kháng histamin tùy vào tình trạng dị ứng.

Ngoài sử dụng các loại thuốc kháng histamin điều trị dị ứng nhộng tằm, người bệnh còn được điều trị bằng một số thuốc uống hoặc tiêm như:

– Epinephrine: Sốc phản vệ khi bị dị ứng nhộng ong phải làm sao? Tiêm nhanh trong vòng 1 phút sau phản ứng dị ứng, áp dụng với trường hợp có nguy cơ suy tim, trụy tim mạch cấp.

– Thuốc Corticoid đường uống hoặc tiêm áp dụng với trường hợp co thắt hoặc đề phòng sốc phản vệ.

– Thuốc chống co thắt phế quản: Được dùng cho người bị phù thanh quản, bị hen.

Lưu ý: Sau khi nắm rõ dị ứng nhộng phải làm gì bệnh nhân cần chú ý, các loại thuốc trên thường có tác dụng phụ, vì vậy chỉ sử dụng khi có chỉ định và dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian bác sỹ đã hướng dẫn.

Trên đây là nội dung cơ bản về hiện tượng dị ứng với tằm, hướng dẫn bị dị ứng nhộng phải làm sao? Có thể thấy, các phản ứng khi bị dị ứng nhộng tằm cũng giống như hiện tượng dị ứng các thực phẩm khác gây triệu chứng nếu nhẹ không quá lo ngại, có thể xử lý bằng các cách chữa dị ứng với nhộng tại nhà và nếu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cần được cấp cứu chẩn đoán kịp thời.

Người bệnh khi có các dấu hiệu dị ứng nên ngừng sử dụng thực phẩm này ngay lập tức và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (3 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục