Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 27/12/2021

Bệnh chàm bội nhiễm là gì? Có lây không? Biểu hiện và điều trị

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Chàm bội nhiễm là cấp độ nặng và nghiêm trọng nhất của bệnh chàm do virus tấn công vào các tế bào da gây nhiễm trùng. Cùng tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn về bệnh chàm bội nhiễm qua bài viết sau để biết bệnh nguy hiểm thế nào, có lây không, nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào các bạn nhé!

I – Bệnh chàm bội nhiễm là gì? Hình ảnh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là một dạng bệnh da liễu hiếm gặp, do virus Herpes simplex 1 xâm nhập và gây ra. 

Bệnh chàm bội nhiễm xuất hiện chủ yếu ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nhưng vẫn có thể xảy ra ở người trường thành.

Bệnh chàm bội nhiễm là gìHình ảnh bị chàm bội nhiễm.

II – Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm 

Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm chính là do virus Herpes simplex 1, nhưng cũng có trường hợp do virus Herpes simplex 2 và một số chủng virus khác.  Bên cạnh đó, còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh chàm bội nhiễm gồm:

– Không điều trị bệnh chàm sớm: Chàm da là bệnh lý mãn tính không chỉ khó điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát. Nếu người bệnh không điều trị sớm thì da bị bong tróc sẽ gây cảm giác nứt nẻ, ngứa ngáy nên virus có thể dễ dàng xâm nhập. Hậu quả là các triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm sẽ xuất hiện.

– Cào gãi liên tục và thường xuyên: Cảm giác châm chích và ngứa ngáy trên da nên nhiều người theo phản xạ tự nhiên sẽ đưa tay lên để cào gãi. Hành động này lặp lại nhiều lần và thường xuyên sẽ khiến da trầy xước, thậm chí là chảy máu và tăng nguy cơ bị bội nhiễm.

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ emBệnh chàm bội nhiễm là do virus Herpes simplex 1 gây ra. 

( Xem thêm: Bệnh chàm da mặt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị )

– Lạm dụng thuốc bôi điều trị bệnh chàm: Các loại thuốc bôi ngoài da trị bệnh chàm như calcineurin và corticoid  đều có chứa các hoạt chất có tác dụng ức chế miễn dịch.

Nếu người bệnh lạm dụng loại thuốc này có thể khiến da đi khả năng đề kháng tự nhiên, từ đó virus, nấm và vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để tấn công và gây bệnh.

– Vệ sinh da chưa sạch sẽ: Làn da không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho virus Herpes và một số chủng virus khác tấn công gây ra tình trạng nhiễm trùng.

III – Triệu chứng chàm bội nhiễm

Các triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm thường khởi phát sau khoảng 1-2 tuần ủ bệnh. Theo các nghiên cứu, các triệu chứng bệnh xuất hiện chủ yếu ở các vùng da hỏi như cổ, đầu, mặt nhưng cũng có thể lan rộng trên toàn thân.  

Các biểu hiện và triệu chứng tại chỗ của bệnh chàm bội nhiễm như sau: 

– Mọc mụn nước kích thước 2-4mm trên da, có dịch trong suốt ở bên trong và dễ vỡ. 

– Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đau rát trên da.

– Một số ít người bệnh bị  nổi mụn nước màu đỏ, tím hoặc đen.

– Mụn nước vỡ có hướng đóng vảy tiết dày nếu bị bội nhiễm do vi khuẩn.

– Triệu chứng của bệnh chàm nội nhiễm có thể kéo dài từ 2-6 tuần, sau đó để lại sẹo thâm.

Triệu chứng chàm bội nhiễm nấmChàm bội nhiễm với các triệu chứng điển hình là mọc mụn nước, ngứa ngáy, da đóng vảy… 

Các triệu chứng toàn thân của bệnh chàm bội nhiễm gồm:

– Ớn lạnh.

– Sốt cao.

– Mệt mỏi.

– Sưng các hạch bạch huyết. 

– Vùng mí mắt bị tổn thương, tầm nhìn bị ảnh hưởng. 

IV – Chàm bội nhiễm có lây không? 

Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm là do vi rút nên bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với dịch của người bệnh.

Do đó, người nhiễm bệnh cần chủ động tránh tiếp xúc với những người khỏe mạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy giảm, người mắc các bệnh da liễu mãn tính.

Bệnh chàm bội nhiễm có lây khôngChàm bội nhiễm có khả năng lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với dịch của người bị bệnh. 

Bệnh chàm bội nhiễm ở thể nặng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: suy giảm chức năng nội tạng; nhiễm trùng giác mạc, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn; tử vong là biến chứng nặng nhất nhưng hiếm gặp.

( Xem thêm: Viêm da Demodex ở mặt: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị )

V – Cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm cho từng đối tượng

Để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng người mắc bệnh chàm bội nhiễm, ngoài thăm khám lâm sàng thì bác sĩ còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như tế bào học, PCR…

Việc tuân thủ điều trị của bác sĩ quyết định tới 80% hiệu quả điều trị, con số 20% còn lại phụ thuộc vào ý thức chăm sóc và việc kiêng cữ của bản thân người bệnh.

1. Điều trị chàm bội nhiễm bằng thuốc Tây

Các loại thuốc điều trị chàm bội nhiễm được bác sĩ chỉ định gồm: 

– Nhóm thuốc kháng virus: Tác dụng là ức chế các chủng virus điển hình như virus Herpes simplex 1, Varicella zoster, Epstein Barr, … Nhưng nhóm thuốc này không chỉ định cho các bệnh nhân suy gan, suy thận.

– Nhóm thuốc kháng sinh: Phổ biến là nhóm thuốc kháng sinh đường uống beta-lacta, được bác sĩ chỉ định sử dụng nếu bệnh nhân có dấu hiệu bị bội nhiễm do vi khuẩn (chủ yếu là tụ cầu vàng). 

– Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau: Nếu bệnh nhân bị mệt mỏi, đau nhức hoặc sốt thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc hạ sốt, giảm đau hoặc thuốc kháng viêm như NSAID hay Paracetamol để cải thiện tình trạng.

Thuốc điều trị chàm bội nhiễmNgười bệnh chỉ mua và sử dụng thuốc trị bệnh chàm bội nhiễm khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Người bệnh chỉ nên mua và sử dụng thuốc trị chàm bội nhiễm khi có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây cần tuân thủ tuyệt đối về loại thuốc, liệu lượng và thời gian sử dụng như bác sĩ đã kê toa.

2. Cách chữa chàm bội nhiễm tại nhà 

Để hỗ trợ chữa bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả, tùy từng đối tượng người bệnh mà sẽ có cách chăm sóc tại nhà khác nhau.

  • Chàm bội nhiễm ở người lớn

– Tránh xa các yếu tố gây dị ứng để bảo vệ da.

– Không chà xát hoặc cào gãi lên các vùng da đang bị tổn thương để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, tránh lặp lại vòng luẩn quẩn: ngứa ngáy – gãi  – nhiễm trùng. 

– Dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm phù hợp, bởi khi da khô tình trạng chàm bội nhiễm sẽ nghiêm trọng hơn.

– Ưu tiên mặc các trang phục rộng rãi, tránh mặc quần áo chật và bó sát gây kích ứng da. 

– Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, giặt quần áo, chăn ga gối đệm thường xuyên.

Cách điều trị chàm bội nhiễm ở người lớnBà bầu bị chàm bội nhiễm nên khám và điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý điều trị tại nhà. 

  • Chàm bội nhiễm ở trẻ em và trẻ sơ sinh: 

– Giữ cơ thể trẻ luôn thoáng mát bằng cách sử dụng quạt, điều hòa khi trời nóng; mặc quần áo rộng rãi bằng chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt…

– Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, riêng trẻ sơ sinh thì nên đeo bao tay để tránh việc trẻ cào gãi vào vùng da bị chàm bội nhiễm do ngứa ngáy.

– Sử dụng kem dưỡng ẩm an toàn, lành tính và phù hợp với da bé.

  • Chàm bội nhiễm ở bà bầu: 

– Sử dụng kem dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm có thành phần và nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

– Tuyệt đối không nên tiếp xúc với các loại hóa chất.

– Giữ tinh thần luôn vui vẻ và thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực.

– Vệ sinh sạch sẽ, giữ cơ thể luôn thoáng mát.

Đặc biệt, người bị mắc chàm bội nhiễm dù là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bà bầu hay người lớn đều không tự ý sử dụng các phương pháp chữa trị bằng dân gian. Bởi nếu không cẩn trọng thì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn gây khó khăn cho việc điều trị về sau. 

VI – Chàm bội nhiễm kiêng ăn gì và nên ăn gì? 

Do chế độ ăn uống và cách chăm sóc chiếm 20% hiệu quả điều trị bệnh nên khi bị mắc chàm bội nhiễm rất nhiều người đặt câu hỏi: Bị chàm bội nhiễm kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh mau khỏi? Dưới đây là một số gợi ý về lực chọn thực phẩm cho người bị chàm bội nhiễm:

Các thực phẩm cần kiêng:

– Thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng gồm: Đậu nành, lúa mạch, lúa mì, sữa, sản phẩm từ sữa,… 

– Thực phẩm coban và Niken như : Thịt hộp, cá có vảy, socola, đậu lăng…

– Chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm: Có nhiều trong các đồ ăn đóng hộp, các đồ ăn vặt đóng gói, các loại hoa quả sấy khô…

– Đồ ăn nhiều đường như kẹo, socola, bánh ngọt,nước ngọt… vì có thể làm tăng nồng độ insulin máu và kích thích phản ứng viêm.

Bị chàm bội nhiễm kiêng ăn gìNgười mắc bệnh chàm bội nhiễm nên kiêng ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. 

Các thực phẩm nên ăn: 

– Thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: súp lơ xanh, cải bắp, rau xà lách…

– Thực phẩm có hoạt chống viêm như: Hạt anh thảo, dầu cá, hạt lạnh…

– Thực phẩm giàu kẽm gồm: thịt lợn nạc, hạnh nhân, trà xanh,,

– Thực phẩm dồi dào vitamin như: Đậu tương, cà rốt, lúa mạch, đu đủ, dứa, cam, bưởi,…

VII – Cách phòng ngừa bệnh chàm bội nhiễm tái phát 

Ngay cả khi điều trị thành công, chàm bội nhiễm vẫn có thể tái phát trở lại khi có điều kiện thuận lợi. Nhưng các triệu chứng bệnh ở các lần tái phát sau thường nhẹ hơn. Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh chàm bội nhiễm bằng một số cách dưới đây:

– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích thích như nước bẩn, lông chó mèo, bụi, không khí ô nhiễm, phấn hoa, thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao,…

– Tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh chàm bội nhiễm.

– Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn mặt, son với người khác.

– Nói “KHÔNG” với việc cào gãi, chà xát mạnh lên da, nhất là các vùng da đang bị tổn thương.

– Vệ sinh da đúng cách và sạch sẽ đều đặn hàng ngày bằng các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn.

– Trước khi dùng kem hoặc thuốc bôi ngoài da cần vệ sinh da sạch sẽ sau đó chờ khô hoàn toàn.

Cách chữa chàm bội nhiễmKhông nên tiếp xúc với người đang bị mắc chàm bội nhiễm. 

– Cẩn trọng khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm trang điểm. Tuyệt đối không sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, nhái giả và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

– Nếu da có vết thương hở, hãy sát trùng thật cẩn thận để tránh xảy ra nhiễm trùng.

– Uống đủ nước; tăng cường bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Bệnh chàm bội nhiễm tuy nghiêm trọng nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn đồng thời hiếm khi xảy ra biến chứng. Vì vậy, ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu bị chàm bội nhiễm, bạn hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục