Bị dị ứng da mặt phải làm sao? Dấu hiệu và cách trị dị ứng mặt
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
So với các vùng da trên cơ thể, da mặt thường mỏng và có độ nhạy cảm cao vì thế vùng da này rất dễ mẫn cảm và dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Việc xác định nguyên nhân dị ứng da mặt sẽ giúp chúng ta có hướng xử lý đúng đắn và phòng tránh hiệu quả.
I – Dị ứng da mặt là như thế nào?
Dị ứng da mặt là hiện tượng da mặt xuất hiện sẩn đỏ, mề đay, phát ban, mụn viêm,… khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
Tổn thương do dị ứng mặt có hình thái đa dạng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ không đồng nhất do phụ thuộc vào nguyên nhân dị ứng, yếu tố cơ địa, loại da và một số yếu tố khác.
Phần lớn các trường hợp bị dị ứng da mặt xảy ra ở vùng má, trán, cằm và mũi. Ở một số người có cơ địa nhạy cảm, tổn thương da có thể lan tỏa rộng sang vùng da đầu, tai và cổ.
Hình ảnh viêm da dị ứng ở mặt
II – Nguyên nhân bị dị ứng mặt
Hiện tượng dị ứng da mặt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
– Dị ứng mỹ phẩm: Dị ứng mỹ phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng dị ứng trên mặt. Sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, chứa thành phần dễ gây dị ứng hoặc lựa chọn sản phẩm không phù hợp với loại da có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây mụn, sưng viêm và dị ứng.
– Dị ứng thực phẩm: Ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, đậu nành,… có thể khiến hệ miễn dịch phóng thích histamine gây mụn dị ứng trên mặt và nổi mề đay ở khắp cơ thể.
– Dị ứng da mặt thời tiết: Thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn, mề đay, dị ứng da mặt mùa đông, mùa hè.
– Một số bệnh về da liễu: Nổi dị ứng trên mặt, nổi sẩn đỏ cũng là biểu hiện của một số bệnh da liễu như chàm, nấm da, vẩy nến, mụn trứng cá,…
– Môi trường ô nhiễm: Các thành phần độc hại trong không khí như bụi mịn, kim loại nặng, hóa chất,… không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da nhanh lão hóa và gây dị ứng mặt mẩn đỏ.
Thời tiết, môi trường, nhiệt độ cũng là yếu tố có thể gây dị ứng
– Sự thay đổi của nội tiết tố: Đây là dấu hiệu thường gặp ở độ tuổi dậy thì, cũng có thể gặp dị ứng da mặt khi mang thai.
Thông thường, những cơn ngứa chỉ kéo dài một thời gian ngắn do sự thay đổi nhanh chóng của nội tiết tố trong cơ thể.
– Vệ sinh da kém: Vệ sinh da mặt không đảm bảo có thể khiến bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết ứ đọng trong lỗ chân lông, làm suy giảm hàng rào bảo vệ da làm bùng phát triệu chứng dị ứng ở mặt khi có yếu tố thuận lợi.
– Một số nguyên nhân khác: Bị dị ứng trên mặt còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như căng thẳng kéo dài, da bị nhiễm corticoid, da quá nhạy cảm,…
III – Dấu hiệu dị ứng da mặt
Khi bị dị ứng, vùng da mặt sẽ xuất hiện các mẩn đỏ, kèm theo ngứa ngáy, nóng rát và châm chích. Trước khi định hướng dị ứng mặt nên làm gì cần nắm được các dấu hiệu nhận biết dị ứng da mặt, bao gồm:
1. Dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa rát
Đây là triệu chứng rất phổ biến, gặp ở hầu hết các nguyên nhân bị viêm da dị ứng ở mặt. Trên da mặt có những mẩn đỏ, có thể rải rác hoặc tập trung tại một vùng da, dị ứng da mặt đỏ rát kèm cảm giác ngứa ngáy, thôi thúc người bệnh liên tục gãi.
Da mặt mẩn đỏ
( → Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng dị ứng thời tiết)
2. Dị ứng da mặt nổi mụn nước
Một số khu vực như cằm, trán và má có thể xuất hiện các nốt mụn màu đỏ, nhỏ li ti, dị ứng da mặt nổi mụn khiến da mặt trở lên sần sùi, mất đi tính thẩm mĩ.
3. Dị ứng da mặt ngứa
Triệu chứng ngứa da mặt thường đi kèm phát ban, nổi mề đay hoặc viêm da tiếp xúc,…
4. Dị ứng da mặt sưng phù
Tình trạng dị ứng sưng phù mặt tương đối nghiêm trọng, có thể dẫn đến việc sưng môi và chảy nước mắt. Người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để có cách trị dị ứng trên mặt hiệu quả.
5. Dị ứng mặt sưng đỏ
Da mặt màu đỏ đến đỏ đậm, da không đều màu, bị sưng, dị ứng da mặt sưng đỏ có thể gây đau và ngứa.
Biểu hiện dị ứng mặt đỏ không có tính đồng nhất, tùy thuộc vào nguyên nhân và cơ địa của người bệnh.
Dị ứng sưng đỏ mặt
IV – Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi không?
Đa số các trường hợp dị ứng trên da mặt đều không quá nghiêm trọng, có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Đối với một số trường hợp da mỏng, nhạy cảm và có thói quen gãi, cào, chà xát mạnh vào vùng da dị ứng có thể khiến da bị xước, chảy máu và để lại sẹo.
Vậy dị ứng da mặt có tự khỏi được không? Tùy theo tình trạng cơ địa mỗi người, dị ứng da mặt có thể tự khỏi hoặc thuyên giảm trong vòng một tuần. Nếu không có cách điều trị dị ứng da mặt kịp thời và đúng đắn, bệnh có thể kéo dài tới vài tuần.
V – Bị dị ứng da mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trong thời gian da mặt bị dị ứng, bên cạnh áp dụng cách chữa dị ứng ở mặt, người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, hiểu rõ bị dị ứng da mặt kiêng ăn gì, nên ăn gì để hỗ trợ quá trình hồi phục da, tránh những thực phẩm có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
1. Bị dị ứng da mặt nên ăn gì?
- Rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch và nuôi dưỡng làn da.
Rau xanh và trái cây tốt cho người dị ứng
Đồng thời, chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin, flavonoid,… giúp ngăn ngừa lão hóa, phục hồi các tế bào hư tổn và hỗ trợ giảm viêm sưng. Bạn đang lo lắng dị ứng da mặt làm sao hết? hãy ăn nhiều rau củ quả để cải thiện.
- Sữa chua
Sữa chua chứa probiotic (lợi khuẩn) và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe làn da, điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn và giảm mức độ ngứa ngáy.
- Bị dị ứng ở mặt nên làm gì? uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp duy trì độ ẩm cho da, giảm tình trạng da khô ráp, ngứa ngáy và nóng rát. Đồng thời còn thúc đẩy quá trình đào thải “dị nguyên” và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị dị ứng da mặt.
2. Bị dị ứng da mặt kiêng ăn gì?
- Thực phẩm dễ gây dị ứng
Bị dị ứng mặt kiêng ăn gì? Khi bị dị ứng da mặt, hệ miễn dịch có xu hướng mẫn cảm và dễ bị kích thích bởi các yếu tố.
Do đó trong quá trình điều trị, bạn cần hạn chế bổ sung các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, đậu phộng, sữa bò, lúa mạch.
Dị ứng da mặt nên kiêng gì? Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng cần kiêng
( → Xem thêm: Dị ứng hải sản – Những thông tin cần biết)
- Bị dị ứng da mặt không nên ăn gì? Thực phẩm nhiều gia vị
Các loại thức ăn chứa nhiều muối, đường và gia vị cay nóng có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, gây tiết nhiều mồ hôi và làm tăng mức độ ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều đường còn làm tăng đường huyết và giảm khả năng phục hồi của da.
- Thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao
Dị ứng da mặt không nên ăn gì còn có thịt bò, thịt cừu, trứng gà,… là những loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao không được khuyến khích dùng trong thời gian điều trị các bệnh lý dị ứng do nhóm thực phẩm này có thể khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn là dị nguyên gây ra các phản ứng dị ứng.
VI – Bị dị ứng da mặt phải làm sao? 7 cách điều trị dị ứng da mặt
Với những trường hợp dị ứng có mức độ nhẹ đến trung bình, bạn có thể cải thiện các triệu chứng trên da với một số cách chữa dị ứng trên da mặt sau:
1. Trị dị ứng da mặt bằng sữa chua
Bạn có thể tham khảo sữa chua, với hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào, sữa chua có tác dụng hydrat hóa (dưỡng ẩm), giảm khô da và chống viêm.
Bị dị ứng da mặt nên làm gì? Sử dụng sữa chua làm dịu da mặt
Đồng thời, sữa chua còn chứa axit lactic – có tác dụng làm mịn bề mặt da, loại bỏ tế bào chết và giảm tình trạng bong tróc.
Trị dị ứng da mặt tại nhà có thể dùng trực tiếp sữa chua không đường đắp lên da mặt hoặc kết hợp trị dị ứng da mặt bằng mật ong, dầu ô liu hoặc một số nguyên liệu tự nhiên khác để làm dịu da mặt đang bị dị ứng.
2. Trị dị ứng da mặt bằng nghệ
Nghệ có tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh, có thể giúp làn da căng bóng, cải thiện màu da, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, ảnh hưởng tích cực tới các mô và sự sản sinh collagen.
Cũng nhờ vậy mà nghệ được sử dụng là cách trị dị ứng da mặt hiệu quả thông qua những công thức đơn giản như đắp mặt bằng bột nghệ kết hợp với các nguyên liệu khác như sữa chua, sữa tươi, mật ong, yến mạch, dầu dừa,…
Các công thức này để người bệnh nổi dị ứng ở mặt tham khảo sử dụng khi đang không biết bị dị ứng mặt phải làm sao để cải thiện.
3. Trị dị ứng da mặt bằng khổ qua
Khổ qua chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen, ngăn ngừa sẹo thâm và làm đều màu da.
Bên cạnh đó, chúng còn chứa vitamin A giúp loại bỏ tế bào dày sừng và tăng sức đề kháng cho da.
Bị dị ứng da mặt ngứa phải làm sao? Khổ qua có tác dụng tốt trong việc chữa dị ứng da mặt
Mướp đắng dùng chữa dị ứng da mặt tại nhà thực hiện như sau:
– Rửa sạch 1 quả khổ qua, nạo bỏ ruột và cắt thành từng miếng nhỏ
– Xay nhuyễn với 100ml nước
– Cho hỗn hợp vào các khay đá và để đông hoàn toàn
– Sau khi rửa mặt, sử dụng 1 viên đá lăn toàn bộ khuôn mặt, tập trung vào những vùng dị ứng da mặt đỏ, mẩn ngứa.
Có thể áp dụng cách trị dị ứng trên da mặt này 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
4. Dị ứng da mặt có nên rửa nước muối?
Đối với làn da đang bị dị ứng, chữa dị ứng mặt tại nhà bằng nước muối mang lại những tác dụng như tẩy tế bào chết, diệt khuẩn, giảm sưng ngứa, viêm da dị ứng trên mặt…
Do đó, dùng nước muối để rửa mặt là một cách chữa viêm da dị ứng ở mặt tuy nhiên bạn cần sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng tại nhà với nồng độ phù hợp để tránh làm tổn thương da.
Bị dị ứng mặt phải làm thế nào? Rửa mặt bằng nước muối sinh lý giảm viêm
5. Bị dị ứng mặt uống thuốc gì?Thuốc uống trị dị ứng da mặt
Ngoài thuốc bôi, một số trường hợp bác sỹ có thể chỉ định dùng phối hợp với thuốc uống chữa dị ứng da mặt như thuốc kháng histamine H1.
Đây là thuốc trị dị ứng da mặt hiệu quả hoạt động bằng cách ức chế histamine ở thụ thể H1 nhằm làm giảm các triệu chứng dị ứng.
Thuốc điều trị dị ứng da mặt ức chế calcineurin nhằm ngăn chặn quá trình phóng thích kháng nguyên, từ đó làm giảm viêm, sưng và ngứa da.
Vùng da mặt khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng vì vậy người bệnh dị ứng da mặt cần tuân thủ đúng đơn kê và hướng dẫn của bác sỹ trong việc dùng thuốc uống dị ứng da mặt.
Bị dị ứng da mặt uống thuốc gì? Dùng thuốc uống theo chỉ định của bác sỹ
6. Cách cải thiện dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị dị ứng ở mặt khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng trẻ bị dị ứng da mặt thì phải làm sao?
Đối với dị ứng da mặt ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng dầu dừa để cải thiện. Dầu dừa có khả năng làm giảm tình trạng dị ứng, mẩn ngứa da nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Cách trị viêm da dị ứng ở mặt, mẹ chỉ cần vệ sinh da mặt cho con bằng nước ấm, lau khô da mặt bằng khăn mềm.
Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa đều lên da mặt. Sau đó, massage nhẹ nhàng để dầu dừa thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng.
Để trong 10 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm.
7. Dị ứng mặt bôi gì?
Bên cạnh các cách trị dị ứng mặt ở trên, nhiều người băn khoăn dị ứng da mặt nên bôi gì?
Làn da bị dị ứng thường có sức đề kháng kém và dễ bị tổn thương do đó trong thời gian này, người bị dị ứng nên bôi kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên nhằm cân bằng độ pH cho da, duy trì độ ẩm và phục hồi màng lipid.
Bôi kem dưỡng ẩm cho da mặt
Đồng thời việc dưỡng ẩm thường xuyên còn cải thiện hiện tượng căng rát, bong tróc và nứt nẻ.
Đối với làn da dị ứng đang rất nhạy cảm nên lựa chọn kem dưỡng ẩm có tính chất mát lành, dịu nhẹ, an toàn. Kem bôi da Yoosun rau má là một gợi ý hữu ích cho câu hỏi dị ứng da mặt bôi gì?
Kem bôi da rau má với thành phần chủ yếu gồm dịch chiết rau má cùng với vitamin E và các hoạt chất vừa giúp dưỡng ẩm da hiệu quả lại có thể giảm ngứa, ngăn ngừa mụn dị ứng ở mặt phát triển và lây lan. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm nhanh lành tổn thương.
Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép, phù hợp cho mọi làn da và có thể dễ dàng mua tại hiệu thuốc trên toàn quốc.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng dị ứng da mặt và cách điều trị. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh có thêm gợi ý tham khảo để quá trình điều trị hồi phục nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!